Các bên sẽ ký kết hợp đồng thuê khoán công việc chuyên môn để đảm bảo việc thực hiện công việc đã được thỏa thuận. Vậy hợp đồng thuê khoán công việc chuyên môn là gì? Khi soạn thảo hợp đồng thuê khoán công việc chuyên môn cần lưu ý những vấn đề pháp lý gì?
Mục lục bài viết
1. Hợp đồng thuê khoán công việc chuyên môn là gì?
Hợp đồng thuê khoán công việc chuyên môn trong là hợp đồng lao động nên sẽ ó những đặc điểm của hợp đồng lao động. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Khi giao kết hợp đồng thuê khoán phải dựa trên tinh thần tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực. Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội
Nội dung chính của hợp đồng thuê khoán chuyên môn bao gồm:
– Thông tin của các chủ thể tham gia ký kết hợp đồng
– Đối tượng của hợp đồng thuê khoán
– Thời hạn thực hiện hợp đồng
– Tổng số tiền để thực hiện
– Điều khoản về phương thức thanh toán
– Quyền và nghĩa vụ của các bên
-Điều khoản về giải quyết tranh chấp.
Hợp đồng thuê khoán công việc chuyên môn được ký kết nhằm ghi nhận sự thỏa thuận giữa bên thuê khoán và bên nhận khoán. Hợp đồng thuê khoán công việc chuyên môn còn là cơ sở pháp lý để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các chủ thể khi tham gia hợp đồng. Đồng thời hợp đồng thuê khoán công việc chuyên môn còn là cơ sở để giải quyết những tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng.
2. Mẫu hợp đồng thuê khoán công việc chuyên môn:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày tháng năm ….
HỢP ĐỒNG THUÊ KHOÁN CHUYÊN MÔN
Số: ../20../HĐ –ĐT(DA)../11-15
Căn cứ Bộ luật Dân sự …;
Căn cứ Quyết định số ……/QĐ-BKHCN ngày…./…./… của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc phê duyệt kinh phí các đề tài cấp Nhà nước bắt đầu thực hiện năm … thuộc Chương trình ..”, ;
Căn cứ Thông tư liên tịch …./…../TTLT-BTC-BKHCN ngày …./…./……. của Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ về hướng dẫn chế độ khoán kinh phí của đề tài, dự án KH&CN sử dụng ngân sách Nhà nước;
Căn cứ Hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ số…
Căn cứ khác (như: Bản Qui chế chi tiêu kinh phí ký giữa Thủ trưởng cơ quan chủ trì và chủ nhiệm đề tài, hoặc Văn bản uỷ quyền của Thủ trưởng cơ quan chủ trì cho Trưởng phòng chức năng…)
Trên cơ sở nhu cầu năng lực của các bên,
CHÚNG TÔI GỒM:
Bên giao (Bên A) là:
a/ Đề tài (Dự án)….
– Do Ông ……
– Chức vụ: Chủ nhiệm Đề tài/dự án …./làm đại diện
Địa chỉ: …
Tel: Fax:
b/ Tổ chức chủ trì thực hiện đề tài ….
– Do Ông …
Chức vụ: Thủ trưởng đơn vị (hoặc người được uỷ quyền) làm đại diện.
– Địa chỉ: ….;
– Tel: ….;
– Fax:……;
– Số tài khoản:…tại Kho bạc Nhà nước ……
Bên nhận (Bên B) là:
a/ Tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ(Nội dung, Nhánh, Chuyên đề) :
– Do ….
– Chức vụ: Thủ trưởng đơn vị (hoặc người được uỷ quyền) làm đại diện.
– Địa chỉ: …
Tel: …
Fax: ….
– Số tài khoản:…..tại Kho bạc Nhà nước …
b/ Chủ trì thực hiện nhiệm vụ (Nội dung , Nhánh, Chuyên đề)
– Ông ……
– Địa chỉ: …
Tel: …
Fax: …….
Cùng thoả thuận và thống nhất ký kết Hợp đồng thuê khoán chuyên môn (sau đây gọi tắt là Hợp đồng) với các điều khoản sau:
Điều 1. Nội dung công việc trong hợp đồng:
Bên A giao cho Bên B thực hiện nhiệm vụ (Nội dung, Nhánh, Chuyên đề)với các nội dung chi tiết nêu tại Phụ lục kèm theo Hợp đồng này.
