Nội dung trong kế hoạch cá nhân của Hiệu trưởng cần trình bày các nội dung như: các nhiệm vụ được phân công, đặc điểm tình hình, các phương hướng, mục tiêu, theo từng chủ điểm, sự kiện trong năm học góp phần giúp công tác dạy và học được thuận lợi đạt kết quả tốt nhất.
Mục lục bài viết
1. Kế hoạch cá nhân của Hiệu trưởng năm:
1.1. Kế hoạch cá nhân của Hiệu trưởng là gì?
Kế hoạch cá nhân của Hiệu trưởng là bảng kế hoạch hoạt động theo từng tuần, từng tháng của cá nhân Hiệu trưởng. Trong bảng kế hoạch cá nhân, Hiệu trưởng đưa ra các nhiệm vụ, mục tiêu và biện pháp thực hiện trong cả năm học, theo từng lĩnh vực mà Hiệu trưởng phụ trách chung hoặc trực tiếp.
1.2. Mục đích của kế hoạch cá nhân của Hiệu trưởng:
Mục đích của kế hoạch cá nhân của Hiệu trưởng là để giúp Hiệu trưởng phản ánh điểm mạnh, điểm yếu và các lĩnh vực cần cải thiện của bản thân, tạo ra một lộ trình rõ ràng để đạt được các mục tiêu cá nhân và nghề nghiệp, cải thiện chất lượng công tác quản lý nhà trường và đóng góp vào sự phát triển của giáo dục.
2. Những nội dung cần có trong mẫu kế hoạch cá nhân của Hiệu trưởng:
Một kế hoạch cá nhân của Hiệu trưởng thường bao gồm các nội dung sau:
– Công việc được giao: ghi rõ các lĩnh vực mà Hiệu trưởng phụ trách chung hoặc trực tiếp, cũng như các công tác kiêm nhiệm (nếu có).
– Những căn cứ để lập kế hoạch: ghi rõ các văn bản pháp luật, chính sách, chỉ thị, quyết định liên quan đến công tác quản lý nhà trường và phát triển giáo dục.
– Đặc điểm tình hình chung: ghi rõ các thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý nhà trường, cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch.
– Chỉ tiêu phấn đấu và biện pháp thực hiện: ghi rõ các mục tiêu và biện pháp thực hiện trong từng lĩnh vực quản lý nhà trường, bao gồm: thực hiện kế hoạch phát triển, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch năm học, công tác tổ chức, quản lý ngũ cán bộ-giáo viên-nhân viên, quản lý tài chính-tài sản nhà trường, xây dựng kế hoạch cơ sở vật chất, công tác kiểm tra nội bộ trường học, công tác tham mưu-tuyên truyền-vận động.
3. Mẫu kế hoạch cá nhân của Hiệu trưởng năm học mới:
3.1. Mẫu kế hoạch cá nhân của Hiệu trưởng năm học mới:
SỞ GD&ĐT ………. TRƯỜNG TH ……….. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ——-o0o—— ……..ngày…tháng …năm…… |
KẾ HOẠCH CÁ NHÂN HIỆU TRƯỞNG
NĂM HỌC 20…- 20…
I. CÔNG VIỆC ĐƯỢC GIAO
-
Phụ trách chung:………..
-
Trực tiếp phụ trách 1 số lĩnh vực:…….
-
Công tác kiêm nhiệm……..
II. NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ LẬP KẾ HOẠCH
…………
III. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG
1. Thuận lợi
………..
2. Khó khăn
……….
IV. CHỈ TIÊU PHẤN ĐẤU VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
1. Thực hiện kế hoạch phát triển
-
Chỉ tiêu…….
-
Biện pháp…….
2. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch năm học
-
Chỉ tiêu……
-
Biện pháp……
3. Công tác tổ chức
3.1. Thành lập bộ máy nhà trường
-
Chỉ tiêu……
-
Biện Pháp……
3.2.
-
Khen thưởng……
-
Kỷ luật…….
4. Quản lý đội ngũ cán bộ – giáo viên- nhân viên
………
-
Biện Pháp
5. Quản lý tài chính tài sản nhà trường, xây dựng kế hoạch CSVC
-
Chỉ tiêu:…….
-
Biện pháp……..
6. Công tác kiểm tra nội bộ trường học
…….
7. Công tác tham mưu, tuyên truyền vận động
-
Chỉ tiêu:…….
-
Biện pháp:……..
8. Tổ chức thực hiện các cuộc vận động và các phong trào thi đua:
-
Chỉ tiêu:…….
-
Biện pháp:……
9. Thực hiện quy chế dân chủ trong trường học
….…
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
….…
VI. ĐĂNG KÝ DANH HIỆU THI ĐUA 20…-20…:
….…
VII. ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
….…
……., ngày … tháng … năm 20…
HIỆU TRƯỞNG
KẾ HOẠCH CÔNG TÁC THÁNG NĂM HỌC 20…-20..
Thời gian | Nội dung công việc | Ghi chú |
Tháng 08/20…. | ||
Tháng 09/20…. | ||
Tháng 10/20…. | ||
Tháng 11/20…. | ||
Tháng 12/20…. | ||
Tháng 1/20… | ||
Tháng 2/20… | ||
Tháng 3/20… | ||
Tháng 4/20….. | ||
Tháng 5/20… | ||
Tháng 6/20….. |
3.2. Ví dụ về mẫu kế hoạch cá nhân của Hiệu trưởng năm học mới:
SỞ GD&ĐT ……… TRƯỜNG MN ………
| CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ——-o0o——
|
KẾ HOẠCH CÔNG TÁC CỦA HIỆU TRƯỞNG
HỌC 20….–20….
I. CÔNG VIỆC ĐƯỢC GIAO:
* Phụ trách chung: Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm từng tháng, kỳ năm và các công việc đột xuất khác của trường.
* Trực tiếp phụ trách 1 số lĩnh vực:
– Công tác giáo dục chính trị tư tưởng;
– Công tác xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch
– Công tác tổ chức: Thành lập bộ máy nhà trường;
– Công tác tham mưu; xây dựng CSVC; XHH giáo dục
– Công tác quản lý – tài chính – tài sản
– Công tác phát triển – quản lý đội ngũ;
– Công tác kiểm định chất lượng giáo dục.
– Chỉ đạo các Phong trào thi đua các cuộc vận động;
– Thực hiện quy chế dân chủ trong trường học.
* Công tác kiêm nhiệm: Bí thư chi bộ
II. NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ LẬP KẾ HOẠCH
– Căn cứ
– Căn cứ vào công văn số …………. ngày ………….. về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 20…-20… của Phòng GD&ĐT …………..
– Căn cứ vào Điều lệ trường mầm non quy định chức năng nhiệm vụ của hiệu trưởng;
– Căn cứ vào kết quả đạt được của nhà trường và kết quả thực hiện nhiệm vụ của cá nhân năm học 20…-20….
III. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG:
1. Thuận lợi:
– Được sự quan tâm giúp đỡ và sự chỉ đạo sát đúng của các cấp lãnh đạo: Phòng Giáo dục và Đào tạo, lãnh đạo địa phương, Chi bộ nhà trường và BGH: Các đồng chí trong cấp uỷ, trong ban giám hiệu nhà trường đoàn kết, thống nhất cao về tư tưởng và hành động, có năng lực thực hiện nhiệm vụ được phân công, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.
– Đội ngũ Giáo viên yêu nghề, có năng lực chuyên môn khá, chịu khó học hỏi. Trình độ đạt chuẩn 100% và có trên 90% giáo viên có trình độ trên chuẩn, có …/… GV đã đạt giáo viên giỏi huyện các năm và … giáo viên giỏi cấp Tỉnh là nòng cốt để nâng cao chất lượng CSGD của nhà trường.
– Môi trường làm việc tốt, cơ sở vật chất khang trang và trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2.
– Công tác xã hội hóa giáo dục ở các năm học trước tương đối tốt đã và đang được phát huy
– Kết quả thực hiện các chuyên đề: Trải nghiệm, phát triển vận động, UDCNTT, Tạo môi trường nhóm lớp, Vệ sinh các nhân trẻ, Giáo dục ATGT,GDBVMT, SDNLTKHQ, Giáo dục DD đạt kết quả tốt.
