PT (Personal Trainer) là Huấn luyện viên thể hình cá nhân, họ là một chuyên gia thể dục và có những kiến thức, kỹ năng, khả năng để tập thể dục an toàn,..... Vậy trên thực tế, muốn thuê PT thì cần soạn thảo hợp đồng như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu hợp đồng thuê huấn luyện viên thể hình, PT GYM là gì?
Mẫu hợp đồng thuê huấn luyện viên thể hình, PT GYM là văn bản ghi nhận sự thỏa thuận của các bên trong đó một bên là bên thuê còn một bên là PT.
Đây là dạng hợp đồng dịch vụ chuyên môn, thể hiện mối quan hệ cung cấp dịch vụ độc quyền, chỉ một khách hàng và một người trực tiếp theo sát giáo án luyện tập, trong thời hạn nhất định và một mục tiêu nhất định.
Mẫu hợp đồng thuê huấn luyện viên thể hình, PT GYM trước hết là văn bản ghi nhận sự thỏa thuận, là cơ sở ràng buộc giữa các bên về quyền và nghĩa vụ.
2. Mẫu hợp đồng thuê huấn luyện viên thể hình, PT GYM:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày…tháng…năm…
HỢP ĐỒNG THUÊ HUẤN LUYỆN VIÊN THỂ HÌNH
Số:……./HĐLĐ (1)
– Căn cứ vào Luật Dân sự 2015;
– Căn cứ vào Luật Lao động 2019;
– Căn cứ vào thỏa thuận của hai bên,
Hôm nay, ngày……..tháng…….năm…….., tại…(2)
Địa chỉ:…(3)
Chúng tôi gồm có:…(4)
Bên A (bên thuê):
Công ty………(5)
Mã số thuế : ………(6)
Địa chỉ điện thoại : …………(7)
Đại diện : ………(8)
Chức vụ : ………(9)
Bên B (bên cung cấp dịch vụ):
Ông/Bà………(10)
Sinh ngày : ……………(11)
CMTND/CCCD số : ……………(12)
HKTT : ……………(13)
Điện thoại : ……………(14)
Sau quá trình trao đổi, hai bên đã thỏa thuận ký kết Hợp đồng lao động (thuê huấn luyện viên thể hình – PT) với những điều khoản sau đây:
Điều 1. Điều khoản chung (15)
1. Loại HĐLĐ:………
2. Thời hạn hợp đồng: ………
3. Thời điểm từ: ngày…./…./….. đến ngày…./…./…
4. Địa điểm làm việc:
5. Bộ phận công tác: Phòng….Chức danh chuyên môn: Huấn luyện viên thể hình – PT
6. Nhiệm vụ công việc như sau:
– Thiết kế, triển khai giáo án tập luyện cho từng khách hàng phụ trách
– Thực hiện chức năng chuyên môn và nhiệm vụ chăm sóc khách hàng
– Bảo quản trang thiết bị tập luyện và cơ sở vật chất của công ty
– Giữ vệ sinh thiết bị, máy tập
– Tư vấn cơ bản cho hội viên về chế độ ăn uống và dinh dưỡng
7. Yêu cầu công việc
– Có kiến thức chuyên môn về ngành fitness
– Chịu được áp lực công việc, nghiêm túc trong giờ giấc
– Có thể thiết kế giáo án tập luyện đa dạng, không gò bó vào máy móc hoặc thiết bị
– Luôn niềm nở, ân cần với khách hàng và đồng nghiệp
Điều 2. Chế độ làm việc (16)
– Thời hạn thực hiện hợp đồng từ ngày…./…./….. đến hết ngày…./…./…..
– Làm việc từ thứ…. đến ngày thứ…….
Buổi sáng:….h…..-….h…
Buổi chiều:….h……-…….
Điều 3. Thực hiện hợp đồng (17)
Bên B sẽ bắt đầu khi làm từ ngày…./…./….. và tuân theo quy định về thời gian công việc như đã quy định Điều 2.
Chế độ nghỉ: Theo quy định chung của Nhà nước
+ Nghỉ hàng tuần: 1,5 ngày (Chiều Thứ 7 và ngày Chủ nhật).
+ Nghỉ hàng năm: Những nhân viên được ký Hợp đồng chính thức và có thâm niên công tác 12 tháng thì sẽ được nghỉ phép năm có hưởng lương (01 ngày phép/01 tháng, 12 ngày phép/01 năm). Nhân viên có thâm niên làm việc dưới 12 tháng thì thời gian nghỉ hằng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc.
+ Nghỉ ngày Lễ: Các ngày nghỉ Lễ pháp định. Các ngày nghỉ lễ nếu trùng với ngày Chủ nhật thì sẽ được nghỉ bù vào ngày trước hoặc ngày kế tiếp tùy theo tình hình cụ thể mà Ban lãnh đạo Công ty sẽ chỉ đạo trực tiếp.
Bên A phải thực hiện đóng bảo hiểm xã hội cho Bên B theo đúng quy định của pháp luật
Điều 4. Tiền lương và phương thức thanh toán (18)
4.1. Tiền lương tháng
– Mức lương chính:……….VNĐ/tháng
– Phụ cấp trách nhiệm:………VNĐ/tháng
Ngoài ra, còn được cộng thêm ………%hoa hồng hợp đồng và ……..% hoa hồng buổi dạy
4.2 Phương thức thanh toán
Bên A thanh toán tiền lương Bên B bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản
Tên tài khoản:…………
Số tài khoản:…………
Mở tại:………
Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của các bên
5.1. Quyền và nghĩa vụ của Bên A
– Nghĩa vụ:
Thực hiện đầy đủ những điều kiện cần thiết đã cam kết trong Hợp đồng lao động để người lao động đạt hiệu quả công việc cao. Bảo đảm việc làm cho người lao động theo Hợp đồng đã ký.
Thanh toán đầy đủ, đúng thời hạn các chế độ và quyền lợi cho người lao động theo Hợp đồng lao động.
– Quyền hạn:
a) Điều hành người lao động hoàn thành công việc theo Hợp đồng (bố trí, điều chuyển công việc cho người lao động theo đúng chức năng chuyên môn).
b) Có quyền chuyển tạm thời lao động, ngừng việc, thay đổi, tạm thời chấm dứt Hợp đồng lao động và áp dụng các biện pháp kỷ luật theo quy định của Pháp luật hiện hành và theo nội quy của Công ty trong thời gian hợp đồng còn giá trị.
c) Tạm hoãn, chấm dứt Hợp đồng, kỷ luật người lao động theo đúng quy định của Pháp luật, và nội quy lao động của Công ty.
d) Có quyền đòi bồi thường, khiếu nại với cơ quan liên đới để bảo vệ quyền lợi của mình nếu người lao động vi phạm Pháp luật hay các điều khoản của hợp đồng này.
5.2. Quyền và nghĩa vụ của Bên B
– Làm việc với tinh thần luôn đặt kết quả của khách hàng và hình ảnh của công ty lên hàng đầu.
– Hoàn thành công việc được giao và sẵn sàng chấp nhận mọi sự điều động khi có yêu cầu.
– Bồi thường thiệt hại theo nội quy của công ty và quy định của pháp luật
– Làm việc trong môi trường nhiều người trẻ, năng động, thỏai mái, thân thiện
– Được hưởng các chế độ BHYT, BHXH, BHTN và BH sức khỏe 24/24
– Được luyện tập miễn phí tại hệ thống các phòng tập của….
– Tham gia vào các hoạt động của Công ty như liên hoan, teambuiding
Điều 6. Phạt vi phạm (19)
Trong trường hợp một trong hai bên vi phạm hợp đồng vì bất kỳ lý do gì thì bên còn lại có các quyền sau:
Yêu cầu và được bên vi phạm bồi thường thiệt hại thực tế phát sinh bởi hành vi vi phạm.Thiệt hại thực tế được xác định như sau:
– Vi phạm về nghĩa vụ thanh toán:….VNĐ
– Vi phạm về các điều khoản của hợp đồng:…VNĐ
– Vi phạm về thời hạn thực hiện hợp đồng:….VNĐ
Điều 7. Chấm dứt hợp đồng
Hết thời hạn hợp đồng
Hai Bên thỏa thuận chấm dứt Hợp đồng này trước khi hoàn thành các công việc quy định tại Điều 1 Hợp đồng này. Trong trường hợp này, Hai Bên sẽ thỏa thuận bằng văn bản về các điều khoản cụ thể liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng.
Đơn phương chấm dứt hợp đồng:
7.1. Bên A (Người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây:
– Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc do người sử dụng lao động ban hành nhưng phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;
– Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm việc theo
Khi sức khỏe của người lao động bình phục thì người sử dụng lao động xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động với người lao động;
– Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc;
– Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 31 của
– Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật Bộ luật Lao động năm 2019, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;
– Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên;
– Người lao động cung cấp không trung thực thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Bộ luật Lao động năm 2019 khi giao kết hợp đồng lao động làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng người lao động.
2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, đ và g khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động năm 2019, người sử dụng lao động phải báo trước cho người lao động như sau:
– Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
– Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
– Ít nhất 03 ngày làm việc đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng và đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
– Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
3. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động quy định tại điểm d và điểm e khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động năm 2019 thì người sử dụng lao động không phải báo trước cho người lao động.
7.2. Bên B (Người lao động)
1. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:
– Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
– Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
– Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
– Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:
– Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;
– Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;
– Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
– Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
– Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;
– Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật Lao động năm 2019, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
– Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật Lao động năm 2019 này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.
Điều 8: Giải quyết tranh chấp
Mọi tranh chấp liên quan đến Hợp đồng này đầu tiên sẽ được giải quyết thông qua thương lượng và hòa giải giữa các Bên.
Trong trường hợp hòa giải không thành thì một trong các Bên có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết. Bên có lỗi (gây thiệt hại) phải chịu tất cả các chi phí liên quan đến vụ kiện mà bên bị thiệt hại phải bỏ ra trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp cũng như các tổn thất do ảnh hưởng của việc kiện cáo.
Điều 9: Hiệu lực của hợp đồng (20)
9.1. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký tức ngày…./…./…..
9.2. Hợp đồng này có thể được sửa đổi, bổ sung, thay thế nếu Hai Bên cùng thỏa thuận thống nhất bằng văn bản;
Hợp đồng này gồm 05 (năm) trang, được lập thành 04 (bốn) bản có giá trị như nhau, mỗi Bên giữ 02 (hai) bản để thực hiện.
Các bên đã đọc, hiểu rõ nội dung của Hợp đồng này và cùng tự nguyện ký tên, đóng dấu xác nhận dưới đây.
Đại diện Bên A Đại diện Bên B
3. Hướng dẫn soạn thảo:
(1): Điền số hợp đồng
(2) (3) (4) : Điền ngày, tháng, năm, địa chỉ ký kết hợp đồng
(5): Điền tên công ty ( bên A)
(6): Điền mã số thuế của bên cho thuê
(7): Điền số điện thoại của bên thuê
(8): Điền đại diện của bên thuê
(9): Điền chức vụ của người đại diện
(10): Điền tên bên cung cấp dịch vụ
(11): Điền ngày, tháng, năm sinh của bên cung cấp dịch vụ
(12): Điền số CMND/ CCCD của bên cung cấp dịch vụ
(13): Điền hộ khẩu thường trú của bên cung cấp dịch vụ
(14): Điền số điện thoại của bên cung cấp dịch vụ
(15): Điền điều khoản chung do các bên thỏa thuận
(16) (17): Điền thời gian thực hiện hợp đồng
(18): Điền số tiền lương và phương thức thanh toán ( do các bên tự thỏa thuận)
(19): Điền mục phạt vi phạm( do các bên tự thỏa thuận)
(20): Điền ngày, tháng, năm hợp đồng có hiệu