Xã hội ngày càng phát triển, hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ là hoạt động rất phổ biến. Các bên có nhu cầu nghiên cứu và phát triển công nghệ sẽ ký kết với nhau hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
Mục lục bài viết
1. Nghiên cứu khoa học là gì? Phát triển công nghệ là gì?
Trước tiên chúng ta cần hiểu ” Khoa học” là những tri thức đạt được qua kinh nghiệm thực tế và nghiên cứu. Khoa học nói một cách đơn giản bao gồm những tính toán và thử nghiệm các giả thuyết dựa trên những bằng chứng và thí nghiệm được quan sát là quan trọng và có thể ứng dụng.
Nghiên cứu khoa học là hoạt động tìm hiểu, quan sát, thí nghiệm… dựa trên những số liệu, dữ liệu, tài liệu thu thập được để tìm ra bản chất, quy luật chung của sự vật, hiện tượng, những kiến thức mới hoặc tìm ra những ứng dụng kỹ thuật mới, những mô hình mới có ý nghĩa thực tiễn.
Công nghệ ( Technology) là sự phát minh, sự thay đổi, việc sử dụng, và kiến thức về các công cụ, máy móc, kỹ năng nghề nghiệp, hệ thống, và phương pháp tổ chức, nhằm giải quyết một vấn đề, cải tiến một giải pháp đã tồn tại, đạt một mục đích, hay thực hiện một chức năng cụ thể đòi hỏi hàm lượng chất xám cao. Công nghệ ảnh hưởng đáng kể lên khả năng kiểm soát và thích nghi của con người cũng như của những động vật khác vào môi trường tự nhiên của mình. Nói một cách đơn giản, công nghệ là sự ứng dụng những phát minh khoa học vào những mục tiêu hoặc sản phẩm thực tiễn và cụ thể phục vụ đời sống con người, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp hoặc thương mại.
Phát triển công nghệ là hoạt động sử dụng kết quả nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, thông qua việc triển khai thực nghiệm và sản xuất thử nghiệm để hoàn thiện công nghệ hiện có, tạo ra công nghệ mới.
2. Hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ là gì?
Hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ là sự thỏa thuận giữa các bên nhằm giải quyết các nhu cầu nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ triển khai kỹ thuật công nghệ- khoa học để áp dụng vào thực tiễn đời sống.
Hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được ký kết nhằm ghi nhận sự thỏa thuận của các bên về việc nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ còn mang giá trị pháp lý giúp đảm bảo quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên khi tham gia hợp đồng. Đồng thời Hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cũng chính là văn bản giúp giải quyết những tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng.
3. Mẫu hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ:
Mẫu hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ sẽ do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành. Mẫu được ban hành tại Thông tư số 05/2014/TT-BKHCN.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
…, ngày……..tháng……..năm 20……..
HỢP ĐỒNG THỰC HIỆN ………..
Số: ..….
Căn cứ ……….;
Căn cứ Luật khoa học và công nghệ ngày 18 tháng 6 năm 2013;
Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BKHCN ngày 10 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành “Mẫu hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ”;
Căn cứ ……..(Ghi các Quyết định phê duyệt, giao, triển khai thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ này)
CHÚNG TÔI GỒM:
1. Bên đặt hàng (Bên A): (Ghi tên tổ chức có thẩm quyền ký kết Hợp đồng được quy định tại Khoản 2 Điều 27 Luật khoa học và công nghệ).
– Do Ông/Bà ……….
– Chức vụ: ………làm đại diện.
– Địa chỉ: ……..
– Điện thoại: ………Email: ……..
2. Bên nhận đặt hàng (Bên B): (Ghi tên tổ chức chủ trì thực hiện Đề tài/Đề án/Dự án/Dự án sản xuất thử nghiệm):
– Do Ông/Bà: ……..
– Chức vụ: …………làm đại diện.
– Địa chỉ: …………
– Điện thoại: …… Email: …….
– Số tài khoản: ……..
– Tại:……..
Cùng thỏa thuận và thống nhất ký kết Hợp đồng thực hiện…. (sau đây gọi tắt là Hợp đồng) với các điều khoản sau:
Điều 1. Đặt hàng và nhận đặt hàng thực hiện Đề tài/Đề án/Dự án/Dự án sản xuất thử nghiệm.
Bên A đặt hàng và Bên B nhận đặt hàng thực hiện Đề tài/Đề án/Dự án/Dự án sản xuất thử nghiệm”…” theo các nội dung trong Thuyết minh Đề tài/Đề án/Dự án/Dự án sản xuất thử nghiệm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (sau đây gọi tắt là Thuyết minh).
Thuyết minh là bộ phận không tách rời của Hợp đồng.
Điều 2. Thời gian thực hiện Hợp đồng
Thời gian thực hiện Đề tài/Đề án/Dự án/Dự án sản xuất thử nghiệm là ……… tháng, từ tháng ……….năm 20 ……..đến tháng … năm 20 …….
Điều 3. Kinh phí thực hiện Đề tài/Đề án/Dự án/Dự án sản xuất thử nghiệm
1. Đề tài/Đề án/Dự án/Dự án sản xuất thử nghiệm được thực hiện theo hình thức: Khoán chi một phần/Khoán chi đến sản phẩm cuối cùng.
2. Tổng kinh phí thực hiện Đề tài/Đề án/Dự án/Dự án sản xuất thử nghiệm là ……… (bằng chữ……… ), trong đó:
– Kinh phí từ ngân sách nhà nước:………. (bằng chữ…..).
+ Kinh phí khoán: ………. (bằng chữ…..).
+ Kinh phí không giao khoán: …… (bằng chữ…..)
– Kinh phí từ nguồn khác: ……. (bằng chữ…..).
3. Tiến độ cấp kinh phí: Tiến độ cấp kinh phí được ghi trong Thuyết minh phù hợp với quy định pháp luật.
Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của các bên
1. Quyền và nghĩa vụ của Bên A
a) Cung cấp các thông tin cần thiết cho việc triển khai, thực hiện Hợp đồng;
b) Bố trí cho Bên B số kinh phí từ ngân sách nhà nước quy định tại Khoản 2 Điều 3 Hợp đồng này theo tiến độ kế hoạch, tương ứng với các nội dung nghiên cứu được phê duyệt;
c) Phê duyệt kế hoạch đấu thầu, mua sắm máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu và dịch vụ của Đề tài/Đề án/Dự án/Dự án sản xuất thử nghiệm bằng kinh phí do Bên A cấp (nếu có);
d) Trước mỗi đợt cấp kinh phí, trên cơ sở báo cáo tình hình thực hiện Đề tài/Đề án/Dự án/Dự án sản xuất thử nghiệm của Bên B, Bên A căn cứ vào sản phẩm, khối lượng công việc đã hoàn thành theo Thuyết minh để cấp tiếp kinh phí thực hiện Hợp đồng. Bên A có quyền thay đổi tiến độ cấp hoặc ngừng cấp kinh phí nếu Bên B không hoàn thành công việc đúng tiến độ, đúng nội dung công việc được giao;
đ) Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất để đánh giá tình hình Bên B thực hiện Đề tài/Đề án/Dự án/Dự án sản xuất thử nghiệm theo Thuyết minh;
e) Kịp thời xem xét, giải quyết theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền giải quyết kiến nghị, đề xuất của Bên B về điều chỉnh nội dung chuyên môn, kinh phí và các vấn đề phát sinh khác trong quá trình thực hiện Đề tài/Đề án/Dự án/Dự án sản xuất thử nghiệm;
g) Tổ chức đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện Đề tài/Đề án/Dự án/Dự án sản xuất thử nghiệm của Bên B theo các yêu cầu, chỉ tiêu trong Thuyết minh;
h) Có trách nhiệm cùng Bên B tiến hành thanh lý Hợp đồng theo quy định hiện hành;
i) Phối hợp cùng Bên B xử lý tài sản được mua sắm bằng ngân sách nhà nước hoặc được tạo ra từ kết quả nghiên cứu của Đề tài/Đề án/Dự án/Dự án sản xuất thử nghiệm sử dụng ngân sách nhà nước (nếu có) theo quy định của pháp luật;
k) Tiếp nhận kết quả thực hiện Đề tài/Đề án/Dự án/Dự án sản xuất thử nghiệm, bàn giao kết quả thực hiện Đề tài/Đề án/Dự án/Dự án sản xuất thử nghiệm cho tổ chức đề xuất đặt hàng hoặc tổ chức triển khai ứng dụng sau khi được nghiệm thu;
l) Có trách nhiệm hướng dẫn việc trả thù lao cho tác giả nếu có lợi nhuận thu được từ việc ứng dụng kết quả của Đề tài/Đề án/Dự án/Dự án sản xuất thử nghiệm và
m) Ủy quyền cho Bên B tiến hành đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với kết quả thực hiện Đề tài/Đề án/Dự án/Dự án sản xuất thử nghiệm (nếu có) theo quy định hiện hành;
n) Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật khoa học và công nghệ và các văn bản liên quan.
2. Quyền và nghĩa vụ của Bên B
a) Tổ chức triển khai đầy đủ các nội dung nghiên cứu của Đề tài/Đề án/Dự án/Dự án sản xuất thử nghiệm đáp ứng các yêu cầu chất lượng, tiến độ và chỉ tiêu theo Thuyết minh;
b) Cam kết thực hiện và bàn giao sản phẩm cuối cùng đáp ứng đầy đủ các tiêu chí đã được phê duyệt;
c) Được quyền tự chủ, tự quyết định việc sử dụng phần kinh phí được giao khoán để thực hiện Đề tài/Đề án/Dự án/Dự án sản xuất thử nghiệm;
d) Yêu cầu Bên A cung cấp thông tin cần thiết để triển khai thực hiện Hợp đồng;
đ) Kiến nghị, đề xuất điều chỉnh các nội dung chuyên môn, kinh phí và thời hạn thực hiện Hợp đồng khi cần thiết;
e) Yêu cầu Bên A cấp đủ kinh phí theo đúng tiến độ quy định trong Hợp đồng khi hoàn thành đầy đủ nội dung công việc theo tiến độ cam kết. Đảm bảo huy động đủ nguồn kinh phí khác theo cam kết. Sử dụng kinh phí đúng mục đích, đúng chế độ hiện hành và có hiệu quả;
g) Xây dựng kế hoạch đấu thầu mua sắm máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu và dịch vụ của Đề tài/Đề án/Dự án/Dự án sản xuất thử nghiệm bằng kinh phí do Bên A cấp (nếu có) để gửi Bên A phê duyệt và thực hiện mua sắm theo quy định của pháp luật;
h) Chấp hành các quy định pháp luật trong quá trình thực hiện Hợp đồng. Tạo điều kiện thuận lợi và cung cấp đầy đủ thông tin cho các cơ quan quản lý trong việc giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với Đề tài/Đề án/Dự án/Dự án sản xuất thử nghiệm theo quy định của pháp luật;
i) Thực hiện việc tự đánh giá, nghiệm thu cấp cơ sở theo quy định hiện hành khi kết thúc Đề tài/Đề án/Dự án/Dự án sản xuất thử nghiệm. Sau khi đánh giá, nghiệm thu cấp cơ sở hoàn chỉnh lại hồ sơ theo kết luận của Hội đồng đánh giá cấp cơ sở, Bên B có trách nhiệm chuyển cho Bên A các hồ sơ để Bên A tiến hành việc đánh giá, nghiệm thu theo quy định pháp luật;
k) Có trách nhiệm quản lý tài sản được mua sắm bằng ngân sách nhà nước hoặc được tạo ra từ kết quả nghiên cứu của Đề tài/Đề án/Dự án/Dự án sản xuất thử nghiệm sử dụng ngân sách nhà nước (nếu có) cho tới khi có quyết định xử lý các tài sản đó của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
l) Có trách nhiệm cùng Bên A tiến hành thanh lý Hợp đồng theo quy định;
m) Thực hiện việc đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo ủy quyền của Bên A đối với kết quả nghiên cứu (nếu có);
n) Thực hiện đăng ký, giao nộp kết quả thực hiện Đề tài/Đề án/Dự án/Dự án sản xuất thử nghiệm tại cơ quan thông tin khoa học và công nghệ quốc gia và tại các tổ chức thực hiện chức năng đầu mối thông tin khoa học và công nghệ theo quy định pháp luật;
o) Công bố kết quả thực hiện Đề tài/Đề án/Dự án/Dự án sản xuất thử nghiệm sau khi được Bên A cho phép;
p) Chủ nhiệm Đề tài/Đề án/Dự án/Dự án sản xuất thử nghiệm cùng với các cá nhân trực tiếp sáng tạo ra kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được đứng tên tác giả trong Đề tài/Đề án/Dự án/Dự án sản xuất thử nghiệm và hưởng quyền tác giả bao gồm cả các lợi ích thu được (nếu có) từ việc khai thác thương mại các kết quả thực hiện Đề tài/Đề án/Dự án/Dự án sản xuất thử nghiệm theo quy định pháp luật và các thỏa thuận khác (nếu có);
q) Có trách nhiệm trực tiếp hoặc tham gia triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ theo yêu cầu của Bên A hoặc tổ chức, cá nhân được Bên A giao quyền sở hữu, sử dụng kết quả thực hiện Đề tài/Đề án/Dự án/Dự án sản xuất thử nghiệm;
r) Thực hiện bảo mật các kết quả thực hiện Đề tài/Đề án/Dự án/Dự án sản xuất thử nghiệm theo quy định về bảo vệ bí mật của nhà nước;
s) Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định Luật khoa học và công nghệ và các văn bản liên quan.
Điều 5. Chấm dứt Hợp đồng
Hợp đồng này chấm dứt trong các trường hợp sau:
1. Đề tài/Đề án/Dự án/Dự án sản xuất thử nghiệm đã kết thúc và được nghiệm thu.
2. Có căn cứ để khẳng định việc thực hiện hoặc tiếp tục thực hiện Đề tài/Đề án/Dự án/Dự án sản xuất thử nghiệm là không cần thiết và hai bên đồng ý chấm dứt Hợp đồng trước thời hạn.
3. Bên B bị đình chỉ thực hiện Đề tài/Đề án/Dự án/Dự án sản xuất thử nghiệm theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
4. Bên B không nộp hồ sơ để đánh giá, nghiệm thu Đề tài/Đề án/Dự án/Dự án sản xuất thử nghiệm theo quy định pháp luật.
5. Bên A vi phạm một trong các điều kiện dẫn đến việc Đề tài/Đề án/Dự án/Dự án sản xuất thử nghiệm không thể tiếp tục thực hiện do:
a) Không cấp đủ kinh phí theo tiến độ thực hiện Đề tài/Đề án/Dự án/Dự án sản xuất thử nghiệm mà không có lý do chính đáng;
b) Không kịp thời giải quyết những kiến nghị, đề xuất của Bên B theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Xử lý tài chính khi chấm dứt Hợp đồng
1. Đối với Đề tài/Đề án/Dự án/Dự án sản xuất thử nghiệm đã kết thúc và được nghiệm thu:
a) Đề tài/Đề án/Dự án/Dự án sản xuất thử nghiệm đã kết thúc và đánh giá nghiệm thu từ mức “Đạt” trở lên thì Bên A thanh toán đầy đủ kinh phí cho Bên B theo quy định tại Hợp đồng này.
b)Đề tài/Đề án/Dự án/Dự án sản xuất thử nghiệm đã kết thúc, nhưng nghiệm thu mức “không đạt” thì Bên B có trách nhiệm hoàn trả toàn bộ số kinh phí ngân sách nhà nước đã cấp nhưng chưa sử dụng. Bên B nộp hoàn trả ngân sách nhà nước …. tổng kinh phí ngân sách nhà nước đã sử dụng cho Đề tài/Đề án/Dự án/Dự án sản xuất thử nghiệm nếu do lỗi khách quan hoặc ….8 tổng kinh phí ngân sách nhà nước đã sử dụng cho Đề tài/Đề án/Dự án/Dự án sản xuất thử nghiệm nếu do lỗi chủ quan.
2. Đối với Đề tài/Đề án/Dự án/Dự án sản xuất thử nghiệm chấm dứt khi có căn cứ khẳng định không còn nhu cầu thực hiện:
a) Trường hợp Đề tài/Đề án/Dự án/Dự án sản xuất thử nghiệm chấm dứt khi có căn cứ khẳng định không còn nhu cầu thực hiện thì hai bên cùng nhau xác định khối lượng công việc Bên B đã thực hiện để làm căn cứ thanh toán số kinh phí Bên B đã sử dụng nhằm thực hiện Đề tài/Đề án/Dự án/Dự án sản xuất thử nghiệm và thu hồi số kinh phí còn lại đã cấp cho Bên B.
b) Trường hợp hai bên thