Khi một bên thuê một đơn vị vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy thì các bên phải thực hiện ký hợp đồng vận chuyển với nhau. Vậy mẫu hợp đồng vận tải hàng hóa bằng đường thủy nội địa được soạn thảo như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu hợp đồng vận tải hàng hóa bằng đường thủy nội địa:
1.1. Quy định về hợp đồng vận tải hàng hóa bằng đường thủy nội địa:
Hợp đồng vận tải hàng hóa bằng đường thủy nội địa là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy nội địa có nghĩa vụ chuyển tài sản đến địa điểm đã định theo thoả thuận và giao tài sản đó cho người có quyền nhận, bên thuê vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy nội địa có nghĩa vụ trả cước phí vận chuyển.
1.2. Mẫu hợp đồng:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
___________
HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA
(Số:…/HĐVCHH)
Hôm nay, ngày…tháng…năm…, Tại….
Chúng tôi gồm có:
BÊN CHỦ HÀNG (BÊN A):…
Địa chỉ:…
Điện thoại:…
Fax:…
Mã số thuế:…
Tài khoản số:…ngân hàng…..chi nhánh tại….
Do ông (bà):….
Chức vụ:…làm đại diện.
BÊN VẬN CHUYÊN (BÊN B):…..
Địa chỉ:…
Điện thoại:…
Fax:…
Mã số thuế:…
Tài khoản số:….ngân hàng….chi nhánh tại….
Do ông (bà):…
Chức vụ:..… làm đại diện.
Hai bên cùng thỏa thuận ký hợp đồng với những nội dung sau:
ĐIỀU 1: HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN
1.1. Tên hàng: Bên A thuê bên B vận tải những hàng hóa sau:
1.2. Tính chất hàng hóa:
Bên B cần lưu ý bảo đảm cho bên A những loại hàng sau được an toàn:
a)…..hàng cần giữ tươi sống: ….
b) ….hàng cần bảo quản không để biến chất:…
c) …..hàng nguy hiểm cần che đậy hoặc để riêng:…
1.3. Đơn vị tính đơn giá cước:…..
ĐIỀU 2: ĐỊA ĐIỂM NHẬN HÀNG VÀ GIAO HÀNG
2.1. Bên B đưa phương tiện đến nhận hàng tại (kho hàng)…do bên A giao.
2.2. Bên B giao hàng cho bên A tại địa điểm….
ĐIỀU 3: ĐỊNH LỊCH THỜI GIAN GIAO NHẬN HÀNG
STT | Tên hàng | Nhận hàng | Giao hàng | Ghi chú | ||||
Số lượng | Địa điểm | Thời gian | Số lượng | Địa điểm | Thời gian | |||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
ĐIỀU 4: PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI
4.1. Bên A yêu cầu bên B vận tải số hàng trên bằng phương tiện đường thủy là Tàu Container
Phải có những khả năng cần thiết như:
– Tốc độ phải đạt….. km/ giờ.
– Có mái che….
– Số lượng phương tiện là:….
4.2. Bên B chịu trách nhiệm về kỹ thuật cho phương tiện vận tải để bảo đảm vận tải trong thời gian là:…
4.3. Bên B phải chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cho phương tịên đi lại hợp lệ trên tuyến đường thủy để vận tải số hàng hóa đã thỏa thuận như trên và chịu mọi hậu quả về giấy tờ pháp lý của phương tiện vận tải.
4.4. Bên B phải làm vệ sinh phương tiện vận tải khi nhận hàng, chi phí vệ sinh phương tiện vận tải sau khi giao hàng bên A phải chịu là …. đồng (Bằng chữ:…)
4.5. Sau khi bên B đưa phương tiện đến nhận hàng mà bên A chưa có hàng để giao sau:…phút thì bên A phải chứng nhận cho bên B đem phương tiện về và phải trả giá cước của loại hàng thấp nhất về giá vận tải theo đoạn đường đã hợp đồng. Trong trường hợp không tìm thấy người đại diện của bên A tại địa điểm giao hàng, bên B chờ sau….Phút, có quyền nhờ Ủy ban nhân dân cơ sở xác nhận phương tiện có đến và cho phương tiện về và yêu cầu thanh toán chi phí như trên.
