Hiện nay, đời sống ngày càng phát triển, con người thường có nhu cầu chung nhau mua một tài sản nhất định, nên thường có thoả thuận soạn hợp đồng để tránh những tranh chấp xảy ra sau này. Dưới đây là mẫu hợp đồng sở hữu chung tài sản mới nhất theo quy định của pháp luật.
Mục lục bài viết
1. Mẫu hợp đồng sở hữu chung tài sản mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…, ngày … tháng … năm …
HỢP ĐỒNG THỎA THUẬN ĐỒNG SỞ HỮU CHUNG TÀI SẢN
Hôm nay, ngày … tháng … năm …, tại … Chúng tôi gồm:
Bên A:
– Ông/Bà: … Sinh năm: …
– CMND/CCCD số: … do …, cấp ngày … /… /…
– Hộ khẩu thường trú: …
– Số điện thoại liên hệ: …
Bên B:
– Ông/Bà: … Sinh năm: …
– CMND/CCCD số: … do … , cấp ngày … /… /…
– Hộ khẩu thường trú: …
– Số điện thoại liên hệ: …
Dựa trên nhu cầu mong muốn của cá nhân, chúng tôi tự nguyện lập văn bản này đồng sở hữu khối tài sản chung như sau:
ĐIỀU 1: ĐỐI TƯỢNG CỦA HỢP ĐỒNG
– Tên tài sản: …
– Thông tin của tài sản: …
– Tình trạng của tài sản: …
ĐIỀU 2: CAM ĐOAN CỦA CÁC BÊN
Chúng tôi chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời cam đoan sau đây:
– Những thông tin về nhân thân, về tài sản trong
– Việc thỏa thuận được thực hiện theo đúng ý chí và nguyện vọng của chúng tôi và không trái pháp luật;
– Tài sản được xác định là sở hữu hợp pháp của chúng tôi, không bị tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng, không bị xử lý bằng quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà chủ sở hữu chưa chấp hành;
– Việc thỏa thuận nêu trên không nhằm trốn tránh bất kỳ nghĩa vụ tài sản nào của chúng tôi. Văn bản thỏa thuận này sẽ bị vô hiệu nếu có cơ sở xác định nhằm trốn tránh nghĩa vụ tài sản;
– Văn bản thỏa thuận được lập hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, không bị ép buộc.
ĐIỀU 3: ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG
1. Chúng tôi công nhận đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc thỏa thuận này.
2. Hiệu lực của văn bản thỏa thuận tính từ ngày hai bên ký vào văn bản này. Mọi sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ văn bản thỏa thuận này chỉ có giá trị khi được lập thành văn bản, do các bên ký tên và trước khi đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản.
Chúng tôi đã đọc lại văn bản thỏa thuận này, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong văn bản đã ký tên, điểm chỉ vào văn bản.
Bên A (Ký, ghi rõ họ tên) | Bên B (Ký, ghi rõ họ tên) |
LỜI CHỨNG CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN: …
Công chứng viên
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
2. Những nội dung chủ yếu của hợp đồng sở hữu chung tài sản:
Nhìn chung thì một hợp đồng thỏa thuận về vấn đề đồng sở hữu chung tài sản sẽ tuân thủ hình thức theo quy định của Bộ luật Dân sự, có thể bao gồm các nội dung cơ bản sau:
– Thông tin của quốc hiệu và tiêu ngữ;
– Địa điểm và thời gian lập hợp đồng sở hữu chung tài sản;
– Tên hợp đồng là Hợp đồng sở hữu chung tài sản.
– Thông tin cơ bản của các bên như tên, năm sinh, số CCCD, số điện thoại liên hệ…;
– Thông tin tài sản là đối tượng của hợp đồng như diện tích, số thửa, vị trí…;
– Điều khoản cam kết của các bên và các thỏa thuận khác không trái với quy định của pháp luật;
– Lời chứng của công chứng viên sau đó công chứng viên tiến hành kí và ghi rõ họ tên, đóng dấu của tổ chức công chứng.
3. Ý nghĩa của hợp đồng sở hữu chung tài sản:
Nhìn chung thì, quyết định của cơ quan có thẩm quyền không chỉ có tác động trực tiếp đến quyền, và lợi ích hợp pháp của các bên mà còn tác động đến đời sống vật chất, tinh thần của chủ sở hữu cũng như những người có liên quan và trật tự xã hội được pháp luật bảo vệ mà chúng ta biết. Vì vậy, việc xin cấp chứng thư đồng sở hữu đất đai có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình giải quyết tranh chấp của một chủ thể và là cơ sở, điều kiện để cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp chứng thư quyền sử dụng đất. Đơn xác nhận đồng sở hữu tài sản có các thông tin chi tiết về đồng chủ sở hữu và tài sản, cũng như các thỏa thuận cụ thể giữa các bên.
Vấn đề này thường chủ yếu phát sinh trong lĩnh vực hôn nhân. Bởi tài sản của vợ chồng theo quy định của pháp luật hôn nhân bao gồm cả tài sản chung và tài sản riêng (nếu có). Vì vậy đối tượng tài sản được vợ chồng thỏa thuận có thể là tài sản chung hoặc tài sản riêng. Dù là tài sản chung hay tài sản riêng thì vợ chồng đều có thể thỏa thuận về việc chiếm hữu sử dụng và định đoạt tài sản đó theo phương thức phù hợp với quy định pháp luật.
Việc thỏa thuận là sự thể hiện ý chí của các bên trên cơ sở tự nguyện để cùng bàn bạc với nhau để đi đến kết luận cuối cùng về một vấn đề nào đó. Chủ sở hữu có quyền chiếm hữu sử dụng và định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình. Vì vậy việc thỏa thuận về tài sản bao gồm cả việc thỏa thuận về quyền chiếm hữu sử dụng và định đoạt tài sản tuy nhiên việc thỏa thuận này phải đảm bảo các điều kiện và phương thức phù hợp với quy định của pháp luật.
Vì thế hợp đồng sở hữu chung tài sản dựa trên sự thỏa thuận của các đồng sở hữu chính là chứng thư pháp lý quan trọng thể hiện rõ nhất quyền tự do, tự thỏa thuận và tự định đoạt của công dân. Hợp đồng thể hiện rõ nét sự tiếp tục kế thừa và phát triển những quy định của các bạn hiến pháp trước đây về Quyền con người cũng như quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Đồng thời nó thể hiện trách nhiệm của nhà nước trong việc tôn trọng bảo vệ và đảm bảo việc thực hiện các quyền con người quyền công dân trong đó có các quyền về kinh tế.
4. Nguyên tắc khi thực hiện hợp đồng đồng sở hữu chung tài sản:
Mặc dù pháp luật có quy định về quyền tự do thỏa thuận, tuy nhiên quyền tự thỏa thuận định đoạt của công dân không phải là một quyền tuyệt đối. Sự thỏa thuận định đoạt của công dân chỉ hợp pháp khi nó không xâm phạm quyền lợi ích của nhà nước, của cá nhân hoặc của tổ chức khác, không nhầm trốn tránh các nghĩa vụ. Việc thỏa thuận không thể diễn ra một cách tùy tiện mà nó phải tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định. Những nguyên tắc mà pháp luật đưa ra chỉ là những nguyên tắc chung nhất, hướng những thỏa thuận này vừa diễn ra thuận lợi để giải quyết nhu cầu về tài khoản nhanh chóng mà vẫn phù hợp với các quy định của pháp luật và đạo đức xã hội. Từ lý luận và thực tiễn có thể đưa ra những nguyên tắc cơ bản sau khi thực hiện hợp đồng sở hữu chung tài sản:
Thứ nhất, thỏa thuận phải dựa trên sự tự nguyện và bình đẳng giữa hai bên. Nguyên tắc này đã thể hiện sự tiến bộ phù hợp với tiến trình phát triển của đất nước cũng như phù hợp với quy luật khách quan, phù hợp với
Thứ hai, thoả thuận về tài sản không bị cưỡng ép hoặc lừa dối. Đặc biệt là trong gia đình thì tình cảm và sự yêu thương gắn bó giữa hai vợ chồng là một điều rất quan trọng, tuy nhiên có thể hướng tới một hôn nhân ổn định lâu dài bền vững thì một vấn đề cũng cần phải quan tâm đến đó chính là đời sống vật chất và tiền bạc cũng như là tài sản chung. Việc xác lập nguyên tắc này giữa vợ và chồng nói riêng và trong các mối quan hệ khác nói chung không bị cưỡng ép lừa dối trong việc thỏa thuận về tài sản sẽ làm hạn chế trường hợp một bên không phải thực hiện các giao dịch liên quan tới tài sản trái Ý muốn của họ, gây ảnh hưởng tới quyền và lễ hợp pháp chính đáng của người đó.
Thứ ba, thỏa thuận không được làm ảnh hưởng tiêu cực đến quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba. Để xây dựng một gia đình ấm no hạnh phúc thì buộc vợ chồng phải lao động để sản xuất ra của cải vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình. Trong quá trình này có thể vợ chồng tham gia vào rất nhiều các mối quan hệ kinh tế khác nhau và buộc phải sử dụng tài sản để tham gia vào các quan hệ đó. Pháp luật tôn trọng và cho phép những cá nhân được xác định là tài sản của mình với mục đích chính đáng khác nhau, tuy nhiên trước khi đưa ra quyết định rất cần vợ chồng phải tính đến việc sử dụng tài sản có gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích chính đáng của các thành viên hoặc người thứ ba hay không. Điều này sẽ giúp cho cá nhân đưa ra quyết định một cách cẩn thận và chín chắn hơn, tránh trường hợp sử dụng tài sản gây ảnh hưởng tiêu cực và xâm phạm đến lợi ích hợp pháp của người khác.
Thứ tư, thỏa thuận không trái pháp luật và đạo đức xã hội đồng thời cũng không nhầm mục đích trốn tránh nghĩa vụ tài sản đối với người khác. Về bản chất thì cả thuận đồng sở hữu chung là một giao dịch dân sự nên nó cũng phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của một giao dịch dân sự theo quy định của bộ luật dân sự. Cá nhân có thể định đoạt tài sản của mình theo cách thức do mình đưa ra nhưng phải dựa trên những quy định của pháp luật về đạo đức và xã hội. Đồng thời cũng không được trốn tránh bất kỳ nghĩa vụ tài sản nào đối với người khác. Khi cá nhân đó thỏa thuận về tài sản mà ảnh hưởng tới quyền và lợi ích chính đáng của các thành viên trong gia đình họ cũng như người thứ ba thì họ phải có trách nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật về bồi thường. Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng nhằm hạn chế tối đa trường hợp những cá nhân thỏa thuận tài sản với mục đích thiếu lành mạnh gây nên những ảnh hưởng tiêu cực.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đất đai năm 2013.