Để thực hiện việc nhập khẩu các trang thiết bị điện lạnh đó thì các bên phải ký kết hợp đồng với nhau. Vậy hợp đồng nhập khẩu trang thiết bị điện lạnh là gì? Khi soạn thảo hợp đồng nhập khẩu trang thiết bị điện lạnh thì các bên tham gia hợp đồng cần lưu ý những vấn đề gì?
Mục lục bài viết
1. Hợp đồng nhập khẩu trang thiết bị điện lạnh là gì?
Hợp đồng nhập khẩu trang thiết bị điện lạnh được lập ra nhằm ghi nhận sự thỏa thuận của bên mua và bên bán về việc nhập khẩu khẩu trang thiết bị điện lạnh. Ngoài ra, Hợp đồng nhập khẩu trang thiết bị điện lạnh mang giá trị pháp lý đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia ký kết hợp đồng. Và cũng chính là căn cứ để giải quyết những tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng.
2. Mẫu hợp đồng nhập khẩu trang thiết bị điện lạnh:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do – Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU TRANG THIẾT BỊ ĐIỆN LẠNH
Số:…….
Ngày:….
Giữa các bên:…….
Tel:…….……Fax:… …
Telex:…………
Đại diện bởi ông:…
sau đây được gọi là Bên mua.
Và.
Tel:…….……Fax:… …….
Telex:……….
Đại diện bởi ông:…
Sau đây được gọi là Bên bán.
Hai bên đã nhất trí như sau:
ĐIỀU 1: ĐỐI TƯỢNG CỦA HỢP ĐỒNG
Bên mua đồng ý mua và Bên bán đồng ý bán những trang thiết bị và phụ tùng dưới đây với giá cả ghi trong Điều này với những điều kiện quy định trong Điều 2 hay những quy định khác ở những điều khoản khác của hợp đồng này.
(Tất cả những quy cách phẩm chất và mô tả chi tiết được ghi trong phụ lục số 1 đính kèm theo đây như là một phần thiết yếu của hợp đồng này).
– Điều kiện giao hàng..
2: TRÁCH NHIỆM CỦA BÊN BÁN
Bên bán được xem như có am hiểu tường tận và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh thiết bị điện lạnh, cam kết cung cấp.
2.1/ Tất cả trang thiết bị và phụ tùng mới hoàn toàn như được mô tả trong phụ lục số 1 của hợp đồng này.
2.2/ Tất cả những tài liệu cần thiết như: sơ đồ bản vẽ chi tiết những quy cách vận hành trong sử dụng dân dụng cũng như trong nhà máy công nghiệp, những chỉ dẫn lắp đặt và vận hành, hướng dẫn bảo trì… sau đây sẽ được gọi là tài liệu kỹ thuật, tất cả được viết bằng tiếng Anh, trong đó sử dụng hệ thống đo lường metric, những tài liệu này để giúp Bên mua có thể thực hiện sử dụng thiết bị vào sử dụng dân dụng hoặc sử dụng trong nhà máy công nghiệp, lắp đặt và cung cấp dịch vụ, bảo trì cho thiết bị. Tất cả những tài liệu trên đây đều sẽ thuộc về sở hữu của bên mua.
2.3/ Những trách nhiệm của bên bán theo điều khoản này vẫn hiệu lực cho đến hết thời hạn bảo hành.
ĐIỀU 3: TRÁCH NHIỆM CỦA BÊN MUA
3.1/ Bên mua sẽ thực hiện việc tháo dỡ và kiểm tra những thiết bị máy móc do bên bán giao theo hợp đồng này tại địa điểm lắp đặt, với sự có mặt của đại diện bên mua và/hoặc …
3.2/ Bên mua sẽ cung cấp những dụng cụ thông thường và những điều kiện thuận lợi thỏa đáng để cần thiết cho việc lắp đặt, chạy thử, vận hành thiết bị máy móc trong hợp đồng này.
3.3/ Việc lắp đăt thiết bị máy móc trên đây sẽ do bên mua thực hiện, tuân thủ theo những hướng dẫn của bên bán và theo quy định trong tài liệu kỹ thuật do bên bán cung cấp.
ĐIỀU 4: GIAO HÀNG, THÔNG BÁO GIAO HÀNG VÀ BẢO HIỂM
4.1/ Bên bán sẽ gửi cho bên mua qua hệ thống phát nhanh DHL Express theo địa chỉ trên đây bốn (04) bộ đầy đủ tài liệu kỹ thuật như được trong Điều 2 hợp đồng này trong vòng một (01) tháng sau khi bên bán nhận được thư tín dụng đã được tu chỉnh hoàn hảo.
4.2/ Những trang thiết bị như ghi trong phụ lục số 1 của hợp này sẽ được giao lên tàu trong vòng bốn (04) tháng kể từ khi bên bán đã nhận được thư tín dụng đã được tu chỉnh hoàn hảo.
Mười ngày trước ngày giao hàng theo lịch định trước. Bên bán sẽ gửi cho bên mua một
Ngay sau khi xếp hàng lên tàu hoặc chậm nhất là 02 ngày sau khi tàu khởi hành, bên bán sẽ thông báo cho bên mua bằng telex/fax về những chi tiết của việc giao hàng ấy, bao gồm: tên tàu, số vận đơn đường biển và ngày ký phát vận đơn, trị giá trên hóa đơn , số lượng kiện và trọng lượng các kiện, dự định giờ tàu khởi hành, dự định giờ tàu cập cảng…
4.3/ Những trang thiết bị trên đây không được giao từng phần và chuyển tải.
– Cảng đi:………….
– Cảng đến:………..
4.4/ Bên bán sẽ có trách nhiệm bảo hiểm lô hàng, điều kiện bảo hiểm mọi rủi ro quy định trong bộ luật những điều kiện bảo hiểm Loyds’ Institute cargo clause (A), không khấu trừ, cho 110% giá trị theo hóa đơn, quy định thêm rằng nếu xảy ra thiệt hại thì tiền bồi thường có thể lãnh tại……… – Việt Nam.
ĐIỀU 5: BAO GÓI VÀ KÝ HIỆU
5.1/ Hàng hóa theo mô tả trong phụ lục số 1 sẽ được đóng vào những kiện gỗ thích hợp đi biển và theo tiêu chuẩn xuất khẩu. Trước khi đóng gói, tất cả những phần trang thiết bị và phụ tùng bằng kim loại phải được bao lại cẩn thận, kỹ lưỡng bằng những giấy tráng dầu bền, không thấm nước để bảo vệ hàng một cách trọn vẹn, không bị ăn mòn hoặc hư hại nào.
5.2/ Ở hai bên mỗi kiện, ghi những ký mã hiệu sau đây bằng mực không phai nước.
– Người gửi hành:
– Số hợp đồng:
– Số thư tín dụng:
– Kiện số: A/B (A: số thứ tự của kiện – B: tổng số kiện được giao lên tàu).
– Trọng lượng: tổng cộng/tịnh.
– Bộ phận số:
– Cảng đến: .
– Người nhận hàng:
– Kích thước: Dài x Rộng x Cao (cm).
5.3/ Trên mỗi kiện, tại những vị trí cần thiết phải ghi những ký hiệu dễ vỡ, dựng đứng theo chiều này, để nơi khô ráo v.v… (những ký hiệu quốc tế chỉ dẫn về xử lý/vận chuyển, móc kéo/cẩu/nâng/lưu kho cần thiết)
5.4/ Mỗi kiện sẽ được gắn thêm một danh mục riêng trong đó ghi những quy cách miêu tả về thiết kế của hàng hóa, số lượng, số món hàng có trong kiện ấy.
5.5/ Mỗi kiện không vượt quá 5 tấn trọng lượng, 10 m3 thể tích, 2,3 m chiều cao.
5.6/ Trong trường hợp hàng hóa bị mất mát hư hỏng, đổ vỡ, hoặc bị rỉ sét, ăn mòn do thiếu sót trong việc bao gói hàng hóa, bên bán hoàn toàn chịu trách nhiệm.
ĐIỀU 6: GIÁ CẢ VÀ THANH TOÁN
6.1/ Giá cả ghi trong Điều 1 hợp đồng này được căn cứ trên thư tín dụng có thời hạn 540 ngày kể từ ngày ký phát vận đơn, bao gồm cả lãi suất ngân hàng, giá cả hàng hóa, chi phí vận chuyển, bảo hiểm và tất cả những chi phí cho những tài liệu kỹ thuật mà bên bán giao cho bên mua theo phụ lục 01 hay những điều khoản khác trong hợp đồng này.
6.2/ Tổng giá trị hợp đồng này.. ……USD CIF, sẽ được bên mua thanh toán cho bên bán hàng bằng thư tín dụng không hủy ngang có thời hạn 540 ngày sau ngày ký phát vận đơn. Bên mua xin mở thư tín dụng này qua ngân hàng.. ….. Tp. HCM hay ngân hàng khác tại .. tùy sự lựa chọn của bên mua.
20 ngày sau khi ký kết hợp đồng, bên mua sẽ làm thủ tục mở thư tín dụng, nếu không hợp đồng này sẽ bị vô hiệu mà không đem lại sự bồi hoàn nào cả.
Những chứng từ thanh toán cần thiết sau thư tín dụng gồm:
– Phiếu đóng gói chi tiết;
– Giấy chứng nhận xuất xứ lô hàng;
– Giấy chứng nhận chất lượng do nhà sản xuất ấn hành, với lời cam kết bảo hành 12 tháng vận hành thiết bị trên, tính từ khi thiết bị này đạt được công suất quy định trong quá trình chạy thử.
– Hợp đồng bảo hiểm
– Thông báo giao hàng bằng telex/fax
– Biên nhận đã gửi DHL một bản gốc vận đơn đường biển và hai bộ chứng từ không chuyển nhượng được, gửi trong vòng 3 ngày sau khi xếp hàng lên tàu.
– Biên nhận đã gửi qua DHL cho bên mua bốn (04) bộ tài liệu kỹ thuật trong vòng 01 tháng sau khi bên bán nhận được thư tín dụng đã tu chỉnh hoàn hảo.
– Biên nhận của thuyền phó nhận chuyển cho bên mua ở cảng đến hai (02) bộ chứng từ không chuyển nhượng được.
ĐIỀU 7: LẮP ĐẶT CHẠY THỬ VÀ CHẤP NHẬN
7.1/ Hàng hóa được chuyên chở đến theo hợp đồng sẽ được mở thùng tại xưởng của bên mua với sự hiện diện của đại diện bên bán và/hoặc với nhân viên của VINACONTROL. Một bảng báo cáo tương ứng sẽ được lập vào cuối buổi kiểm tra và được từng bên ký vào. Bất kỳ sự thiếu hụt hoặc hư hỏng nào do lỗi của bên bán hoặc của bên sản xuất sẽ được ghi nhận và sự đền bù sẽ được thực hiện nhanh chóng.
Giấy chứng nhận kiểm định do VINACONTROL cấp được xem như là bằng chứng để buộc người bán phải bổ sung, thay thế hoặc hoàn tiền lại đối với những phần thiếu hụt hoặc hư hỏng do lỗi của người bán.
7.2/ Bên mua sẽ lắp đặt thiết bị theo đúng chỉ dẫn của tài liệu kỹ thuật do bên bán cung cấp theo đúng hợp đồng.
Nếu sự lắp đặt hoàn chỉnh bị trì hoãn do sự thiếu hụt hoặc hư hỏng (như đã nêu ở 7.1) do lỗi của bên bán, thời gian bị trì hoãn sẽ được ghi nhận và hai bên sẽ thỏa thuận mức đền bù thiệt hại mà bên bán phải chịu do việc trì hoãn kế hoạch sản xuất.
7.3/ Sau khi hoàn thành việc lắp đặt thiết bị, bên mua sẽ tiến hành chạy thử máy, chạy không tải và chạy có chứa hàng trong vòng 4 và 8 giờ liên tục. Việc chạy thử sẽ được lập lại trong vòng 3 ngày liên tục theo cùng cách thức đã được ghi rõ trong tài liệu kỹ thuật.
7.4/ Công suất bảo hành của thiết bị máy móc sẽ được kiểm chứng trong quá trình chạy thử. Nếu không đạt được công suất bảo hành như quy định trong phụ lục số 1 do lỗi của bên bán hoặc của nhà sản xuất, thì bên bán phải tự mình đền bù hoặc bổ sung cho bất kỳ sự thiếu hụt hoặc thay thế cho các phần hư hỏng được tìm thấy.
7.5/ Nếu đạt được công suất bảo hành thiết bị trong quá trình chạy thử, người bán coi như đã hoàn tất tất cả nghĩa vụ hợp đồng ngoại trừ thời hạn bảo hành.
ĐIỀU 8: THỜI GIAN BẢO HÀNH
8.1/ Thời gian bảo hành của tất cả thiết bị, phụ tùng và phụ tùng thay thế là 12 tháng kể từ ngày đạt được công suất bảo hành.
8.2/ Trong suốt thời gian bảo hành, nếu phát hiện ra bất kỳ sự hư hỏng hoặc trục trặc có liên quan khác, bên mua phải thông báo ngay cho bên bán biết các phần hư hỏng, trục trặc có liên quan đến lỗi hoặc trách nhiệm của bên bán và của nhà sản xuất. Bên bán phải nhanh chóng đền bù, sửa chữa hoặc thay thế cho các phần hư hỏng, trục trặc trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của bên mua bằng telex/fax.
Nếu người bán chậm trễ trong việc đền bù/sửa chữa hoặc thay thế cho những phần hư hỏng, người bán sẽ phải chịu bồi thường cho việc trì hoãn thời gian sản xuất, tiền bồi thường này do 2 bên thỏa thuận.
ĐIỀU 9: BẤT KHẢ KHÁNG
9.1/ Hợp đồng không ràng buộc người bán và người mua nếu sự thực hiện hợp đồng là không thể được vì lý do bất khả kháng nó bao gồm nhưng không chỉ giới hạn trong chiến tranh, đình công lớn, hạn chế nhập khẩu, hỏa hoạn, thiên tai.
9.2/ Một giấy chứng nhận do một tổ chức có thẩm quyền hoặc Phòng Thương mại tại nước người bán hoặc người mua cấp sẽ là bằng chứng có giá trị trong trường hợp này.
9.3/ Bên nào gặp bất khả kháng phải thông báo ngay cho bên kia biết trong vòng 10 ngày kể từ ngày xảy ra bất khả kháng. Nếu bất khả kháng được chính thức xác nhận là kéo dài 2 tháng liên tục kể từ ngày xảy ra, hợp đồng sẽ bị hủy bỏ mà không có bất kỳ sự khiếu nại nào, trừ phi hai bên đồng ý khác đi sau đó.
ĐIỀU 10: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
Bất kỳ sự tranh chấp nào phát sinh từ hợp đồng này sẽ được giải quyết một cách hữu nghị giữa hai bên. Nếu có tranh chấp nào không thể giải quyết được, sẽ được đem ra tòa án, hay trọng tài ở Hague, Nertherlands, theo luật hòa giải và xét xử của tòa án thương mại quốc tế hiện hành vào thời gian xét xử. Quyết định phân xử là quyết định cuối cùng và có giá trị ràng buộc hai bên.
ĐIỀU 11: CÁC ĐIỀU KHOẢN KHÁC
Bất kỳ sự thay đổi hoặc sửa chữa nào đối với hợp đồng này phải được làm thành văn bản (bao gồm telex/fax) và chịu sự đồng ý của hai bên. Những sự thay đổi và sửa chữa này được xem như là một phần của hợp đồng.
Hợp đồng này được làm thành 4 bản bằng tiếng Anh có giá trị tương đương. Hai bản do người mua giữ và hai bản do người bán giữ.
THAY MẶT NGƯỜI MUA THAY MẶT NGƯỜI BÁN
3. Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng nhập khẩu trang thiết bị điện lạnh:
Phần thông tin của các chủ thể tham gia hợp đồng cần ghi đầy đủ, chính xác, chi tiết và phải đúng với những thông tin trong giấy tờ bản gốc có liên quan.
Điều 1. Đối tượng của hợp đồng: Bên mua sẽ cung cấp những thông tin, dữ liệu về trang thiết bị điện lạnh được nhập khẩu. Tất cả những quy cách phẩm chất và mô tả chi tiết được ghi trong phụ lục số 1 đính kèm theo đây như là một phần thiết yếu của hợp đồng này.
Điều 2, Điều 3. Trách nhiệm của các chủ thể tham gia ký kết hợp đồng phải được quy định rõ ràng trong hợp đồng tuân theo những quy định của pháp luật và dựa trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau của các bên tham gia hợp đồng.
Điều 4. Giao hàng và thông báo giao hàng và bảo hiểm: bên bán sẽ có trách nhiệm giao tất cả các trang thiết bị điện lạnh và có trách nhiệm phải thông báo cho bên mua biết việc sẽ giao hàng và với hình thức như thế nào.
Bất kỳ sự tranh chấp nào phát sinh từ hợp đồng này sẽ được giải quyết một cách hữu nghị giữa hai bên. Nếu có tranh chấp nào không thể giải quyết được, sẽ được đem ra tòa án, hay trọng tài ở Hague, Nertherlands, theo luật hòa giải và xét xử của tòa án thương mại quốc tế hiện hành vào thời gian xét xử. Quyết định phân xử là quyết định cuối cùng và có giá trị ràng buộc hai bên.
Bất kỳ sự thay đổi hoặc sửa chữa nào đối với hợp đồng này phải được làm thành văn bản (bao gồm telex/fax) và chịu sự đồng ý của hai bên. Những sự thay đổi và sửa chữa này được xem như là một phần của hợp đồng. Hình thức và nội dung của hợp đồng phải tuân thủ theo quy định của pháp luật. Từ ngữ và câu văn được dùng trong hợp đồng phải ngắn gọn, xúc tích, tránh sai chính tả để giúp các bên không hiểu sai nội dung của hợp đồng.
Căn cứ pháp lý: