Hiện nay, khi nhu cầu thuê nhà là một nhu cầu thiết yếu và số lượng người thuê nhà hay thuê văn phòng làm việc cũng rất lớn, khi các bên có nhu cầu sẽ thực hiện ký hợp đồng thuê nhà. Đến khi kết thúc hợp đồng các bên cần thực hiện ký kết hợp đồng thanh lý.
Mục lục bài viết
1. Hợp đồng thuê nhà là gì?
Hợp đồng thuê nhà là một hình thức của hợp đồng thuê tài sản chính là sự thỏa thuận giữa bên có nhà cho thuê và bên có nhu cầu thuê nhà. Người cho thuê nhà có nghĩa vụ giao nhà và bên thuê nhà phải có nghĩa vụ trả tiền thuê nhà. Hợp đồng thuê nhà là một đồng song vụ có bồi thường, bởi khi các bên đã ký kết hợp đồng thì sẽ phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa các bên với nhau và khi một trong các bên vi phạm thì phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên còn lại. Hợp đồng thuê nhà là hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản được xác lập trong một khoảng thời gian nhất định.
Hợp đồng thuê nhà phải được lập thành văn bản, nếu thời hạn thuê từ sáu tháng trở lên thì phải có công chứng hoặc chứng thực và phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Điều 121 Luật Nhà ở 2014 quy định Hợp đồng về nhà ở như sau:
“Hợp đồng về nhà ở do các bên thỏa thuận và phải được lập thành văn bản bao gồm các nội dung sau đây:
1. Họ và tên của cá nhân, tên của tổ chức và địa chỉ của các bên;
2. Mô tả đặc điểm của nhà ở giao dịch và đặc điểm của thửa đất ở gắn với nhà ở đó. Đối với
3. Giá trị góp vốn, giá giao dịch nhà ở nếu hợp đồng có thỏa thuận về giá; trường hợp mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở mà Nhà nước có quy định về giá thì các bên phải thực hiện theo quy định đó;
4. Thời hạn và phương thức thanh toán tiền nếu là trường hợp mua bán, cho thuê, cho thuê mua, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở;
5. Thời gian giao nhận nhà ở; thời gian bảo hành nhà ở nếu là mua, thuê mua nhà ở được đầu tư xây dựng mới; thời hạn cho thuê, cho thuê mua, thế chấp, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở; thời hạn góp vốn;
6. Quyền và nghĩa vụ của các bên;
7. Cam kết của các bên;
8. Các thỏa thuận khác;
9. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng;
10. Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng;
11. Chữ ký và ghi rõ họ, tên của các bên, nếu là tổ chức thì phải đóng dấu (nếu có) và ghi rõ chức vụ của người ký.”
2. Thanh lý hợp đồng?
Thanh lý hợp đồng là biên bản ghi nhận sau khi hoàn tất một công việc nào đó được hai bên tham gia xác nhận lại khối lượng, chất lượng, và các phát sinh sau quá trình hoàn thành công việc đó và hai bên cùng đồng ý ký tên.
Thanh lý hợp đồng được xác lập khi hợp đồng đã được hoàn thành hoặc các bên không có nhu cầu tiếp tục thực hiện hợp đồng nữa. Ngoài ra, việc thanh lý hợp đồng còn được xác lập khi có các trường hợp được quy định tại điều 422,
Hiện nay, Bộ luật Dân sự 2015 hay những văn bản quy phạm pháp luật khác có những quy định cụ thể về việc thanh lý hợp đồng thuê tài sản.
3. Hợp đồng thanh lý hợp đồng thuê nhà ở:
Hợp đồng thanh lý hợp đồng thuê nhà ở được xác lập khi hợp đồng thuê nhà ở đã hoàn thành hoặc các bên tham gia ký kết không còn muốn tiếp tục thực hiện hợp đồng thuê nhà nữa.
Hiện nay chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào hay Bộ luật Dân sự 2015 có quy định chính xác về thanh lý hợp đồng. Nhưng ta có thể thấy thanh lý hợp đồng thuê nhà có thể xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
– Hợp đồng thuê nhà đã hoàn thành: Trong hợp đồng có ghi rõ ràng về thời hạn thuê nhà là bao nhiêu nên sau khi hết thời hạn thuê nhà thì bên thuê nhà có nghĩa vụ hoàn trả nhà lại đúng như ban đầu và trả tiền thuê nhà cho bên cho thuê.
– Hai bên có thể tự thỏa thuận với nhau về việc chấm dứt hợp đồng, và nếu hai bên cùng thống nhất được với nhau về lý do chấm dứt hợp đồng đó thì tiến hành hành thành hợp đồng thuê nhà.
– Hợp đồng thuê nhà cũng được thanh lý trong trường hợp một trong hai bên tham gia ký kết hợp đồng đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bằng bất cứ lý do nào.
– Ngoài ra, căn nhà cho thuê hay chính là đối tượng được ghi nhận trong hợp đồng không còn tồn tại nữa thì hợp đồng thuê nhà cũng sẽ được thanh lý.
Trong hợp đồng thanh lý hợp đồng thuê nhà có những nội dung:
– Thông tin đầy đủ và chính xác của các bên tham gia ký kết hợp đồng thuê nhà trước đó.
– Lý do mà hai bên chấm dứt hợp đồng thuê nhà.
– Kèm theo bản hợp đồng thuê nhà đã được ký kết trước đó.
4. Mẫu hợp đồng thanh lý hợp đồng thuê nhà:
4.1. Mẫu hợp đồng thanh lý hợp đồng thuê nhà ở đối với cá nhân với cá nhân:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…, ngày…tháng…năm…
BIÊN BẢN THANH LÝ HỢP ĐỒNG THUÊ NHÀ
– Căn cứ vào Bộ Luật dân sự 2015;
– Luật Nhà ở 2014;
– Hợp đồng thuê nhà số…ký vào ngày…tháng…năm…;
Hôm nay, ngày…tháng…năm…tại… chúng tôi gồm các bên dưới đây tiến hành việc thanh lý hợp đồng thuê nhà ở số…
BÊN CHO THUÊ NHÀ: (Gọi tắt là Bên A)
Ông/Bà:…
Ngày tháng năm sinh:…
Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân:…cấp ngày…tháng…năm…
Nơi cấp:…
Địa chỉ thường trú:…
BÊN THUÊ NHÀ: (Gọi tắt là Bên B)
Ông/Bà:…
Ngày tháng năm sinh…
Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân:…cấp ngày…tháng…năm…
Nơi cấp: …
Địa chỉ thường trú:…
Hợp đồng cho thuê nhà giữa bên A và bên B kí vào ngày…..tháng….năm….. về việc cho thuê căn nhà tại đường… phường/xã… Quận/huyện… tỉnh/thành phố đã hết thời hạn cho thuê.
Nay chúng tôi thỏa thuận và cùng nhau thống nhất những điều sau đây trong
Điều 1. Hai bên cùng đồng ý chấm dứt hợp đồng thuê nhà kể từ ngày …tháng …năm…
Điều 2. Bên A xác nhận đã nhận lại phần nhà cho thuê và Bên B đã thanh toán đủ tiền thuê nhà cho Bên A. Mọi vấn đề có liên quan đến hợp đồng thuê nhà hai bên đã tự giải quyết xong.
Điều 3. Khi xảy ra tranh chấp liên quan đến thanh lý hợp đồng thuê nhà ở, các bên sẽ lựa chọn giải quyết bằng con đường Tòa án.
Điều 4. Kể từ ngày hợp đồng thanh lý này được hai bên ký kết và Phòng Công chứng số… chứng nhận, Hợp đồng thuê nhà số …không còn giá trị nữa.
Hợp đồng được lập thành…bản, mỗi bản…trang, mỗi bên giữ 01 bản, Phòng công chứng số… lưu 01 bản.
Lập tại Phòng công chứng số… ngày…tháng…năm…
BÊN CHO THUÊ NHÀ BÊN THUÊ NHÀ
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)
4.2. Mẫu hợp đồng thanh lý hợp đồng thuê giữa cá nhân với doanh nghiệp:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————***———–
HỢP ĐỒNG THANH LÝ HỢP ĐỒNG THUÊ NHÀ
(Căn nhà số: đường……..phường/xã….. quận/huyện…….thành phố/tỉnh…….)
Chúng tôi ký tên dưới đây gồm :
BÊN CHO THUÊ NHÀ: (Gọi tắt là Bên A)
Ông/Bà:….
Ngày, tháng, năm sinh:…
Chứng minh nhân dân số:…. do… cấp ngày……..tháng………năm….
Địa chỉ thường trú:……
BÊN THUÊ NHÀ: (Gọi tắt là Bên B)
Công ty:….
Trụ sở số:…
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh:….
Do Ông (Bà):…
Ngày, tháng, năm sinh:….
Chứng minh nhân dân số:…… do… cấp ngày……..tháng………năm…………
Địa chỉ thường trú:…….
Làm đại diện theo Giấy ủy quyền số:…
Căn cứ vào hợp đồng thuê nhà đã ký giữa chúng tôi tại Phòng Công chứng số ……….ngày …tháng….năm…, chúng tôi thỏa thuận việc thanh lý hợp đồng thuê nhà như sau:
Điều 1. Hai bên cùng đồng ý chấm dứt trước thời hạn thuê nhà kể từ ngày……….tháng ……….năm……
Điều 2. Bên A xác nhận đã nhận lại phần nhà cho thuê và Bên B đã thanh toán đủ tiền thuê nhà cho Bên A. Mọi vấn đề có liên quan đến hợp đồng thuê nhà hai bên đã tự giải quyết xong.
Điều 3. Hai bên cam kết không tranh chấp hay khiếu nại gì về sau.
Điều 4. Kể từ ngày hợp đồng thanh lý này được hai bên ký kết và Phòng Công chứng số……………thành phố …. chứng nhận, Hợp đồng thuê nhà nêu trên không còn giá trị nữa.
Hợp đồng được lập thành……….bản, mỗi bản…………trang, mỗi bên giữ 01 bản, Phòng công chứng số……….lưu 01 bản.
Lập tại Phòng công chứng số …….ngày………..tháng………..năm…….
BÊN A
(ký và ghi rõ họ và tên)
BÊN B
(ký và ghi rõ họ và tên)
5. Những điều lưu ý về hợp đồng thanh lý hợp đồng thuê nhà:
Ghi thông tin cơ bản và chính xác của các bên tham gia thanh lý hợp đồng;
Nếu thuộc trường hợp thanh lý hợp đồng trước khi hết hạn thì cần ghi rõ lý do chấm dứt hợp đồng;
Hợp đồng cần được đưa ra công chứng để đảm bảo về tính pháp lý, đặc biệt là những hợp đồng có giá trị lớn;
Nếu là hợp đồng thanh lý giữa cá nhân và công ty thì người ký hợp đồng thanh lý bên công ty phải là người có thẩm quyền hoặc có giấy ủy quyền ký vào biên bản thanh lý.
Biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà đính kèm theo hợp đồng thuê nhà đã hết giá trị hiệu lực.
khi hai bên xảy ra tranh chấp thì có thể tự hòa giải để tìm ra cách giải quyết trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau. Nhưng nếu trong trường hợp mà không thể giải quyết được vấn đề tranh chấp thì có thể một trong hai bên khởi kiện ra Tòa án để đảm bảo quyền lợi cho bản thân.
Căn cứ pháp lý:
– Bộ luật Dân sự 2015;
– Luật nhà ở 2014.