Khi thực hiện phát hành trái phiếu các chủ thể tham gia hợp đồng sẽ phải ký kết hợp đồng, một trong những hợp đồng liên quan đến phát hành trái phiếu đó là hợp đồng nguyên tắc phát hành trái phiếu. Vậy hợp đồng nguyên tắc phát hành trái phiếu là gì?
Mục lục bài viết
1. Trái phiếu là gì?
Trái phiếu là một chứng nhận nghĩa vụ nợ của người phát hành phải trả cho người sở hữu trái phiếu đối với một khoản tiền cụ thể (mệnh giá của trái phiếu), trong một thời gian xác định và với một lợi tức quy định.
Lịch biểu phát hành trái phiếu được quy định tại khoản 2, Điều 5, Thông tư số 111/2018/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2018 hướng dẫn phát hành và thanh toán công cụ nợ của Chính phủ tại thị trường trong nước:
“a) Trái phiếu phát hành theo phương thức đấu thầu hoặc bảo lãnh:
– Ngày tổ chức phát hành trái phiếu là ngày thứ Tư trong tuần phát hành. Căn cứ kế hoạch phát hành công cụ nợ của Chính phủ, nhu cầu huy động vốn cho ngân sách Nhà nước và nhu cầu quản lý ngân quỹ, Kho bạc Nhà nước có thể quyết định ngày tổ chức phát hành trái phiếu vào các ngày khác trong tuần;
– Ngày thanh toán tiền mua trái phiếu là ngày làm việc liền kề sau ngày tổ chức phát hành;
– Trước ngày 31 tháng 12 hàng năm, Kho bạc Nhà nước
b) Trái phiếu phát hành theo phương thức riêng lẻ:
– Căn cứ vào phương án phát hành trái phiếu theo phương thức riêng lẻ được Bộ Tài chính chấp thuận, Kho bạc Nhà nước
– Ngày thanh toán tiền mua trái phiếu là ngày nhà đầu tư mua trái phiếu tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngày nhà đầu tư chuyển tiền mua trái phiếu vào tài khoản do Kho bạc Nhà nước chỉ định.”
Phát hành trái phiếu dưới các hình thức như đấu thầu phát hành trái hiếu, bảo lãnh phát hành trái phiếu, phát hành trái phiếu đảm bảo thanh khoản cho nhà tạo lập thị trường.
2. Hợp đồng nguyên tắc phát hành trái phiếu là gì?
Hợp đồng nguyên tắc phát hành trái phiếu mang ra giá trị cao nhằm ràng buộc quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng đồng thời là cơ sở để giải quyết những tranh chấp, mâu thuẫn phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Nội dung của hợp đồng nguyên tắc phát hành trái phiếu bao gồm:
– Thông tin của các chủ thể tham gia hợp đồng.
– Đối tượng của hợp đồng
– Thỏa thuận của các bên
– Chấm dứt hợp đồng
– Điều khoản về giải quyết tranh chấp phát sinh.
3. Mẫu hợp đồng nguyên tắc phát hành trái phiếu:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
HỢP ĐỒNG NGUYÊN TẮC PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU
Số:……/HĐNT
– Căn cứ Bộ luật Dân sự nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 24 tháng 11 năm 2015;
– Căn cứ Luật Quản lý nợ công ngày 23 tháng 11 năm 2017;
– Căn cứ Nghị định số 95/2018/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ về phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán;
– Căn cứ Thông tư số 111/2018/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2018 hướng dẫn phát hành và thanh toán công cụ nợ của Chính phủ tại thị trường trong nước;
Bên A: Kho bạc Nhà nước, người đại diện là ông/bà:…….
Địa chỉ:……..
Điện thoại:……. Fax:…… E-mail:……
Tài Khoản thanh toán VNĐ số:………. tại……..
Bên B: …(tên nhà tạo lập thị trường), người đại diện là ông/bà:…
Địa chỉ:……………
Điện thoại:……….. Fax:…….. E-mail:…..
Tài Khoản thanh toán VNĐ số:……… tại…..
Hai bên thống nhất ký kết Hợp đồng nguyên tắc phát hành trái phiếu để đảm bảo thanh khoản (sau đây gọi là “Hợp đồng”) với các Điều Khoản như sau:
Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
Hợp đồng này là Hợp đồng nguyên tắc, áp dụng đối với việc phát hành trái phiếu để đảm bảo thanh khoản theo quy định tại Thông tư hướng dẫn phát hành và thanh toán công cụ nợ của Chính phủ tại thị trường trong nước, giữa Bên A và Bên B.
Điều 2. Thỏa thuận của các bên
Hai bên ký Hợp đồng này thỏa thuận:
1. Tuân thủ các Điều khoản và Điều kiện của Hợp đồng này và các quy định pháp luật liên quan.
2. Người đại diện cho mỗi bên ký kết Hợp đồng này là đại diện hợp pháp của mỗi bên.
3. Bên A chỉ phát hành trái phiếu để hỗ trợ thanh khoản khi bên B đáp ứng được các điều kiện để hỗ trợ thanh khoản theo quy định và bên A còn hạn mức phát hành trái phiếu trong năm.
4. Bên B có tất cả các quyền và lợi ích đối với trái phiếu do bên A phát hành để đảm bảo thanh khoản, được sử dụng trái phiếu này để giao dịch trên thị trường thứ cấp.
5. Trường hợp Bên B không hoàn trả trái phiếu, Bên A được phép giữ tiền ký quỹ và thực hiện tất toán hợp đồng theo quy định tại Khoản 5 Điều 21 Thông tư số 111/2018/TT-BTC.
6. Các khoản thanh toán giữa hai bên được thực hiện bằng đồng Việt Nam và được chuyển vào tài khoản của từng bên theo Hợp đồng này. Việc phát hành, tất toán hợp đồng phát hành trái phiếu để đảm bảo thanh khoản thực hiện theo quy định tại Thông tư số 111/2018/TT-BTC, Hợp đồng này và Hợp đồng chi tiết ký giữa bên A và bên B.
Điều 3. Chấm dứt Hợp đồng
Hợp đồng này tự động chấm dứt hiệu lực khi Bên B chấm dứt tư cách là nhà tạo lập thị trường.
Điều 4. Luật áp dụng và giải quyết tranh chấp
Hợp đồng này được giải thích và điều chỉnh theo quy định của Nghị định số 95/2018/NĐ-CP ngày 30/06/2018 của Chính phủ, Thông tư số 111/2018/TT-BTC ngày 15/11/2018 của Bộ Tài chính và pháp luật có liên quan.
…
Điều 5. Nội dung cơ bản của Hợp đồng chi tiết
Kho bạc nhà nước và …………… (tên nhà tạo lập thị trường) ký Hợp đồng chi tiết phát hành trái phiếu để đảm bảo thanh khoản đối với từng lần phát hành. Hợp đồng chi tiết bao gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Tổ chức phát hành (Kho bạc Nhà nước);
b) Nhà tạo lập thị trường yêu cầu hỗ trợ thanh khoản;
c) Thông tin về trái phiếu phát hành để đảm bảo thanh khoản: mã trái phiếu, kỳ hạn, ngày phát hành, ngày đáo hạn;
d) Khối lượng trái phiếu phát hành để đảm bảo thanh khoản;
đ) Thời hạn phát hành để đảm bảo thanh khoản (tính từ ngày Kho bạc Nhà nước phát hành trái phiếu đảm bảo thanh khoản cho đến ngày đáo hạn hợp đồng hỗ trợ thanh khoản)
e) Giá trái phiếu;
g) Tỷ lệ phòng ngừa rủi ro;
h) Số tiền ký quỹ;
i) Chi phí thực hiện hợp đồng;
k) Ngày phát hành trái phiếu đảm bảo thanh khoản;
l) Ngày đáo hạn hợp đồng hỗ trợ thanh khoản;
m) Số tiền nhà tạo lập thị trường nhận lại từ Kho bạc Nhà nước khi đã hoàn trả trái phiếu;
n) Tài khoản nhận tiền ký quỹ của Kho bạc Nhà nước;
o) Tài khoản nhận lại tiền ký quỹ của nhà tạọ lập thị trường;
p) Tài khoản lưu ký chứng khoán của nhà tạo lập thị trường.
Điều 6. Hiệu lực thi hành
Hợp đồng này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Hợp đồng được lập thành 02 bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 01 bản.
….………., ngày…tháng…năm…
ĐẠI DIỆN BÊN A
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
ĐẠI DIỆN BÊN B
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
4. Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng nguyên tắc phát hành trái phiếu:
Phần thông tin của các chủ thể tham gia ký kết hợp đồng: Yêu cầu bên Kho bạc Nhà nước và bên tạo lập thị trường sẽ phải ghi đầy đủ những thông tin như tên của người đại diện- chức vụ của người đại diện, địa chỉ, số điện thoại, số tài khoản thanh toán,… Những thông tin đó cần phải thật chính xác, chi tiết những thông tin đó và các bên cần đảm bảo tính trung thực của những thông tin đó.
Điều 1. Đối tượng áp dụng trong hợp đồng: Hợp đồng này là Hợp đồng nguyên tắc, áp dụng đối với việc phát hành trái phiếu để đảm bảo thanh khoản theo quy định tại Thông tư hướng dẫn phát hành và thanh toán công cụ nợ của Chính phủ tại thị trường trong nước.
Điều 2. Thỏa thuận của các bên:
Các bên tuân thủ các Điều khoản và Điều kiện của Hợp đồng này và các quy định pháp luật liên quan. Người đại diện cho mỗi bên ký kết Hợp đồng này là đại diện hợp pháp của mỗi bên.
Bên Kho bạc Nhà nước chỉ phát hành trái phiếu để hỗ trợ thanh khoản khi bên B đáp ứng được các điều kiện để hỗ trợ thanh khoản theo quy định và bên tạo lập thị trường còn hạn mức phát hành trái phiếu trong năm.
Bên Kho bạc Nhà nước có tất cả các quyền và lợi ích đối với trái phiếu do bên Kho bạc Nhà nước phát hành để đảm bảo thanh khoản, được sử dụng trái phiếu này để giao dịch trên thị trường thứ cấp.
Các khoản thanh toán giữa hai bên được thực hiện bằng đồng Việt Nam và được chuyển vào tài khoản của từng bên theo Hợp đồng này. Việc phát hành, tất toán hợp đồng phát hành trái phiếu để đảm bảo thanh khoản thực hiện theo quy định tại Thông tư số 111/2018/TT-BTC, Hợp đồng này và Hợp đồng chi tiết ký giữa bên Kho bạc Nhà nước và bên tạo lập thị trường.
Điều 3. Điều khoản về chấm dứt hợp đồng: Đối với hợp đồng này thì sẽ tự động chấm dứt hiệu lực khi Bên tạo lập thị trường chấm dứt tư cách là nhà tạo lập thị trường.
Điều 4. Luật áp dụng và giải quyết tranh chấp:
Hợp đồng này được giải thích và điều chỉnh theo quy định của Nghị định số 95/2018/NĐ-CP ngày 30/06/2018 của Chính phủ, Thông tư số 111/2018/TT-BTC ngày 15/11/2018 của Bộ Tài chính và pháp luật có liên quan.
Trong thời gian thực hiện hợp đồng có thể xảy ra những bất lợi phát sinh nên các bên cần phải thông báo cho nhau để kịp thời để tìm cách giải quyết. Có thể tự hòa giải với nhau nhưng nếu không thể tự hòa giải được thì sẽ phải đưa tranh chấp ra Tòa để xử lý. Mọi quyết định của
Hình thức và nội dung trong hợp đồng cần chính xác và đầy đủ theo quy định của Pháp luật. Từ ngữ, câu văn trong hợp đồng cần ngắn gọn, xúc tích, tránh sai chính tả để không làm các chủ thể tham gia hợp đồng không hiểu sai nội dung của hợp đồng.
Căn cứ pháp lý:
– Thông tư số 111/2018/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2018 hướng dẫn phát hành và thanh toán công cụ nợ của Chính phủ.