Điều 2. Sản phẩm cần nộp:
Các sản phẩm đầy đủ về số lượng và chất lượng nêu tại Điều 1.
Điều 3. Thời gian thực hiện : từ tháng … đến …
Điều 4. Tổng số tiền để thực hiện là: ……..đồng
(Bằng chữ:……….)
Điều 5. Điều kiện và phương thức thanh toán:
Thanh toán bằng chuyển khoản (tiền mặt) theo 02 đợt, cụ thể như sau:
– 70% giá trị hợp đồng ngay sau khi ký hợp đồng
– 30% gía trị còn lại của hợp đồng sau khi giao nộp sản phẩm đạt yêu cầu và thanh lý hợp đồng.
Điều 6.Cam kết chung :
Hai bên thực hiện nghiêm túc tất cả các điều khoản ghi trong hợp đồng này. Nếu có tranh chấp phát sinh thì được giải quyết bằng thương lượng và thể hiện bằng văn bản. Nếu tranh chấp không được giải quyết sẽ được giải quyết ở cấp cao hơn.
Văn bản này được làm thành 04 bản, mỗi bên giữ 02 bản.
Hợp đồng này có giá trị từ ngày ký
Đại diện bên A (Bên giao)
Chủ nhiệm đề tài……/
(Ký tên)
Đại diện bên B (Bên nhận )
Chủ trì thực hiện Nhiệm vụ
(Nhánh, chuyên đề)
(Ký tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng thuê khoán chuyên môn:
Phần thông tin của các chủ thể tham gia ký kết hợp đồng: yêu cầu bên giao khoán và bên nhận khoán phải ghi đầy đủ thông tin cần thiết như: tên, chức vụ, địa chỉ, số điện thoại, số tài khoản ngân hàng,… Các chủ thể tham gia hợp đồng phải đảm bảo rằng những thông tin được cấp cấp phải chính xác, chi tiết và phải giống như những giấy tờ bản gốc có liên quan.
Nội dung của hợp đồng sẽ được hai bên thỏa thuận và ghi nhận trong Phụ lục của hợp đồng thuê khoán công việc việc chuyên môn .
Sản phẩm trong hợp đồng thuê khoán công việc chuyên môn khi được bên nhận khoán giao phải đảm bảo đủ số lượng, chất lượng, quy cách,… như đã được đề cập ở Phụ ục của hợp đồng thuê khoán công việc chuyên môn.
Tổng số tiền để thực hiện được ghi bằng số và bằng chữ. Phương thức thanh toán có thể bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản qua ngân hàng sẽ do sự thỏa thuận của các bên.
Điều khoản về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng sẽ được xây dựng dựa trên những quy định của pháp luật và trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau của mỗi bên tham gia hợp đồng thuê khoán công việc chuyên môn. Như đã đề cập hợp đồng thuê khoán công việc chuyên môn có bản chất là hợp đồng lao động nên các bạn có thể tham khảo những điều luật quy định về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong
Ngoài ra các bên cũng cần ghi nhận trong hợp đồng thuê khoán công việc chuyên môn về điều khoản quyền của các bên khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Các bạn có thể tham khảo tại Bộ Luật Lao Động 2019:
1. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:
– Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo
– Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo
– Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo
– Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:
– Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;
– Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;
– Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
– Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
– Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;
– Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
– Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.
Điều 36. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây:
– Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc do người sử dụng lao động ban hành nhưng phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;
– Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm việc theo
Khi sức khỏe của người lao động bình phục thì người sử dụng lao động xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động với người lao động;
– Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc;
– Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 31 của Bộ luật này;
– Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;
– Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên;
– Người lao động cung cấp không trung thực thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Bộ luật này khi giao kết hợp đồng lao động làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng người lao động.
3. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động quy định tại điểm d và điểm e khoản 1 Điều này thì người sử dụng lao động không phải báo trước cho người lao động.
Hai bên thực hiện nghiêm túc tất cả các điều khoản ghi trong hợp đồng này. Nếu có tranh chấp phát sinh thì được giải quyết bằng thương lượng và thể hiện bằng văn bản. Nếu tranh chấp không được giải quyết sẽ được giải quyết ở cấp cao hơn.
Căn cứ pháp lý: