Hiện nay, các dịp đặc biệt như: cưới hỏi, ma chay, khai trương,...luôn cần đến người dẫn chương trình (MC). Ta vẫn thường xem việc thuê MC dẫn chương trình dựa trên lời mời, thỏa thuận miệng thông thường về tiền cát-xê. Dưới đây là bài phân tích về mẫu hợp đồng thuê MC dẫn chương trình mới và chuẩn nhất.
Mục lục bài viết
1. MC là gì? Vai trò của MC dẫn chương trình:
– Từ trước đến nay, trong các sự kiện đặc biệt như cưới hỏi, tiệc tùng, người ta luôn cần đến người dẫn chương trình ( hay còn gọi là MC) nhằm làm sôi động không khí, đem đến niềm vui cho mọi người.
– MC là viết tắt của từ tiếng Anh: Master of Ceremonies (Người dẫn chương trình) được hiểu là người lôi cuốn sự chú ý của quần chúng hướng về họ để dẫn dắt quần chúng tương tác và hòa nhập vào sự kiện, bất kể đó là trên truyền hình hay ngoài đời thực.
– Nhiệm vụ chính của MC là truyền đạt ý nghĩa của sự kiện, chương trình mà mình đảm nhận. Cách truyền đó phải phù hợp với hoàn cảnh, đặc trưng của sự kiện, chương trình đó. Đôi khi, MC sẽ thay mặt chủ trương trình nói lên những tâm tư, tình cảm, mà từ đó, người nghe có thể hiểu và cảm nhận được ý nghĩa của sự kiện đó. Hay nói cách khác, MC đóng vai trò là người chủ trì các buổi lễ, chuẩn bị để đảm bảo chương trình được tuân thủ, không có gì bị lãng quên, tất cả các quá trình chuyển đổi diễn ra suôn sẻ và sự kiện bắt đầu, kết thúc đúng giờ.
– MC không chỉ là những người dẫn chuyên nghiệp trên các chương trình giải trí, trình truyền hình, mà họ còn là người chủ trì các buổi lễ quen thuộc trong đời sống thường nhật, như đám cưới, tiệc sinh nhật, khai trương, tiệc tân gia,…
– Trong một chương trình, sự kiện bất kỳ, MC phải đảm đương trong mình những trách nhiệm cụ thể như sau:
+ Nắm bắt một cách tường tận nội dung của chương trình mà mình đảm nhận.
+ Giữ cho sự kiện diễn ra liên tục và là cầu nối giữa các phân đoạn của sự kiện. Đồng thời, phải khiến khán giả đặc biệt quan tâm, theo dõi theo sườn của chương trình và đảm bảo rằng họ đang vui vẻ; giúp khán giả cảm thấy được tôn trọng và gắn bó với họ trong suốt sự kiện.
+ Trong mỗi chương trình đều sẽ có những khách mời, chủ chương trình hoặc những người đặc biệt đứng lên phát biểu, chia sẻ cảm nghĩ. Trách nhiệm của MC lúc này là giúp người nói cảm thấy lời họ nói có giá trị.
+ MC phải đảm bảo giữ sự kiện đúng giờ và luôn cập nhật cho mọi người về những gì đang diễn ra tại sự kiện.
Như vậy, MC được xem là móc xích trọng yếu, quyết định đến sự thành công hay thất bại của một chương trình. Tại mỗi chương trình, sự kiện, MC luôn có vai trò đặc biệt quan trọng. Họ mang trong mình những trách nhiệm trọng yếu. Trách nhiệm ở đây không phải chỉ là hoàn thành công việc bên thuê yêu cầu; mà còn là làm đúng, đủ, tròn chức trách của nghề MC. Do đó, trong mọi trường hợp, khi đã nhận việc, họ sẽ phải hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Ví dụ: Anh Nguyễn Văn H là một MC tiệc cưới có tiếng tại huyện B, tỉnh C. Anh thường xuyên được mời làm MC cho các lễ cưới, và anh luôn làm tốt vai trò của mình. Để dẫn cho một đám cưới, anh sẽ nắm rõ thời gian diễn ra các sự kiện: Đón dâu, đưa dâu,…Anh H cũng phải nắm bắt được người đại diện cho nhà trai (nhà gái) nên phát biểu, chuyện tình của cô dâu, chú rể để dẫn dắt thành một câu chuyện xuyên suốt, mang ý nghĩa đặc biệt. Đồng thời, sau một khoảng thời gian hành nghê lâu dài, anh H đã nắm được cách thức duy trì bầu không khí vui vẻ. Đặc biệt, anh trở thành cầu nối cảm xúc, giúp tất cả những người có mặt trong bữa tiệc cảm thấy thoải mái, hạnh phúc. Đây chính là công việc, trách nhiệm của MC trong thực tế.
2. Mẫu hợp đồng thuê MC dẫn chương trình mới và chuẩn nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
Hà Nội, ngày ….. tháng ….. năm ……
HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ THUÊ MC
Số: …../HĐ
- Căn cứ theo quy định Bộ luật Dân sự nước công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Năm năm 2015;
- Căn cứ
luật thương mại nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Viêt Nam 2005; - Căn cứ luật lao đông nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2014;
- Căn cứ theo thỏa thuận các bên.
Hôm nay, ngày…. tháng….năm…., tại địa chỉ……., chúng tôi gồm các bên:
Bên A: ………
Sinh năm: ………..
CMND/CCCD số: …………… do ……………… cấp ngày ……….
Địa chỉ: ………
Bên B: ……….
Sinh năm: ………..
CMND/CCCD số: ………… do ………… cấp ngày …………
Địa chỉ: ………
Hai bên cùng bàn bạc và thỏa thuận những nội dung sau đây:
Điều 1. Nội dung thỏa thuận
………
Điều 2. Mô tả công việc
………
Điều 3. Chương trình
– Tên chương trình: ………
– Thời gian diễn ra chính thức: ………
– Địa điểm diễn ra: ………
Điều 4: Tiêu chuẩn MC
Điều 5: Chế độ lương, thưởng
– Chế độ lương:……..
– Chi phí hỗ trợ:……..
Điều 6: Thanh toán
– Phương thức thanh toán: ………
– Thời gian thanh toán: ………
Điều 7: Quyền và nghĩa vụ các bên
7.1. Quyền và nghĩa vụ Bên A
– Đảm bảo chương trình diễn ra đúng thời điểm như các bên thỏa thuận;
– Cung cấp đầy cho bên B về thời gian, địa điểm, Nội dung chương trình diễn ra;
– Thanh toán các chi phí cho bên B như đã thỏa thuận;
– Có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng, phạt và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu xác nhận bên B vi phạm nghĩa vụ cơ bản của hợp đồng;
– Đảm bảo an ninh khu vực diễn ra.
7.2. Quyền và nghĩa vụ Bên B
– Có mặt đúng giờ trước thời điểm diễn ra chương trình, tập duyệt 30 phút;
– Cam kết việc khai báo đầy đủ về tiêu chuẩn MC;
– Được cung cấp thông tin, địa điểm, thời gian, nội dung chương trình diễn ra;
– Được hưởng các khoản tiền lương, thưởng như các bên đã thỏa thuận;
– Có quyền đơn phương chấp dứt hợp đồng, phạt hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng nếu xác nhận lỗi từ bên A.
Điều 8: Giải quyết tranh chấp
Trong quá trình diễn ra công việc nếu các bên xảy ra tranh chấp thì luôn ưu tiên phương pháp thương lượng. Nếu quá trình giải quyết thương lượng các bên không thể giải quyết được thì các bên gởi đơn lên
Điều 9: Chấm dứt hợp đồng
– Các bên thực hiện xong các nghĩa vụ của mình trong hợp đồng;
– Một trong các bên đơn phương chấm dứt hợp đồng nếu có chứng cứ chứng minh bên kia vi phạm nghĩa vụ cơ bản của của hợp đồng. Trường hợp các bên đơn phương chấm dứt hợp đồng được quy định như sau:
– Nếu bên A
– Trường hợp chấm dứt do điều kiện khác quan như thời tiết, bệnh dịch, quy định của cơ quan nhà nước thì hợp đồng mặc định chấm dứt.
Điều 10: Điều khoản chung
– Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày ký;
– Hợp đồng chia làm 2 bản mỗi bên một bản và có giá trị pháp lý như nhau;
– Các bên cam kết các thông tin cung cấp là đúng, cam kết thực hiện đúng và đầy đủ những điều khoản của hợp đồng này, trường hợp cần thay đổi hay bổ sung, hai bên sẽ làm phụ lục với chữ ký đầy đủ.
Bên A (ký và ghi rõ họ tên) | Bên B (ký và ghi rõ họ tên) |
3. Ý nghĩa của việc lập hợp đồng thuê MC dẫn chương trình:
– Hợp đồng thuê MC dẫn chương trình phải nêu rõ vai trò, nghĩa vụ của các bên. Theo đó, bên MC dẫn chương trình phải đảm bảo hoàn thành trách nhiệm của một MC cho chương trình đó (truyền tải được đầy đủ nội dung, ý nghĩa của chương trình; giúp người tham dự cảm thấy thoải mái; gắn kết được mọi người lại với nhau; duy trì được không khí của chương trình theo đúng ý nghĩa của nó,…); bên thuê có trách nhiệm thanh toán, trả đầy đủ số tiền như thỏa thuận giữa hai bên trong hợp đồng, không yêu cầu MC làm những công việc trái thuần phong mỹ tục.
– Hợp đồng thuê MC dẫn chương trình là hình thức đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia. Bởi thực tế, nếu chỉ thuê dựa trên những thỏa thuận bằng miệng sẽ không đảm bảo được tính khách quan, cũng như quy chụp trách nhiệm khi có sai sót xảy ra. Đồng thời, việc ký kết hợp đồng thuê MC dẫn chương trình góp phần đảm bảo tính làm việc công tâm, nhiệt tình ở phía bên MC, hạn chế đến mức tối đa nhất những hạn chế.
– Hiện nay, nhu cầu thuê MC tại các sự kiện, chương trình ngày càng nhiều. Do đó, việc lập hợp đồng thuê MC dẫn chương trình giữa MC và cá nhân thuê giúp đảm bảo tính chuyên nghiệp, nhất quán trong khâu tổ chức và hoạt động. Hơn tất cả, nó tạo nên hình ảnh đẹp cho các sự kiện. Bởi mỗi chương trình, sự kiện diễn ra đều mang sứ mệnh truyền tải những ý nghĩa nhất định. Và MC là cầu nối để truyền tải ý nghĩa đó cho tất cả những người tham gia.