Thanh tra thuế là hoạt động giám sát của cơ quan thuế đối với các hoạt động giao dịch liên quan đến phát sinh nghĩa vụ thế và giám sát tình hình thực hiện Thủ tục hành chính về thuế và các nghĩa vụ liên quan về thuế. Theo đó để đưa ra kết luận thanh tra thuế. Vậy, Mẫu kết luận thanh tra thuế có nội dung như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu kết luận thanh tra thuế là gì?
Thanh tra thuế là kiểm tra đối tượng nộp thuế ở mức cao hơn, hoan thiện hơn. Thanh tra thuế được thực hiện định kì đối với các đối tượng nộp thuế lớn, ngành nghề kinh doanh đa dạng, quy mô lớn hoặc với người nộp thuế có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế và thanh tra thuế để giải quyết các khiếu nại, tố cáo về thuế hoặc theo yêu cầu của thủ trưởng cơ quan quản lý thuế các cấp hoặc Bộ trưởng bộ Tài chính
Mẫu kết luận thanh tra thuế là mẫu với các nội dung và thông tin kết luận thanh tra thuế thông qua quá trình thanh tra trên thực tế dựa trên quy định của pháp luật
Mẫu số 06/KTTT: Kết luận thanh tra thuế là mẫu kết luận thanh tra thuế của cơ quan thanh tra thuế khi có sự thanh tra, kiểm tra thuế tại các đơn vị doanh nghiệp theo quy định của pháp luật trong các trường hơp cụ thể. Mẫu kết luận thanh tra thuế được ban hành kèm
2. Mẫu kết luận thanh tra thuế:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————
TÊN CƠ QUAN RA
QUYẾT ĐỊNH KIỂM TRA (HOẶC THANH TRA)
—————–
Số: …….
…….., ngày…….. tháng ………. năm …..
KẾT LUẬN THANH TRA THUẾ
tại ……………………
Đoàn kiểm tra (hoặc thanh tra)………………… đã tiến hành kiểm tra (thanh tra) tại …………….(tên người nộp thuế)……………….. từ ngày ……………… đến ngày ………………………
Căn cứ biên bản kiểm tra (hoặc báo cáo kết quả thanh tra) ngày ….tháng…..năm…của Trưởng đoàn kiểm tra (hoặc thanh tra) theo quyết định số… ngày … của ..
……………………….. kết luận như sau
A. Đặc điểm, tình hình chung của người nộp thuế:
– Quyết định thành lập/ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số………………… ngày……../……./……. do ……….. cấp.
– Ngành nghề kinh doanh chủ yếu: ………
– Hình thức hạch toán kế toán: …………
– Niên độ kế toán: ………….
– Đăng ký kê khai nộp thuế tại: …….
– Hình thức kê khai nộp thuế Giá trị gia tăng: …………….
–
– Tài khoản số: …………………… mở tại Ngân hàng (hoặc Tổ chức tín dụng) ………
– Các đơn vị thành viên (nếu có); các xí nghiệp, chi nhánh, cửa hàng (Ghi rõ nơi đóng trụ sở, hình thức hạch toán; đến thời điểm kiểm tra, thanh tra đã có xác nhận doanh thu, chi phí, nghĩa vụ nộp Ngân sách của cơ quan thuế địa phương nơi đặt trụ sở các đơn vị thành viên (nếu có); các xí nghiệp, chi nhánh, cửa hàng hay chưa).
B. Kết quả kiểm tra (hoặc thanh tra)
1. Về việc mở, ghi chép, hạch toán trên hoá đơn chứng từ và sổ sách kế toán.
2. Về việc khai thuế, nộp thuế.
(Cần đánh giá cụ thể về việc thực hiện pháp luật thuế của người nộp thuế được kiểm tra, thanh tra trong từng nội dung kiểm tra, thanh tra; xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm, các tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ (nếu có) và ghi rõ căn cứ vào quy định nào trong các văn bản quy phạm pháp luật về thuế hiện hành).
C. Các yêu cầu và kiến nghị
– Nếu có số thuế phải truy thu thêm thì phải yêu cầu người nộp thuế nộp đầy đủ, kịp thời vào Ngân sách Nhà nước của cơ quan thuế khi có quyết định xử lý của cơ quan quản lý thuế (đối với kết luận thanh tra).
– Nếu có điều chỉnh giảm khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào, giảm lỗ, giảm số thuế thu nhập doanh nghiệp thì phản ánh số liệu vào kết luận kiểm tra, kết luận thanh tra.
– Nếu còn nợ đọng thuế phải yêu cầu người nộp thuế nộp ngay vào Ngân sách Nhà nước.
– Đối với các vi phạm về chế độ mở, ghi chép, hạch toán trên sổ sách kế toán và hoá đơn chứng từ phải yêu cầu người nộp thuế chấn chỉnh kịp thời.
– Kiến nghị về mức xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi vi phạm đã được phát hiện qua kiểm tra (thanh tra) đối với cơ quan (Bộ phận chức năng của cơ quan thuế) có thẩm quyền để ra
– Doanh thu năm … trên 20 tỷ thì chuyển sang khai thuế giá trị gia tăng theo tháng kể từ năm…
– Kiến nghị với các cơ quan (Bộ phận chức năng của cơ quan thuế) về các biện pháp, trách nhiệm đôn đốc, hướng dẫn đối với người nộp thuế.
– Các yêu cầu, kiến nghị hoặc ghi nhận khác (nếu có).
Nơi nhận:
– Người nộp thuế được kiểm tra (thanh tra);
– Trưởng đoàn kiểm tra (thanh tra);
-……………………………..;
– Lưu: VT, Bộ phận kiểm tra (thanh tra)
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN THUẾ
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn làm Mẫu kết luận thanh tra thuế:
– Soạn thảo đầy đủ các nội dung trong Mẫu số 06/KTTT: Mẫu kết luận thanh tra thuế
+ Đặc điểm, tình hình chung của người nộp thuế
+ Kết quả kiểm tra (hoặc thanh tra)
+ Các yêu cầu và kiến nghị
– Thủ trưởng cơ quan thuế (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
4. Một số quy định của pháp luật về Mẫu kết luận thanh tra thuế:
4.1. Các trường hợp thanh tra thuế:
Theo Điều 113 Luật quản lý thuế 2019 thì có 4 trường hợp cụ thể như sau:
1. Khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế.
2. Để giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng.
3. Theo yêu cầu của công tác quản lý thuế trên cơ sở kết quả phân loại rủi ro trong quản lý thuế.
4. Theo kiến nghị của Kiểm toán nhà nước, kết luận của Thanh tra nhà nước và cơ quan khác có thẩm quyền.
Theo đó nếu thuộc Đối tượng bị thanh tra thuế là người nộp thuế thuộc một trong các trường hợp theo quy định của pháp luật nêu như trên, Các Doanh nghiệp có nghành nghề kinh doanh đa dạng, phạm vi kinh doanh rộng và đối với Người nộp thuế có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế hay Theo yêu cầu của thủ trưởng cơ quan quản lý thuế các cấp, theo yêu cầu của Bộ trưởng bộ tài chính theo quy định và việc. Thanh tra thuế để giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật. Theo đó việc thanh tra thuế phải thực hiện theo trình tự và thủ tục do pháp luật quy định
4.2. Quyết định thanh tra thuế:
Theo Điều 114 Luật quản lý thuế 2019 quy định thì đối với Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế các cấp có thẩm quyền ra quyết định thanh tra thuế và Quyết định thanh tra thuế phải có các nội dung chính như sau:
Thứ nhất đó chính là Căn cứ pháp lý để thanh tra thuế
Thư hai đó là Đối tượng, nội dung, phạm vi, nhiệm vụ thanh tra thuế
Nội dung thứ ba là Thời hạn tiến hành thanh tra thuế
Cuối cùng là Trưởng đoàn thanh tra thuế và các thành viên của đoàn thanh tra thuế.
Luu ý về thời hạn Chậm nhất là 03 ngày làm việc kể từ ngày ký, quyết định thanh tra thuế phải được gửi cho đối tượng thanh tra. và Quyết định thanh tra thuế phải được công bố chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày ra quyết định thanh tra thuế.
4.3. Thời hạn thanh tra thuế:
Thời hạn thanh tra thuế thực hiện theo quy định của Luật Thanh tra. Thời hạn của cuộc thanh tra được tính là thời gian thực hiện thanh tra tại trụ sở của người nộp thuế kể từ ngày công bố quyết định thanh tra đến ngày kết thúc việc thanh tra tại trụ sở của người nộp thuế và trong các Trường hợp cần thiết, người ra quyết định thanh tra thuế gia hạn thời hạn thanh tra thuế theo quy định của Luật Thanh tra. Việc gia hạn thời hạn thanh tra thuế do người ra quyết định thanh tra quyết định, Theo đó là việc thanh tra thuế cần tuân thủ đầy đủ các quy định về thời hạn thanh tra thuế
4.4. Kết luận thanh tra thuế:
Căn cứ Theo Điều 119 Luật quản lý thuế 2019 quy định như sau:
1. Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thanh tra thuế trừ trường hợp nội dung kết luận thanh tra phải chờ kết luận chuyên môn của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, người ra quyết định thanh tra thuế phải có văn bản kết luận thanh tra thuế. Kết luận thanh tra thuế phải có các nội dung chính sau đây:
+ Đánh giá việc thực hiện pháp luật về thuế của đối tượng thanh tra thuộc nội dung thanh tra thuế;
+ Kết luận về nội dung được thanh tra thuế;
+ Xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm;
+ Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
2. Trong quá trình ra văn bản kết luận, quyết định xử lý, người ra quyết định thanh tra có quyền yêu cầu trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra báo cáo, yêu cầu đối tượng thanh tra giải trình để làm rõ thêm những vấn đề cần thiết phục vụ cho việc ra kết luận, quyết định xử lý
Như vậy Kiểm tra, thanh tra thuế là quá trình quan sát, yêu cầu cung cấp thông tin, và phân tích, xác minh để tìm kiếm sự bảo đảm hợp lí các khoản, mục mà các đối tượng nộp thuế đã kê khai. Theo đó mà kết luận thanh tra thuế yêu cầu phải chính xác và khách quan, các trường hợp vi phạm, đưa kết quả thanh tra sai với thực tế sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung Kiểm tra, thanh tra thuế là quá trình quan sát, yêu cầu cung cấp thông tin, phân tích, xác minh để tìm kiếm sự bảo đảm hợp lí các khoản, mục mà các đối tượng nộp thuế đã kê khai dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.
Cơ sở pháp lý:
Luật quản lý thuế 2019