Khi một trường học hay một doanh nghiệp có nhu cầu may đồng phục cho học sinh hoặc nhân viên của mình thì phải đặt may đồng phục tại các cơ sở chuyên về may mặc. Vậy mẫu hợp đồng thiết kế đồng phục, đặt may đồng phục được soạn thảo như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu hợp đồng thiết kế đồng phục, đặt may đồng phục:
HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ THIẾT KẾ VÀ MAY ĐỒNG PHỤC
Số:….
– Căn cứ Bộ luật Dân sự số
– Căn cứ
– Căn cứ vào sự thỏa thuận và khả năng thực hiện giữa hai bên.
Hôm nay, tại….ngày…..tháng….năm…., hai bên chúng tôi gồm có:
Bên cung cấp dịch vụ: Công ty may đồng phục…..
Địa chỉ:….
Điện thoại:….
Mã số thuế:….
Đại diện:….Chức vụ:……CMND/CCCD/Hộ chiếu:….cấp ngày….tại….
(Sau đây gọi là “Bên A”)
Bên sử dụng dịch vụ: Công ty…..
Địa chỉ:….
Điện thoại:….
Mã số thuế:….
Đại diện:….Chức vụ:……CMND/CCCD/Hộ chiếu:….cấp ngày….tại….
(Sau đây gọi là “Bên B”)
Sau khi xem xét bàn bạc, hai bên cùng thống nhất đồng ý ký kết hợp đồng dịch vụ thiết kế và may đồng phục với các điều khoản sau:
Điều 1. Nội dung, thời gian và giá trị hợp đồng
– Bên A đồng ý thực hiện thiết kế và sản xuất áo đồng phục cho Bên B theo yêu cầu của Bên B đã duyệt với các chi tiết sau:…(Mô tả chi tiết sản phẩm: tên sản phẩm, số lượng, chi tiết áo,…).
– Thời gian thực hiện hợp đồng: Thời gian thực hiện hợp đồng bắt đầu tính từ ngày hợp đồng này bắt đầu có hiệu lực đến ngày….tháng…năm.
– Giá trị hợp đồng sẽ tính theo sản phẩm, cụ thể như sau:
Tên sản phẩm | Áo (nam, nữ) | Quần âu nam | Váy nữ |
Số sản phẩm | 100 chiếc | 60 chiếc | 40 chiếc |
Giá sản phẩm | 200.000 đồng/chiếc | 250.000 đồng/chiếc | 250.000 đồng/chiếc |
Tổng giá | 45.000.000 đồng (đã bao gồm các loại thuế, phí). |
Giá trị hợp đồng không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng. Nếu có sự thay đổi về giá, Bên A phải thông báo trước bằng văn bản cho Bên B và được sự chấp thuận của Bên B. Nếu không được sự đồng ý từ Bên B mà Bên A đơn phương thay đổi giá trị hợp đồng thì Bên A phải chịu những chi phí phát sinh và bồi thường thiệt hại nếu có cho Bên B, Bên B không chịu trách nhiệm thanh toán những chi phí phát sinh này.
Điều 2. Giao nhận hàng hóa
– Quy chuẩn đóng gói:…
– Thời gian giao hàng:…
– Địa điểm giao hàng:…
– Kiểm tra sản phẩm:….
Điều 3. Thanh toán
– Thời gian và giá trị thanh toán:
Đợt 1: từ ngày…..đến ngày…..thanh toán 50% giá trị hợp đồng.
Đợt 2: từ ngày…..đến ngày…..thanh toán phần còn lại giá trị hợp đồng.
– Hình thức thanh toán: Việc thanh toán được thực hiện qua phương thức chuyển khoản thông qua thông tin tài khoản sau:
+ Tên ngân hàng:…
+ Chi nhánh ngân hàng:….
+ Tên tài khoản:….
+ Số tài khoản:…
Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của hai bên
4.1. Quyền và nghĩa Bên A
– Đảm bảo sản xuất hàng đúng theo mẫu và tiêu chuẩn đã được duyệt. Sau khi bên B duyệt, thì bên A tiến hành sản xuất theo mẫu bên B duyệt với số lượng, chất lượng do cả hai bên thỏa thuận theo hợp đồng này.
– Giao hàng theo mẫu đã được duyệt, đảm bảo số lượng và chất lượng được quy định tại Điều 1 của hợp đồng này. Nếu cung cấp sản phẩm không đúng số lượng và chất lượng, Bên A có trách nhiệm chỉnh sửa, thay đổi, khắc phục cho phù hợp theo yêu cầu của Bên B. Mọi chi phí phát sinh do bên A chịu.
– Bên A chịu trách nhiệm bảo mật những thông tin về file thiết kế (áo, logo…) và nội dung hợp đồng này. Bên A cam kết chỉ cung cấp các sản phẩm theo hợp đồng này cho Bên B, không cung cấp cho bất kì bên thứ ba nào khác trừ khi được sự đồng ý bằng văn bản của Bên B. Nếu vi phạm, Bên A có trách nhiệm thu hồi sản phẩm đã cung cấp cho bên thứ ba, đồng thời chịu phạt 100% giá trị hợp đồng và bồi thường mọi thiệt hại (nếu có) cho Bên B. Quy định về bảo mật vẫn giữ nguyên hiệu lực trong trường hợp hợp đồng này chấm dứt.
4.2. Quyền và nghĩa vụ của bên B
– Ký nhận vào Biên bản giao nhận hàng hoá (hoặc phiếu giao hàng) khi nhận đủ số lượng. Mọi khiếu nại về số lượng, chất lượng hàng hóa phải được Bên B thông báo cho Bên A trong vòng 07 ngày làm việc kể từ khi Bên B ký nhận biên bản bàn giao hàng hóa. Sau thời hạn này, Bên A sẽ không chịu trách nhiệm giải quyết các khiếu nại phát sinh liên quan đến số lượng, chất lượng hàng hóa.
– Có quyền từ chối nhận hàng khi Bên A giao không đúng số lượng hoặc sản phẩm được giao không đảm bảo chất lượng đã thỏa thuận tại hợp đồng này.
– Có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và yêu cầu Bên A hoàn lại số tiền đã thanh toán và yêu cầu bồi thường mọi chi phí và thiệt hại nếu Bên A vi phạm một trong những điều khoản được quy định trong hợp đồng và không khắc phục theo yêu cầu của Bên B.
Điều 5. Trường hợp bất khả kháng
– Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép, bao gồm nhưng không giới hạn: chiến tranh, khởi nghĩa, nổi dậy, nổi loạn, bạo động, rối loạn dân sự, khủng bố, động đất, núi lửa, bão lụt, hay các thiên tai khác, cháy nổ, dịch bệnh, đình công hay các sự việc náo động công nghiệp khác, phong tỏa, tắc nghẽn cảng, khủng hoảng năng lượng, khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng về nguồn cung cấp nguyên liệu, sự thay đổi về chính sách, pháp luật của chính phủ.
– Việc không thực hiện hoặc trì hoãn thực hiện nghĩa vụ Hợp đồng của một bên sẽ không bị xem là vi phạm nếu do sự kiện bất khả kháng với điều kiện:
+ Sự kiện bất khả kháng là nguyên nhân trực tiếp và đáng kể gây ra sự cản trở hoặc làm chậm trễ việc thực hiện nghĩa vụ đó theo Hợp đồng.
+ Bên bị tác động phải thông báo ngay cho bên còn lại về việc xảy ra sự kiện bất khả kháng và sẽ cố gắng tới mức tối đa để giải quyết hoặc hạn chế đến mức tối thiếu tác động của sự kiện đó với tất cả sự khẩn trương hợp lý. Trong vòng 03 ngày phải gửi thông báo nêu rõ các nguyên nhân trở ngại cho việc thực hiện Hợp đồng và biện pháp khắc phục thiệt hại đang được áp dụng.
+ Tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ khác quy định trong Hợp đồng mà không bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng.
– Trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng, hai bên không phải bồi thường thiệt hại mà chỉ phối hợp cùng nhau giải quyết trên cơ sở khắc phục những hậu quả, thiệt hại (trừ trường hợp vi phạm việc thông báo tại khoản 2 Điều này).
Điều 6. Điều khoản chung
– Không Bên nào được phép chuyển nhượng Hợp đồng này, cũng như bất cứ quyền và nghĩa vụ nào theo Hợp đồng cho bất cứ bên thứ ba nào nếu không được Bên kia đồng ý trước bằng văn bản. Mọi sự chuyển nhượng mà không có sự đồng ý trước bằng văn bản rõ ràng sẽ không có giá trị và được coi là vô hiệu.
– Mọi tranh chấp liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết bằng thương lượng và hoà giải. Nếu thông qua thương lượng và hoà giải mà hai Bên vẫn không thể giải quyết được tranh chấp thì một trong hai Bên có quyền đưa vụ việc ra giải quyết tại Toà án có thẩm quyền.
– Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký và hết hiệu lực sau khi các bên thực hiện xong nghĩa vụ của mình.
– Hợp đồng này được làm thành (02) hai bản. Bên A giữ (01) một bản, Bên B giữ (01) một bản và có giá trị pháp lý ngang nhau.
ĐẠI DIỆN BÊN A | ĐẠI DIỆN BÊN B |
2. Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng thiết kế đồng phục, đặt may đồng phục:
Khi soạn thảo hợp đồng thiết kế đồng phục, đặt may đồng phục, người soạn thảo cần lưu ý những vấn đề sau:
– Quốc hiệu – Tiêu ngữ.
– Tên hợp đồng (Hợp đồng dịch vụ thiết kế và may đồng phục).
– Địa điểm, ngày, tháng, năm lập hợp đồng.
– Các thông tin cơ bản của các bên trong hợp đồng như tên của bên cung cấp dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ, địa chỉ của các bên, mã số thuế (nếu là tổ chức), tên của người đại diện và thông tin số CCCD/CMND/Hộ chiếu (nếu là tổ chức…
– Các yêu cầu về thiết kế đồng phục.
– Thời gian thực hiện hợp đồng.
– Giá trị của hợp đồng.
– Các quy định về giao nhận hàng hóa, như thời gian giao nhận, địa điểm giao nhận,…
– Các quy định về thanh toán, như các đợt thanh toán,…
– Quyền và nghĩa vụ của các bên, ví dụ:
+ Bên A đảm bảo sản xuất hàng đúng theo mẫu và tiêu chuẩn đã được duyệt. Sau khi bên B duyệt, thì bên A tiến hành sản xuất theo mẫu bên B duyệt với số lượng, chất lượng do cả hai bên thỏa thuận theo hợp đồng này.
+ Bên B có quyền từ chối nhận hàng khi Bên A giao không đúng số lượng hoặc sản phẩm được giao không đảm bảo chất lượng đã thỏa thuận tại hợp đồng này.
3. Các nguyên tắc khi ký hợp đồng thiết kế đồng phục, đặt may đồng phục:
Khi ký hợp đồng thiết kế đồng phục, đặt may đồng phục, các bên phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
– Nguyên tắc bình đẳng.
– Nguyên tắc tự do, tự nguyện.
– Nguyên tắc thiện chí trung thực.
– Nguyên tắc không xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc.
– Nguyên tắc chịu trách nhiệm về việc không thực hiện.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự 2015.