– Công tác tuyển sinh đạt kế hoạch và sĩ số các nhóm lớp ổn định ngay từ đầu năm học.
– Bản thân đã được đào tạo trên chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ và trình độ chính trị. có sức khỏe tốt, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao với trường, với công việc được giao; Được đồng nghiệp tin yêu ủng hộ.
2/ Khó khăn:
– Đội ngũ giáo viên có năng lực không đồng đều, một số ít giáo viên còn hạn chế trong đổi mới phương pháp giảng dạy, lập kế hoạch CSGD trẻ theo chương trình GDMN mới và, ứng dụng CNTT hạn chế nên công tác bồi dưỡng giáo viên gặp khó khăn.
– Có nhiều giáo viên đang nuôi con nhỏ và nhiều giáo viên mới ra trường do vậy ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ.
IV. CHỈ TIÊU PHẤN ĐẤU VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
1. Thực hiện kế hoạch phát triển:
* Chỉ tiêu: – Tổng số … cháu, trong đó:
+ Cháu nhà trẻ: …/… cháu- tỷ lệ …%.
+ Cháu mẫu giáo: …/… cháu đạt tỷ lệ …%.
Đã huy động: Tổng số … cháu (nhà trẻ … cháu, Mẫu giáo … cháu)
Trong đó: Trẻ 24-36 tháng tuổi …/… cháu đạt tỷ lệ …% Đạt kế hoạch
Trẻ 3- 4 tuổi …/… cháu đạt tỷ lệ …%. Đạt kế hoạch
Trẻ 4- 5 tuổi …/… cháu- đạt tỷ lệ …% Vượt KH 12 trẻ.
Trẻ 5 tuổi …/… cháu đạt tỷ lệ 100%. Cụ thể: Huy động ra lớp là … cháu: Trong đó Trẻ 5 tuổi trong diện Phổ cập Diễn Kỷ là … cháu, trẻ 5 tuổi trong diện phổ cập Diễn Kỷ học các nơi khác là … cháu. Trẻ 5 tuổi xã khác đến học là … cháu. Có … trẻ khuyết tật học hòa nhập 5 tuổi.
– Tổng số nhóm lớp là …
Trong đó: Nhóm trẻ 25-36 tháng: … nhóm
Lớp mẫu giáo: … lớp.(… lớp MGL, … lớp MGN, … lớp MGB)
* Biện pháp:
-Tổ chức cho giáo viên điều tra trẻ theo đơn vị thôn nắm chắc số trẻ trong độ tuổi và dự kiến số trẻ ra lớp, kết hợp thu thập thông tin để xây dựng kế hoạch phát triển năm học sát đúng.
– Thực hiện công tác tuyển sinh đúng quy định theo kế hoạch:
– Kết hợp với các đoàn thể trong toàn xã để tuyên truyền về tầm quan trọng của việc đưa trẻ đến trường đúng độ tuổi và kiến thức chăm sóc giáo dục trẻ theo phương pháp khoa học.
– Rà soát các cháu trong độ tuổi nhất là trẻ 5 tuổi, cháu nào chưa đến lớp thì phân công cho giáo viên phụ trách điều tra thôn trực tiếp gặp phụ huynh trao đổi, tuyên truyền để phụ huynh đưa con em mình đến trường để thực hiện phổ cập giáo dục trẻ 5 tuổi theo quyết định 239/QĐ- TTg của thủ tướng Chính phủ. Ưu tiên về CSVC trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi đủ theo thông tư số 34 cho các lớp 5 tuổi.
– Bố trí đủ giáo viên theo kế hoạch được giao. Giáo viên dạy lớp 5 tuổi bán trú bố trí 2 GV/lớp.
– Thực hiện đúng, đủ chế độ hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ 3,4,5 tuổi con hộ nghèo theo quy định tại thông tư số 29/TT- BGDĐT.
2. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch năm học:
* Chỉ tiêu:
– 100% nhóm, lớp, bộ phận, cá nhân hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch nhà trường xây dựng trên cơ sở được sự phê duyệt của phòng giáo dục
– Tập thể nhà trường hoàn thành các nội dung kế hoạch phòng giáo dục giao
– Đề ra các chỉ tiêu cụ thể, phù hợp, sát đúng với chức năng, nhiệm vụ của trường chuẩn Quốc gia, các giải pháp phải có tính khả thi, cuối năm phải hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
* Biện pháp:
– Các bước tiến hành xây dựng kế hoạch:
+Nắm vững nhiệm vụ năm học của Bộ, Sở và phòng GD&ĐT.
+ Căn cứ vào điều kiện thực tế của trường về CSVC, quy mô nhóm lớp, số lượng, chất lượng đội ngũ…
+ Căn cứ vào chỉ tiêu, kế hoạch, nhiệm vụ được giao trong năm học 2015 – 2016. Để xây dựng các mục tiêu, lựa chọn giải pháp có hiệu quả, hiệu lực.
+ Hiệu trưởng chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch năm học sau đó đưa xuống các tổ chuyên môn thảo luận, góp ý bổ sung, cuối cùng BGH hoàn chỉnh nội dung, kế hoạch.
+ Kế hoạch được duyệt tại phòng giáo dục và được thông qua hội nghị cán bộ công chức viên chức người lao động đầu năm học.
3. Công tác tổ chức:
3.1. Thành lập bộ máy nhà trường
* Chỉ tiêu:
– Kiện toàn hội đồng trường: Gồm 8 thành viên
– Thành lập tổ chuyên môn: Gồm 03 tổ ( 02 tổ chuyên môn; 01 tổ văn phòng )
– Bổ nhiệm chức vụ tổ trưởng: 02 đ/c; tổ phó: 02 đ/c
– Kiện toàn Hội đồng tự đánh giá chất lượng nhà trường: 08 thành viên
– Thành lập hội đồng thi đua khen thưởng: Gồm 08 thành viên ( Đại diện chi bộ, BGH nhà trường, công đoàn, đoàn thanh niên, TTND, tổ trưởng chuyên môn)
* Biện pháp
– Căn cứ vào QĐ số 14/2008/QĐ-BGD&ĐT về ban hành Điều lệ trường Mầm non. Căn cứ vào khả năng, năng lực, trình độ của CBGV để phân công nhiệm vụ hợp lý.
– Kiểm tra theo dõi, đánh giá nhiệm vụ được phân công của các thành viên đảm nhận chức vụ nói trên. Thực hiện tốt công tác thông tin hai chiều, lắng nghe ý kiến góp ý, đề xuất chính đáng điều chỉnh kịp thời trong quá trình chỉ đạo hoạt động.
3.2. Quyết định khen thưởng kỷ luật đối với giáo viên nhân viên
* Khen thưởng:
– Hiệu trưởng căn cứ vào kết quả phấn đấu, tu dưỡng rèn luyện của giáo viên, nhân viên trong năm học (Thành tích được tập thể bình bầu ). Hiệu trưởng dựa vào quy chế thi đua khen thưởng để ra quyết định khen thưởng
* Kỷ luật:
Dựa vào mức độ vi phạm kỷ luật của giáo viên nhân viên, hiệu trưởng có quyền thi hành kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định
4. Quản lý ngũ cán bộ- giáo viên- nhân viên
Tổng số CB- GV- NV: 52. Trong đó:
+ Giáo viên: 34; Biên chế 25; Hợp đồng (Theo 09): 09;
+ Nhân viên:15 ; Biên chế: 01; Hợp đồng Huyện: 01; Nuôi dưỡng: 12 ; Bảo vệ: 01
+ Ban giám hiệu: 03; Hiệu trưởng: 01; Phó Hiệu trưởng: 02.
* Chỉ tiêu:
– 100% giáo viên đăng ký dự thi tham gia các cuộc thi trong năm: Giáo viên giỏi cấp trường đạt: 30/34, tỷ lệ 89%; giáo viên giỏi cấp Huyện 12/34, tỷ lệ 35,3;
– 100% cán bộ, giáo viên tham gia học BDTX: Giỏi: 27/37 đạt 73%; Khá: 10/ 37 27%; không có TB.
– 100% cán bộ giáo viên đăng ký và và viết sáng kiến kinh nghiệm: Phấn đấu bậc 4: 01; bậc 3: 14; bậc 2: 24
– 90% giáo viên biết sử dụng và ứng dụng công nghệ thông tin vào tiết dạy và các hoạt động.
– Số giáo viên phát triển Đảng: 01
– Xếp loại chuẩn nghề nghiệp giáo viên: Xuất sắc: 22/34 đạt 65%; khá: 12/34 đạt 35%
– 03 giáo viên tham gia học nâng cao trình độ.
* Biện pháp:
– Phổ biến đầy đủ nhiệm vụ năm học, các chủ trương đường lối của đảng, pháp luật của nhà nước, nội quy quy chế của đơn vị để các bộ giáo viên nhân viên được biết và được tham gia hoạt động.
– Nâng cao chất lượng các giờ dạy mẫu, các tiết kiến tập, tăng cường công tác thăm lớp, dự giờ, tạo điều kiện cho giáo viên nâng cao tay nghề, tạo điều kiện cho giáo viên tham quan học tập các trường trọng điểm trong ngoài Huyện, thường xuyên có kế hoạch bồi dưỡng giáo viên còn hạn chế chuyên môn.
– Phát động các phong trào làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu thiên nhiên, phế liệu, phong trào sáng tác thơ ca hò vè…Tổ chức tốt các hội thi giáo viên dạy giỏi chuyên đề cấp trường và tham gia cấp Huyện. Tổ chức tốt triển lãm đồ dùng đồ chơi tự làm cấp trường và tham gia triển lãm cấp Huyện.
– Thực hiện nghiêm túc công tác đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp GVMN, đánh giá chuẩn hiệu trưởng, phó hiệu trưởng.
5. Quản lý tài chính tài sản nhà trường, xây dựng kế hoạch CSVC
* Chỉ tiêu:
– Xây dựng kế hoạch công tác cơ sở vật chất phù hợp với thực tế của năm học
– 100% nhóm lớp thực hiện ký nhận, bàn giao tài sản, sử dụng tài sản hiệu quả.
– 100% tài sản mua sắm, bảo quản và sử dụng đúng mục đích.
– Thực hiện thu chi đúng theo các văn bản hướng dẫn của cấp trên; đảm bảo nguyên tắc tài chính
* Biện pháp:
– Khảo sát thực trạng cuối năm, Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch mua sắm, sửa chữa, cải tạo, làm mới, thanh lý, tiếp nhận CSVC đầu năm theo quy định.
– Kiểm kê, kiểm định chất lượng, số lượng CSVC tài sản định kỳ 1 năm/ 2 lần (Cuối năm tài chính và cuối năm học)
– Phân công Phó hiệu trưởng, kế toán, kho trực tiếp theo dõi quản lý cấp phát CSVC thiết bị nhà trường.
– Lập sổ thu – chi tài chính theo hướng dẫn của Sở (Phòng) tài chính.
– Kiểm tra việc sử dụng quản lý CSVC của các nhóm, lớp, có hình thức xử phạt đối với các GV quản lý CSVC yếu kém (Để mất mát hư hỏng phải đền).
6. Công tác kiểm tra nội bộ trường học
– Thành lập ban KTNB trường học năm học 20…-20… ngay từ đầu năm học.
– Xây dựng kế hoạch KTNB phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị
– Triển khai thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường.
– Tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác kiểm tra theo kế hoạch, đảm bảo các nội dung theo yêu cầu.
– Kết hợp ban TTND giải quyết kịp thời các vướng mắc trong đơn vị để có đề xuất điều chỉnh kịp thời.
– Điều chỉnh bổ sung đầy đủ các loại kế hoạch trong năm học, Xử lý kết qủa, báo cáo, rút kinh nghiệm sau khi tổ kiểm tra báo cáo và có kết luận của hiệu trưởng.
7. Công tác tham mưu, tuyên truyền vận động
* Chỉ tiêu:
– Tham mưu với Chính quyền địa phương hỗ trợ kinh phí hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị cho 04 phòng học mới
– Làm tốt công tác tuyên truyền về kiến thức nuôi dạy trẻ, về công tác phổ cập trẻ 5 tuổi, công tác vận động xã hội hóa…
* Biện pháp:
– Khảo sát tình hình thực tế hiện trạng CSVC của trường để đề xuất trực tiếp bằng văn bản với Đảng uỷ – HĐND – UBND -MTTQ – Các ban ngành địa phương.
– Tổ chức họp phụ huynh toàn trường phát động phong trào ủng hộ xây dựng CSVC trường lớp thông qua cuộc họp phụ huynh đầu năm
– Đề nghị lãnh đạo các cấp kịp thời biểu dương những tập thể, cá nhân có lòng hảo tâm hỗ trợ kinh phí cho nhà trường, làm tốt công tác thông tin tuyên truyền để lãnh đạo các cấp nắm được diễn biến, kết quả trong quá trình thực hiện và tranh thủ sự chỉ đạo kịp thời.
– Tham mưu kịp thời, đúng đối tượng, thời gian. Làm tốt công tác phối kết hợp với các ban ngành địa phương, hội phụ huynh học sinh để thực hiện nghiêm túc có chất lượng theo Điều lệ trường mầm non.
– Tổ chức và lập kế hoạch tuyên truyền kịp thời, hình thức đa dạng: Qua bảng tin, qua các hội thi giáo viên, học sinh, thông qua các cuộc họp, báo chí truyền hình..
8. Tổ chức thực hiện các cuộc vận động và các phong trào thi đua:
* Chỉ tiêu:
– 100% CBGV thực hiện tốt cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đăng ký nội dung phù hợp với công việc được giao viết bài thu hoạch.
– 100% CBGV thực hiện tốt công tác tuyên truyền về cuộc vận động “Đóng góp hỗ trợ các huyện miền núi; “Hỗ trợ học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn” ; “Khắc phục hậu quả thiên tai bão lụt” và một số hoạt động khác của ngành, địa phương phát động.
– Thực hiện tốt quy chế dân chủ trong trường học.
* Biện pháp:
– Triển khai kịp thời nội dung các cuộc vận động, các chỉ thị, nghị quyết, chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước, của ngành cho CBGV. Kiểm tra đánh giá giáo viên thông qua nhận thức, hành động, hiệu quả công tác. Xây dựng kế hoạch cụ thể về thời gian, nội dung tiến hành cho từng cuộc vận động một cách cụ thể và có tính khả thi.
– Chỉ đạo từng nhóm, lớp tự đăng ký giao ước thi đua thực hiện nội dung các cuộc vận động. Làm tốt công tác tham mưu tuyên truyền với các cấp các ngành địa phương. Đồng thời thu hút sự quan tâm của cộng đồng, các bậc phụ huynh, các tổ chức doanh nghiệp, cá nhân đóng trên địa bàn cùng phối hợp thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động lớn “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”; “Hỗ trợ kinh phí xây dựng CSVC trường lớp học”
– Chỉ đạo Từng bộ phận, nhóm lớp, từng CBGV phải nghiêm túc thực hiện có hiệu quả toàn diện về mọi hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Xây dựng tôn tạo môi trường lớp học sạch đẹp, gọn gàng, phong phú đa dạng. Cải tiến phương pháp dạy học sáng tạo, phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của trẻ để khẳng định uy tín chất lượng nhằm thu hút sự tham gia ủng hộ từ phía phụ huynh và cộng đồng xã hội
– Xây dựng các quy chế phù hợp với tình hình đặc điểm của nhà trường: Quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế phối hợp chuyên môn và công đoàn, quy chế thực hiện dân chủ, quy chế làm việc…..
9. Thực hiện quy chế dân chủ trong trường học
– Quản lý chỉ đạo điều hành mọi hoạt động trong nhà trường, chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về toàn bộ hoạt động của nhà trường.
– Tổ chức thực hiện những quy định về trách nhiệm của nhà trường, cán bộ, giáo viên, nhân viên.
– Lắng nghe tiếp thu những ý kiến cá nhân, tổ chức, đoàn thể..có biện pháp giải quyết đúng chế độ chính sách hiện hành của Nhà nước, nội quy quy chế đơn vị.
– Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ.
– Thực hiện nghiêm túc chế độ hội họp.
– Thực hiện nghiêm túc thông tư 09/ 2009 về 3 công khai.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
– Hiệu trưởng căn cứ vào nhiệm vụ của trường và kế hoạch cá nhân để chỉ đạo, triển khai thực hiện một cách nghiêm túc có hiệu quả.
– Theo dõi đôn đốc, đánh giá kịp thời để có sự điều chỉnh hợp lý trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
– Tổ chức tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm việc thực hiện kế hoạch từng tháng, kỳ, năm.
VI. ĐĂNG KÝ DOANH HIỆU THI ĐUA NĂM 20…. – 20…..
Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở.
VII. ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
” Một số biện pháp bổ sung CSVC trang thiết bị trường học từ nguồn xã hội hóa giáo dục”
…………, ngày … tháng … năm 20…
HIỆU TRƯỞNG
4. Tại sao cần phải lập kế hoạch cá nhân của Hiệu trưởng:
Lập kế hoạch cá nhân của Hiệu trưởng là một hoạt động quan trọng và cần thiết để nâng cao năng lực lãnh đạo và quản lý của người đứng đầu trường học. Kế hoạch cá nhân của Hiệu trưởng sẽ giúp xác định mục tiêu, chiến lược và hành động cụ thể để phát triển bản thân và cải thiện hiệu quả công việc. Kế hoạch cá nhân cũng là một công cụ để đánh giá và phản hồi kết quả hoạt động của người lãnh đạo, nhằm khắc phục những hạn chế và tận dụng những ưu điểm. Bằng cách lập kế hoạch cá nhân, Hiệu trưởng sẽ có được một tầm nhìn rõ ràng về vai trò, trách nhiệm và nhiệm vụ của mình trong việc điều hành trường học, đồng thời tạo điều kiện cho sự học tập và phát triển liên tục.
5. Cách lập kế hoạch cá nhân của Hiệu trưởng hiệu quả:
Lập kế hoạch cá nhân là một quá trình quan trọng để giúp Hiệu trưởng xác định mục tiêu, chiến lược và hành động cho sự phát triển bản thân và nghề nghiệp. Để lập kế hoạch cá nhân hiệu quả, Hiệu trưởng cần thực hiện các bước sau:
– Xác định giá trị cốt lõi: Giá trị cốt lõi là những nguyên tắc và tiêu chuẩn mà Hiệu trưởng tin tưởng và hướng tới trong cuộc sống và công việc. Việc xác định giá trị cốt lõi sẽ giúp Hiệu trưởng hiểu rõ bản thân, định hướng nghề nghiệp và đưa ra quyết định phù hợp.
– Đánh giá năng lực hiện tại: Năng lực hiện tại là những kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm mà Hiệu trưởng đã có và sử dụng trong công việc. Việc đánh giá năng lực hiện tại giúp Hiệu trưởng nhận thức được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của mình.
– Xác định mục tiêu: Mục tiêu là những kết quả cụ thể mà Hiệu trưởng mong muốn đạt được trong một khoảng thời gian nhất định. Nhờ đó Hiệu trưởng tập trung nỗ lực, đo lường tiến độ và đánh giá kết quả.
– Lên kế hoạch hành động: Kế hoạch hành động là những bước cụ thể mà Hiệu trưởng cần thực hiện để đạt được mục tiêu. Việc lên kế hoạch hành động giúp phân bổ nguồn lực, xác định ưu tiên và giải quyết vấn đề.
– Thực hiện và theo dõi: Thực hiện là việc áp dụng kế hoạch hành động vào thực tế. Theo dõi là việc kiểm tra và ghi nhận quá trình và kết quả của việc thực hiện. Bởi công việc này mà có thể kiểm soát chất lượng, phản hồi kịp thời và điều chỉnh linh hoạt.
– Đánh giá và phản hồi: Đánh giá là việc so sánh kết quả thực tế với mục tiêu đã đặt ra. Phản hồi là việc thu thập ý kiến từ các bên liên quan về quá trình và kết quả của việc thực hiện. Thông qua đó Hiệu trưởng nhận ra thành công, khó khăn và học hỏi kinh nghiệm.
Lập kế hoạch cá nhân là một quá trình liên tục và có tính tương tác. Hiệu trưởng cần duy trì sự cam kết, chủ động và linh hoạt để có thể thích ứng với những thay đổi trong môi trường và nhu cầu của bản thân.