4.6. Bên B có quyền từ chối không nhận hàng nếu bên A giao hàng không đúng loại hàng ghi trong vận đơn khi xét thấy phương tiện điều động không thích hợp với loại hàng đó, có quyền yêu cầu bên A phải chịu phạt ……% giá trị tổng cước phí.
4.7. Trường hợp bên B đưa phương tiện đến nhận hàng chậm so với lịch giao nhận phải chịu phạt hợp đồng là: ….đồng/ giờ.
ĐIỀU 5: GIẤY TỜ CHO VIỆC VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA
5.1. Bên B phải làm giấy xác báo hàng hóa (phải được đại diện bên B ký, đóng dấu xác nhận) trước …… giờ so với thời điểm giao hàng.
Bên B phải xác báo lại cho bên A số lượng và trọng tải các phương tiện có thể điều động trong 24 giờ trước khi bên A giao hàng. Nếu bên A không xác báo xin phương tiện thì bên B không chịu trách nhiệm.
5.2. Các giấy tờ khác nếu có.
ĐIỀU 6: PHƯƠNG THỨC GIAO NHẬN HÀNG HÓA
6.1. Hai bên thỏa thuận nhận hàng theo phương thức sau:
Lưu ý: Tùy theo từng loại hàng và tính chất phương tiện vận tải mà thỏa thuận giao nhận theo một trong các phương thức sau:
Nguyên đai, nguyên kiện, nguyên bao.
Theo trọng lượng, thể tích.
Theo ngấn nước của phương tiện vận tải thủy.
6.2. Bên A đề nghị bên B giao hàng theo phương thức:…
ĐIỀU 7: TRÁCH NHIỆM XẾP DỠ HÀNG HÓA
7.1. Bên B (A) có trách nhiệm xếp dỡ hàng hóa.
Chú ý:
Tại địa điểm có thể tổ chức xếp dỡ chuyên trách thì chi phí xếp dỡ do bên A chịu.
Trong trường hợp bên A phụ trách xếp dỡ (không thuê chuyên trách) thì bên vận tải có trách nhiệm hướng dẫn về kỹ thuật xếp dỡ.
7.2. Thời gian xếp dỡ giải phóng phương tiện là….giờ.
Lưu ý: Nếu cần xếp dỡ vào ban đêm, vào ngày lễ và ngày chủ nhật bên A phải báo trước cho bên B ……. giờ, phải trả chi phí cao hơn giờ hành chính là ……… đồng/giờ (tấn).
7.3. Mức thưởng phạt
Nếu xếp dỡ xong trước thời gian quy định và an toàn thì bên ……….. sẽ thưởng cho bên ………. số tiền là ………… đồng/giờ.
Xếp dỡ chậm bị phạt là: ………….. đồng/ giờ.
Xếp dỡ hư hỏng hàng hóa phải bồi thường theo giá trị thị trường tự do tại địa điểm bốc xếp.
ĐIỀU 8: GIẢI QUYẾT HAO HỤT HÀNG HÓA
Nếu hao hụt theo quy định dưới mức …..% tổng số lượng hàng thì bên B không phải bồi thường.
Hao hụt trên tỷ lệ cho phép thì bên B phải bồi thường cho bên A theo giá trị thị trường tự do tại nơi giao hàng (áp dụng cho trường hợp bên A không cử người áp tải).
ĐIỀU 9: THANH TOÁN PHÍ VẬN TẢI
9.1. Tiền cước phí chính mà bên A phải thanh toán cho bên B bao gồm:
Loại hàng thứ nhất là: …. Đồng (Bằng chữ….).
Loại hàng thứ hai là: …. đồng (Bằng chữ….).
Tổng cộng cước phí chính là: …. đồng (Bằng chữ….).
9.2. Tiền phụ phí vận tải bên A phải thanh toán cho bên B gồm:
Phí tổn điều xe một số quãng đường không chở hàng là …. đồng/ km.
Cước qua phà là …. đồng.
Chi phí chuyển tải là ….. đồng.
Phí tổn vật dụng chèn lót là … đồng.
Giá chênh lệch nhiên liệu tổng cộng là …. đồng.
Lệ phí bến đổ phương tiện là …. đồng.
Kê khai trị giá hàng hóa …. đồng.
Cảng phí …. đồng.
Hoa tiêu phí … đồng.
9.3. Tổng cộng cước phí bằng số: ..… (Bằng chữ: ….)
9.4. Bên A thanh toán cho bên B bằng hình thức sau:….
ĐIỀU 10: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN
10.1. Quyền và nghĩa vụ của bên A
a) Nghĩa vụ của bên A:
Trả đủ tiền cước phí vận chuyển cho bên B theo đúng thời hạn, phương thức đã thoả thuận;
Trông coi tài sản trên đường vận chuyển, nếu có thoả thuận. Trong trường hợp bên A trông coi tài sản mà tài sản bị mất mát, hư hỏng thì không được bồi thường.
Bên A phải bồi thường thiệt hại cho bên B và người thứ ba về thiệt hại do tài sản vận chuyển có tính chất nguy hiểm, độc hại mà không có biện pháp đóng gói, bảo đảm an toàn trong quá trình vận chuyển.
b) Quyền của bên A:
Yêu cầu bên B chuyên chở tài sản đến đúng địa điểm, thời điểm đã thoả thuận;
Trực tiếp hoặc chỉ định người thứ ba nhận lại tài sản đã thuê vận chuyển;
Yêu cầu bên B bồi thường thiệt hại.
10.2. Quyền và nghĩa vụ của bên B
a) Nghĩa vụ của bên B:
Bảo đảm vận chuyển hàng hóa đầy đủ, an toàn đến địa điểm đã định, theo đúng thời hạn;
Trả tài sản cho người có quyền nhận;
Chịu chi phí liên quan đến việc chuyên chở tài sản, trừ trường hợp có thoả thuận khác;
Mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật;
Bồi thường thiệt hại cho bên A trong trường hợp bên B để mất mát, hư hỏng tài sản do lỗi của mình, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
b) Quyền của bên B:
Kiểm tra sự xác thực của tài sản, của vận đơn hoặc chứng từ vận chuyển tương đương khác;
Từ chối vận chuyển tài sản không đúng với loại tài sản đã thoả thuận trong hợp đồng;
Yêu cầu bên A thanh toán đủ cước phí vận chuyển đúng thời hạn;
Từ chối vận chuyển tài sản cấm giao dịch, tài sản có tính chất nguy hiểm, độc hại, nếu bên B biết hoặc phải biết;
Yêu cầu bên A bồi thường thiệt hại.
ĐIỀU 11: ĐĂNG KÝ BẢO HIỂM
Bên A phải chi phí mua bảo hiểm hàng hóa.
Bên B chi phí mua bảo hiểm phương tiện vận tải với chi nhánh……
ĐIỀU 12: BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG (Nếu có)….
ĐIỀU 13: TRÁCH NHIỆM DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG
13.1. Bên nào vi phạm hợp đồng, một mặt phải trả cho bên bị vi phạm tiền phạt vi phạm hợp đồng, mặt khác nếu có thiệt hại xảy ra do lỗi vi phạm hợp đồng dẫn đến như mất mát, hư hỏng, tài sản phải chi phí để ngăn chặn hạn chế thiệt hại do vi phạm gây ra, tiền phạt do vi phạm hợp đồng khác và tiền bồi thường thiệt hại mà bên bị vi phạm đã phải trả cho bên thứ ba là hậu quả trực tiếp của sự vi phạm này gây ra.
13.2. Nếu bên A đóng gói hàng mà không khai hoặc khai không đúng sự thật về số lượng, trọng lượng hàng hóa thì bên A phải chịu phạt đến ………. % số tiền cước phải trả cho lô hàng đó.
13.3. Nếu bên B có lỗi làm hư hỏng hàng hóa trong quá trình vận chuyển thì:
Trong trường hợp có thể sửa chữa được nếu bên A đã tiến hành sửa chữa thì bên B phải đài thọ phí tổn.
Nếu hư hỏng đến mức không còn khả năng sửa chữa thì hai bên thỏa thuận mức bồi thường hoặc nhờ cơ quan chuyên môn giám định và xác nhận tỷ lệ bồi thường.
13.4. Nếu bên A vi phạm nghĩa vụ thanh toán tổng cước phí vận chuyển thì phải chịu phạt theo mức lãi suất chậm trả của tín dụng ngân hàng là ……… % ngày (hoặc tháng) tính từ ngày hết hạn thanh toán.
13.5. Bên nào đã ký hợp đồng mà không thực hiện hợp đồng hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng mà không có lý do chính đáng thì sẽ bị phạt tới ….. % giá trị phần tổng cước phí dự chi.
13.6. Nếu hợp đồng này có một bên nào đó gây ra đồng thời nhiều loại vi phạm, thì chỉ phải chịu một loại phạt có số tiền phạt ở mức cao nhất theo các mức phạt mà hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng này, trừ các loại trách hiệm bồi thường khi làm mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa lúc vận chuyển.
ĐIỀU 14: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG
Các bên cam kết cùng nhau thực hiện hợp đồng. Nếu trong quá trình thực hiện có phát sinh vướng mắc các bên sẽ trao đổi trên tinh thần hợp tác, trường hợp hai bên không thỏa thuận được thì việc tranh chấp sẽ được phán quyết bởi
ĐIỀU 15: HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG
Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày ….tháng ….năm ….đến ngày …tháng ….năm …
Hai bên sẽ họp và lập
Hợp đồng được lập thành … (bằng chữ:…..) bản, mỗi bên giữ một bản và có giá trị như nhau.
ĐẠI DIỆN BÊN A | ĐẠI DIỆN BÊN B |
2. Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng vận tải hàng hóa bằng đường thủy nội địa:
Khi soạn thảo hợp đồng vận tải hàng hóa bằng đường thủy nội địa cần lưu ý những vấn đề sau trong hợp đồng:
– Thứ nhất: phải có đầy đủ thông tin của hàng hóa cần vận chuyển và nêu rõ đặc điểm cần lưu ý của mỗi hàng hóa. Ví dụ, nếu là hàng tươi sống thì nêu rõ số lượng của loại hàng hóa này hay hàng cần bảo quản không để biến chất thì phải nêu rõ tên của hàng hóa trong hợp đồng.
– Thứ hai: ghi rõ điểm điểm, thời gian cụ thể để nhận hàng và giao hàng.
– Thứ ba: phương tiện vận tải. Phải nêu rõ phương tiện vận tải là phương tiện gì. Nếu vận tải hàng hóa bằng đường thủy nội địa thì ghi “phương tiện đường thủy là Tàu Container” hoặc một phương tiện đường thủy khác.
– Thứ tư, quy định rõ trách nhiệm của các bên trong việc liên quan đến phương tiện vận tải đường thủy. Ví dụ, Bên B (bên vận chuyển) phải chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cho phương tịên đi lại hợp lệ trên tuyến đường thủy để vận tải số hàng hóa đã thỏa thuận như trên và chịu mọi hậu quả về giấy tờ pháp lý của phương tiện vận tải.
– Thứ năm, quy định rõ trách nhiệm xếp dỡ hàng hóa như bên nào chịu trách nhiệm trong việc xếp dỡ hàng hóa, xếp dỡ hàng hóa ở địa điểm nào, thời gian xếp dỡ hàng hóa,…
– Thứ sáu, quy định về thanh toán phí vận tải, bao gồm tiền cước phí chính và phụ phí vận tải (nếu các bên thỏa thuận).
– Thứ bảy, quyền và nghĩa vụ của các bên. Ví dụ, nghĩa vụ của bên A (bên thuê vận tải) là trả đủ tiền cước phí vận chuyển cho bên B (bên vận chuyển) theo đúng thời hạn, phương thức đã thoả thuận,…
– Thứ tám, trách nhiệm mua bảo hiểm hàng hóa và bảo hiểm phương tiện của các bên.
– Thứ chín, các trách nhiệm của hai bên nếu cả hai hoặc một trong hai bên vi phạm hợp đồng.
– Thứ mười, phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng.
– Thứ mười một, hiệu lực của hợp đồng. Hai bên quy định rõ hiệu lực của hợp đồng bắt đầu từ thời gian nào.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết: