Khi các bên muốn thuê người huấn luyện vệ sinh an toàn lao động thì cần phải ký kết hợp đồng với họ. Vậy hợp đồng thuê huấn luyện an toàn vệ sinh lao động là gì?
Mục lục bài viết
1. An toàn lao động là gì? Vệ sinh lao động là gì?
Theo Luật An toàn vệ sinh lao động quy định:
“An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động.”
“Vệ sinh lao động là giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người trong quá trình lao động.”
“Điều 5. Nguyên tắc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động
1. Bảo đảm quyền của người lao động được làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh lao động.
2. Tuân thủ đầy đủ các biện pháp an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động; ưu tiên các biện pháp phòng ngừa, loại trừ, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại trong quá trình lao động.
3. Tham vấn ý kiến tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện người sử dụng lao động, Hội đồng về an toàn, vệ sinh lao động các cấp trong xây dựng, thực hiện chính sách, pháp luật, chương trình, kế hoạch về an toàn, vệ sinh lao động.”
Nhà nước có chính sách Hỗ trợ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động làm việc không theo
Đối tượng tham gia huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động được quy định tại Luật An toàn vệ sinh và Nghị định số 44/ 2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về hỗ trợ huấn luyện cho người lao động làm việc ở khu vực không có
Nhóm 1: Người quản lý phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm:
a) Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương;
b) Cấp phó của người đứng đầu theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều này được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động.
Nhóm 2: Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm:
a) Chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn, vệ sinh lao động của cơ sở;
b) Người trực tiếp giám sát về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
Nhóm 3: Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động là người làm công việc thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.
Nhóm 4: Người lao động không thuộc các nhóm theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 5 Điều này, bao gồm cả người học nghề, tập nghề, thử việc để làm việc cho người sử dụng lao động.
Nhóm 5: Người làm công tác y tế.
Nhóm 6: An toàn, vệ sinh viên
2. Hợp đồng thuê huấn luyện an toàn vệ sinh lao động là gì?
Hợp đồng thuê huấn luyện an toàn vệ sinh lao động là sự thỏa thuận của bên có nhu cầu được huấn luyện và tổ chức huấn luyện. Mẫu hợp đồng thuê huấn luyện an toàn vệ sinh lao động chỉ được lập ra khi có sự đồng ý, thống nhất của cả hai bên tham gia ký kết hợp đồng.
Nội dung chính của hợp đồng thuê huấn luyện vệ sinh an toàn lao động bo gồm:
– Thông tin về các chủ thể tham gia hợp đồng
– Nội dung của hợp đồng
– Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia ký kết hợp đồng
– Kinh phí hợp đồng
– Cam kết của các bên khi tham gia hợp đồng.
Hợp đồng thuê huấn luyện an toàn vệ sinh lao động là văn bản ghi chép sự thỏa thuận của các bên về việc thực hiện việc huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cho những thành viên trong đơn vị có nhu cầu huấn luyện
Hợp đồng thuê huấn luyện an toàn vệ sinh lao động chính là văn bản mang tính hợp pháp để ràng buộc quyền lợi và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia ký kết hợp đồng.
Đồng thời Hợp đồng thuê huấn luyện an toàn vệ sinh lao động còn là căn cứ pháp lý để giải quyết những tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng của các bên.
3. Mẫu hợp đồng thuê huấn luyện an toàn vệ sinh lao động:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
HỢP ĐỒNG HUẤN LUYỆN VỆ SINH AN TOÀN LAO ĐỘNG
Số: ……../20……… /HĐHL
Căn cứ Luật an toàn vệ sinh lao động ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 44/ 2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về hỗ trợ huấn luyện cho người lao động làm việc ở khu vực không có hợp đồng lao động khi làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động;
Căn cứ Thông tư số 18/2017/TT-BLĐTBXH ngày 01 tháng 7 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Hôm nay, ngày…tháng…năm…, tại… chúng tôi gồm:
Bên A: (Tên cơ quan LĐTBXH)
– Địa chỉ: ……..
– Điện thoại: ……
– Người đại diện: .., chức vụ: ……
Bên B: (tên tổ chức huấn luyện)
– Địa chỉ:
– ĐT: ……..
– Người đại diện: ……… chức vụ:…
– Tài khoản số: ………, tại ngân hàng …
Sau khi kiểm tra năng lực và điều kiện tổ chức huấn luyện của Bên B, hai bên cùng thống nhất thỏa thuận ký Hợp đồng huấn luyện gồm các điều khoản sau:
Điều I: Hai bên phối hợp tổ chức mở lớp huấn luyện (tên chuyên đề huấn luyện) như sau:
Địa chỉ tổ chức huấn luyện: ……
Thời gian huấn luyện: …….giờ,
Ngày bắt đầu huấn luyện: …./…./…. Dự kiến kết thúc …/…/…
Số người tham dự huấn luyện dự kiến: người
Điều II: Trách nhiệm của các bên
Trách nhiệm bên A:
– Kiểm tra lớp huấn luyện và giám sát việc kiểm tra, sát hạch khi kết thúc.
– Thanh toán kinh phí hợp đồng cho bên B.
– Tạm ứng 50% học phí cho bên B để tổ chức huấn luyện;
Trách nhiệm bên B:
– Tuyển sinh và cung cấp danh sách người tham dự huấn luyện cho bên A theo quy định.
– Lập dự toán kinh phí lớp huấn luyện và thực hiện chi phí theo đúng quy định.
– Tổ chức huấn luyện, quản lý lớp và người tham dự theo đúng chương trình, kế hoạch huấn luyện.
– Tổ chức kiểm tra, sát hạch và cấp thẻ an toàn cho người tham dự huấn luyện đạt kết quả theo yêu cầu.
Điều III: Kinh phí hợp đồng
Tổng giá trị hợp đồng là ………… đồng (bằng chữ………đồng)
Kinh phí bên A tạm ứng cho bên B là:……….. đồng.
Bằng chữ:..
Điều IV: Điều khoản chung
Hai bên cam kết thực hiện đúng nội dung, yêu cầu trong hợp đồng. Trong quá trình thực hiện, nếu có gì vướng mắc sẽ cùng nhau bàn bạc thống nhất giải quyết.
Hợp đồng được lập thành 04 bản có giá trị pháp lý như nhau. Bên A giữ 02 bản, Bên B giữ 02 bản.
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
4. Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng thuê huấn luyện an toàn vệ sinh lao động:
Phần thông tin của các chủ thể tham gia ký kết hợp đồng: yêu cầu bên tham gia ký kết hợp đồng điền đầy đủ thông tin về tên, địa chỉ, số điện thoại, người đại diện- chức vụ,.. Các thông tin mà các bên cung cấp phải đầy đủ, chính xác, rõ ràng và giống với những thông tin trong giấy tờ bản gốc có liên quan.
Điều 1. Ghi cụ thể tên chuyên đề huấn luyện, địa chỉ tổ chức huấn luyện, ngày bắt đầu và kết thúc việc huấn luyện, số người tham dự huấn luyện dự kiến.
Điều 2. Trách nhiệm của các bên sẽ được quy định rõ ràng dựa trên quy định của Luật An toàn vệ sinh và Nghị định số 44/ 2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về hỗ trợ huấn luyện cho người lao động làm việc ở khu vực không có hợp đồng lao động khi làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động. Đồng thời cũng phải dựa trê tinh thần tôn trọng lẫn nhau của các bên khi tham gia ký kết hợp đồng.
Điều 3. Kinh phí hợp đồng: tổng giá trị của hợp đồng và kinh phí của mà bên có nhu cầu huấn luyện gửi cho bên tổ chức sẽ được ghi cả bằng số và bằng chữ.
Hai bên cam kết thực hiện đúng nội dung, yêu cầu và những điều khoản được ghi nhận trong hợp đồng huấn luyện an toàn vệ sinh lao động.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng sẽ xảy ra những bất lợi phát sinh thì các chủ thể tham gia hợp đồng cần phải
Hình thức và nội dung của hợp đồng thuê huấn luyện vệ sinh an toàn lao động sẽ phải tuân theo quy định của Luật An toàn vệ sinh và Nghị định số 44/ 2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về hỗ trợ huấn luyện cho người lao động làm việc ở khu vực không có hợp đồng lao động khi làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động. Từ ngữ và câu văn dùng trong hợp đồng thuê huấn luyện vệ sinh an toàn lao động phải ngắn gọn, xúc tích, tránh sai chính tả để tránh việc hiểu sai tinh thần mà hợp đồng thuê huấn luyện vệ sinh an toàn lao động thể hiện.
Căn cứ pháp lý:
–
–