Hầu hết các lĩnh vực, các cơ quan đặc trưng đều có cơ quan thanh tra, trong đó có cơ quan thanh tra thuộc Công an nhân dân mà việc thực hiện trực tiếp công tác thành tra được thông qua Đoàn thanh tra. Hoạt động thanh tra có ba hình thức là theo kế hoạch, thanh tra thường xuyên và thanh tra đột xuất.
Mục lục bài viết
1. Kế hoạch thanh tra, kiểm tra, xác minh của Bộ Công an là gì?
Trước khi giải thích về kế hoạch thanh tra, kiểm tra, xác minh là gì? cần hiểu lần lượt các thuật ngữ “thanh tra”, “kiểm tra”, “xác minh” là gì? Cụ thể:
– Thanh tra được hiểu là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Khái niệm này được hiểu thông qua khái niệm thanh tra nhà nước được ghi nhận tại khoản 1, Điều 3,
– Theo Từ điển Tiếng Việt của Nhà xuất bản Đà Nẵng năm 2004: “Kiểm tra là xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét”. Kiểm tra có phạm vi rộng hơn thanh tra, nếu như thanh tra chỉ được thực hiện bởi chủ thể được nhà nước giao quyền thì kiểm tra là hoạt động thường xuyên của mọi chủ thể quản lý. Nếu hiểu theo nghĩa rộng thì thanh tra là một loại hình đặc biệt của kiểm tra, ngược lại nếu hiểu theo nghĩa hẹp, thanh tra lại bao hàm cả kiểm tra. Hai hoạt động này có mối giao thoa và quan hệ chặt chẽ với nhau.
– Xác minh là việc cơ quan có thẩm quyền thực hiện hoạt động nghiệp vụ nhằm kiểm tra, xác định, xác thực các thông tin, tình tiết làm chứng cứ có khách quan, chính xác hay không. Thẩm tra, xác minh trong hoạt động của cơ quan thành tra gắn liền với hoạt động cụ thể, chủ yếu là thẩm tra, xác minh các loại thông tin, tài liệu. Tài liệu ở đây được hiểu một cách chung nhất là những vật mang tin được hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm: văn bản, dự án, bản vẽ, thiết kế, bản đồ, công trình nghiên cứu,sổ sách, biểu thông kế, âm bản, dương bản phim, ảnh tài liệu viết tay; tranh vẽ hoặc in, ấn phẩm và vật mang tin khác.
Xác minh trong hoạt động thanh tra mà cụ thể là xác minh thông tin, tài liệu là làm sáng tỏ những nghi vấn về tính khách quan, liên quan và hợp pháp của thông tin, tài liệu. Đó là quá trình tìm hiểu, thu thập, kiểm tra các thông tin, tài liệu, thông tin, tài liệu từ những sự việc, hiện tượng xảy ra trong thực tế cuộc sống bắng những cách hiểu khác nhau để làm sáng tỏ sự thật khách quan. Trong hoạt động thanh tra, xác minh là biện pháp nghiệp vụ, được thực hiện nhằm mục đích thu thập các thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung thanh tra, làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá và kết luận về một hoặc một số vấn đề phục vụ cho cuộc thành tra.
Như vậy, giữa thanh tra, kiểm tra và xác minh là mối quan hệ mật thiết, lồng ghép, bổ trợ cho nhau.
Kế hoạch thanh tra, kiểm tra, xác minh là văn bản do Đoàn thanh tra/Đoàn xác minh/Đoàn kiểm tra (hoặc cá nhân được giao xác minh) lập nhằm xác định nhiệm vụ chủ yếu của cơ quan thực hiện chức năng thanh tra thuộc Bộ công an, thực hiện các định hướng trong chương trình thanh tra và yêu cầu quản lý của Thủ trưởng
Kế hoạch thanh tra, kiểm tra, xác minh có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, đây là định hướng xuyên suốt trong quá trình đoàn thanh tra, kiểm tra, xác minh thực hiện chức năng của mình, đảm bảo được các công việc, chức năng, nhiệm vụ được bảo đảm thông suốt, từ đầu đến cuối, mang lại kết quả tốt nhất. Kế hoạch này còn là cơ sở để thủ trưởng cơ quan quản lý hoạt động của Đoàn thanh tra, kiểm tra, xác minh, tránh tình trạng làm quyền hay nhũng nhiễu, ảnh hưởng tới quyền, lợi ích của đối tượng bị thanh tra, kiểm tra, xác minh.
Lấy một ví dụ về lập kế hoạch xác minh: Điều 12 Thông tư 129/2020/TT-BCA có quy định về lập kế hoạch xác minh tố cáo như sau, đây cũng là một kế hoạch trong lĩnh vực giải quyết tố cáo của Bộ Công an.
Về thẩm quyền lập và phê duyệt: Kế hoạch xác minh nội dung tố cáo do Tổ trưởng Tổ xác minh lập và trình người ra quyết định thành lập Tổ xác minh hoặc Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ xác minh phê duyệt.
Nội dung của kế hoạch:
– Căn cứ quyết định thành lập Tổ xác minh của người có thẩm quyền để tiến hành xác minh;
– Mục đích, yêu cầu của việc xác minh;
– Nội dung xác minh: Xác định cụ thể từng nội dung tố cáo phải xác minh làm rõ; biện pháp và các bước tiến hành xác minh từng nội dung tố cáo phải chi tiết, cụ thể, phải xác định thứ tự các công việc cần thực hiện để đạt hiệu quả tốt nhất;
– Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân cần phải làm việc để thu thập, xác minh các thông tin, tài liệu, chứng cứ; dự kiến thời gian thực hiện từng công việc;
– Lực lượng phối hợp xác minh (nếu có);
– Các điều kiện, phương tiện cần thiết phục vụ cho việc xác minh;
– Thời gian xác minh; việc báo cáo tiến độ thực hiện;
– Các nội dung khác có liên quan đến việc giải quyết tố cáo.
Kế hoạch được lập phải cụ thể, chi tiết và có khả năng thực hiện hiểu quả. Vai trò của Đoàn thanh tra, kiểm tra, xác minh phải thực sự được tỏ rõ. Suy cho cùng, hoạt động thanh tra có tính chất bao hàm hoạt động kiểm tra và xác minh, nên xét về vai trò của thanh tra cũng như xét vai trò của hoạt động kiểm tra, xác minh.
Dù ở nhiệm vụ nào, trực tiếp hay gián tiếp, thanh tra cũng là công cụ hữu hiệu để đưa các hành vi tham nhũng ra ánh sáng và chịu sự trừng phạt nghiêm khắc của pháp luật. Mỗi năm, thanh tra nhà nước tiến hành hàng chục ngàn cuộc thanh tra với quy mô khác nhau trên các lĩnh vực, tiếp nhận và xử lý hàng vạn đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân trong đó có không ít đơn thư chứa đựng các thông tin về hành vi tham nhũng của đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước. Bên cạnh đó, thông qua công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và các hoạt động khác, thanh tra nhà nước còn phát hiện những sơ hở, yếu kém trong chính sách, pháp luật về tham nhũng, từ đó có những biện pháp để tự chấn chỉnh, hoàn thiện hoặc tham mưu, kiến nghị với các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, có những cách làm hay, sáng tạo đem lại hiệu quả cao.
2. Mẫu kế hoạch thanh tra, kiểm tra, xác minh của Bộ Công an:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……………(1)
…………………(2)
Số: /KH-….. (3)
……(4), ngày…tháng…năm…
KẾ HOẠCH
….………………..(5)
Thực hiện Quyết định số…..ngày…../…../…..của…………………………(6) về………(5), …………(7) xây dựng Kế hoạch tiến hành như sau:
I. Mục đích, yêu cầu:
– Mục đích……………
– Yêu cầu………………
II. Nội dung thanh tra/xác minh/kiểm tra: (8)
III. Đối tượng, phạm vi thanh tra/xác minh/kiểm tra:
3.1. Phạm vi thanh tra/xác minh/kiểm tra:
– Đối tượng thanh tra/xác minh/kiểm tra: …
– Thời gian thanh tra/xác minh/kiểm tra: …
3.2. Phương pháp thanh tra/xác minh/kiểm tra: ……
IV. Tổ chức thực hiện:
– Trách nhiệm của Trưởng đoàn, thành viên Đoàn thanh tra/người có trách nhiệm xác minh/kiểm tra: ……
– Kinh phí, điều kiện vật chất phục vụ hoạt động thanh tra/xác minh/kiểm tra: …
– Phạm vi thông báo Kế hoạch thanh tra/xác minh/kiểm tra: …
– Những vấn đề khác có liên quan (nếu có): ……../.
Ngày…..tháng…..năm…..
PHÊ DUYỆT
(Ký, ghi rõ họ tên)
………(9)
Nơi nhận:
– Người ra quyết định thanh tra;
– Lưu: …..
3. Hướng dẫn mẫu kế hoạch thanh tra, kiểm tra, xác minh của Bộ Công an:
(1): Tên cơ quan chủ quản;
(2): Đoàn thanh tra/Đoàn xác minh/Đoàn kiểm tra. Nếu là cá nhân được giao xác minh thì ghi đơn vị công tác của cá nhân đó;
(3): Nếu Trưởng Đoàn thanh tra/Trưởng Đoàn xác minh/Trưởng Đoàn kiểm tra hoặc cá nhân được giao xác minh/kiểm tra không có chức danh ký, đóng dấu thì không có dòng này;
(4): Địa danh;
(5): Tên cuộc thanh tra/cuộc xác minh/kiểm tra;
(6): Chức danh của Thủ trưởng cơ quan Công an ra quyết định hoặc Chánh Thanh tra Bộ/Công an tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ/Cảnh sát PCCC (nếu là người ra QĐ thanh tra chuyên ngành);
(7):Trưởng Đoàn thanh tra/Trưởng Đoàn xác minh/Trưởng Đoàn kiểm tra/người được giao nhiệm vụ xác minh;
(8): Nêu rõ những vấn đề cần thanh tra, xác minh, những vấn đề trọng tâm, trọng điểm cần chú ý…;
(9): Trưởng đoàn hoặc người có trách nhiệm xác minh/kiểm tra.
Cơ sở pháp lý:
Nghị định 41/2014/NĐ-CP quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra Công an nhân dân
Thông tư 129/2020/TT-BCA quy định về quy trình giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân do Bộ Công an ban hành
Thông tư 54/2017/TT-BCA về sửa đổi Điều 1