Cơ quan thi hành án thực hiện công tác thi hành án của mình sẽ được cơ quan thi hành án dân sự cấp trên chủ trì hoặc có sự tham gia phối hợp của các cơ quan hữu quan kiểm tra và kết luận kiểm tra công tác thi hành án dân sự.
Mục lục bài viết
1. Kết luận kiểm tra công tác thi hành án dân sự là gì?
Kiểm tra công tác thi hành án dân sự dưới góc độ pháp lý được hiểu là hoạt động của cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự cấp trên chủ trì hoặc có sự tham gia phối hợp của các cơ quan hữu quan để kiểm tra đối với cơ quan thi hành án dân sự cấp dưới nhằm phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành trong toàn hệ thống thi hành án dân sự.
Mẫu kết luận kiểm tra công tác thi hành án dân sự là mẫu bản kết luận được lập ra để kết luận về việc kiểm tra công tác thi hành án dân sự. Mẫu kết luận nêu rõ đánh giá kết quả, kết luận…
Mẫu kết luận kiểm tra công tác thi hành án dân sự được dùng để ghi kết luận về việc kiểm tra hoạt động công tác thi hành án dân sự của cơ quan thi hành án dân sự cấp trên chủ trì hoặc có sự tham gia phối hợp của các cơ quan hữu quan. Việc kiểm tra này nhằm đảm bảo các cơ quan thi hành án thực hiện đúng chức trách của mình thì thực hiện việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án.
2. Mẫu kết luận kiểm tra công tác thi hành án dân sự chi tiết nhất:
Mẫu Kết luận kiểm tra công tác thi hành án dân sự được ban hành theo Thông tư 96/2016/TT-BQP quy định công tác kiểm tra, biểu mẫu nghiệp vụ về thi hành án dân sự trong Quân đội do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành. Mẫu Kết luận kiểm tra công tác thi hành án dân sự có nội dung như sau:
BTL QK…(BTTM, QCHQ)
PHÒNG THI HÀNH ÁN
——-
Số: …./KL-PTHA
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
.., ngày … tháng … năm …
KẾT LUẬN
Kiểm tra công tác thi hành án dân sự đối với …
Nêu khái quát về việc kiểm tra đối với CHV (TTV)….. của Tổ kiểm tra thuộc Phòng Thi hành án; thời gian tiến hành kiểm tra, kỳ kiểm tra. Đánh giá công tác chuẩn bị của Chấp hành viên (thẩm tra viên) được kiểm tra…
I. ĐÁNH GIÁ
1. Đánh giá kết quả đạt được theo từng nội dung nêu trong Quyết định kiểm tra: …
2. Những hạn chế, tồn tại, khuyết điểm, nguyên nhân …
II. YÊU CẦU
1. Biện pháp khắc phục, xử lý …
2. Kiến nghị biện pháp xử lý theo thẩm quyền (nếu có) …
III. TRẢ LỜI ĐỀ NGHỊ, KIẾN NGHỊ
1. Trả lời đề nghị, kiến nghị, đề xuất …
2. Định hướng một số nội dung cần chỉ đạo, hướng dẫn (nếu có) …/.
Nơi nhận:
– Bộ Tư lệnh QK… (để báo cáo);
– Cục THA/BQP; (để báo cáo);
– Người được kiểm tra (để thực hiện);
– Lưu: VT, TH; ….
TRƯỞNG PHÒNG
(ký tên và đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu kết luận kiểm tra công tác thi hành án dân sự là gì?
– Ghi rõ nội dung của việc kiểm tra công tác thì hành án dân sự;
– Nêu khái quát về việc kiểm tra đối với CHV (TTV)….. của Tổ kiểm tra thuộc Phòng Thi hành án; thời gian tiến hành kiểm tra, kỳ kiểm tra.
– Ghi rõ nội dung đánh giá kết quả đạt được theo từng nội dung nêu trong Quyết định kiểm tra.
4. Một số quy định về công tác thi hành án dân sự:
Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh là kiểm tra công tác thi hành án dân sự đối với cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự được quy định thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh có quyền điều động, hướng dẫn nghiệp vụ, chỉ đạo, kiểm tra công tác thi hành án đối với Chấp hành viên, công chức cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh và cấp huyện trên địa bàn và những việc khác theo hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong thi hành án dân sự 2014 yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh kiểm tra công tác thi hành án ở địa phương; đề nghị cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp kiểm tra công tác thi hành án dân sự ở địa phương. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp huyện trong thi hành án dân sự yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện tự kiểm tra, đề nghị Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh kiểm tra công tác thi hành án dân sự ở địa phương.
Theo quy định tại Điều 14 Quyết định 83/QĐ-TCTHADS năm 2015 về Quy trình kiểm tra công tác thi hành án dân sự do Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự ban hành quy định về xây dựng dự thảo kết luận kiểm tra công tác thi hành án dân sự
Thứ nhất, Trên cơ sở kết quả kiểm tra công tác thi hành án dân sự, các thành viên Đoàn kiểm tra xây dựng phần dự thảo kết luận kiểm tra đối với nội dung kiểm tra đã được phân công và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan của nội dung dự thảo kết luận. Trưởng Đoàn kiểm tra phân công một thành viên Đoàn kiểm tra tổng hợp phần dự thảo kết luận kiểm tra công tác thi hành án dân sự của các thành viên, xây dựng và hoàn chỉnh dự thảo kết luận kiểm tra công tác thi hành án dân sự của Đoàn kiểm tra.
Dự thảo kết luận phải đúng theo mẫu kết luận kiểm tra (mẫu số 15/KL-TCTHADS/CTHA).
Thứ hai, Trưởng Đoàn kiểm tra công tác thi hành án dân sự gửi dự thảo kết luận kiểm tra cho đối tượng kiểm tra công tác thi hành án dân sự. Đối tượng kiểm tra công tác thi hành án dân sự có trách nhiệm có ý kiến bằng văn bản về dự thảo kết luận kiểm tra công tác thi hành án dân sự; trường hợp có ý kiến giải trình thì phải gửi kèm theo các thông tin, tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho nội dung giải trình trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được dự thảo. Ngoài ra thì trưởng Đoàn kiểm tra công tác thi hành án dân sự có trách nhiệm tổ chức nghiên cứu các thông tin, tài liệu, chứng cứ giải trình và chỉ đạo hoàn thiện dự thảo kết luận kiểm tra công tác thi hành án dân sự.
Thứ ba, Sau khi hoàn thiện dự thảo kết luận kiểm tra công tác thi hành án dân sự, Trưởng Đoàn kiểm tra công tác thi hành án dân sự gửi dự thảo kết luận kiểm tra công tác thi hành án dân sự cho người ký quyết định kiểm tra công tác thi hành án dân sự. Trường hợp dự thảo kết luận kiểm tra công tác thi hành án dân sự có điểm chưa rõ thì người ký quyết định kiểm tra công tác thi hành án dân sự yêu cầu Trưởng đoàn, các thành viên Đoàn kiểm tra công tác thi hành án dân sự, đối tượng kiểm tra công tác thi hành án dân sự giải trình để làm rõ. Trường hợp cần thiết, người ký quyết định kiểm tra công tác thi hành án dân sự trao đổi ý kiến với các cơ quan chuyên môn có liên quan hoặc yêu cầu kiểm tra lại, kiểm tra bổ sung. Việc kiểm tra lại, kiểm tra bổ sung phải tuân thủ các quy định của Quy trình này.
Theo quy định tại Điều 15 Quyết định 83/QĐ-TCTHADS năm 2015 về Quy trình kiểm tra công tác thi hành án dân sự do Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự ban hành quy định về việc ban hành kết luận kiểm tra thì trong thời gian chậm nhất ba mươi ngày, kể từ ngày kết thúc kiểm tra công tác thi hành án dân sự, trừ trường hợp kiểm tra lại, kiểm tra bổ sung hoặc trao đổi ý kiến với các cơ quan chuyên môn có liên quan, Trưởng Đoàn kiểm tra công tác thi hành án dân sự phải ký kết luận kiểm tra công tác thi hành án dân sự (mẫu số 15/KT-TCTHADS/CTHA).
Kết luận kiểm tra công tác thi hành án dân sự có những nội dung chính sau:
+ Kết quả kiểm tra công tác thi hành án dân sự;
+ Nhận xét, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đối tượng kiểm tra công tác thi hành án dân sự, trong đó nêu rõ ưu điểm, thuận lợi, hạn chế, khó khăn và nguyên nhân trong công tác thi hành án dân sự;
+ Thiếu sót, sai phạm và tính chất, mức độ sai phạm của đối tượng kiểm tra công tác thi hành án dân sự, nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể, cá nhân đối với từng sai phạm trong công tác thi hành án dân sự;
+ Các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đã được áp dụng trong công tác thi hành án dân sự;
+ Kết luận, kiến nghị các biện pháp, hình thức xử lý, thời gian chấp hành công tác thi hành án dân sự.
– Trong thời gian chậm nhất ba ngày làm việc và kể từ ngày có kết luận kiểm tra công tác thi hành án dân sự, Trưởng Đoàn kiểm tra công tác thi hành án dân sự phải gửi kết luận kiểm tra cho đối tượng kiểm tra trong công tác thi hành án dân sự.
Theo quy định tại Điều 16 Quyết định 83/QĐ-TCTHADS năm 2015 về Quy trình kiểm tra công tác thi hành án dân sự do Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự ban hành quy định về hồ sơ kiểm tra thì Đoàn kiểm tra công tác thi hành án dân sự có trách nhiệm lập hồ sơ kiểm tra, gồm các tài liệu sau:
+ Báo cáo đề xuất về việc kiểm tra;
+ Quyết định kiểm tra; Kế hoạch kiểm tra;
+ Biên bản họp Đoàn kiểm tra; Biên bản công bố quyết định kiểm tra; Biên bản cuộc họp
+ Phiếu yêu cầu báo cáo, giải trình, cung cấp hồ sơ, tài liệu; Báo cáo giải trình của đối tượng kiểm tra;
+ Phiếu kiểm tra;
+ Báo cáo kết quả kiểm tra;
+ Kết luận kiểm tra;
+ Các tài liệu khác có liên quan.
Như vậy, sau khi ban hành kết luận kiểm tra công tác thi hành án dân sự, trong thời gian ba ngày làm việc thfi Trưởng Đoàn kiểm tra có trách nhiệm chuyển giao hồ sơ kiểm tra công tác thi hành án dân sự cho đơn vị chủ trì cuộc kiểm tra công tác thi hành án dân sự để thực hiện việc lưu giữ, lưu trữ theo quy định. Việc bàn giao kết luận kiểm tra công tác thi hành án dân sự phải được lập thành biên bản (mẫu số 09/BB-KTr).
Cơ sở pháp lý:
–
– Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014;
-Thông tư 96/2016/TT-BQP quy định công tác kiểm tra, biểu mẫu nghiệp vụ về thi hành án dân sự trong Quân đội do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành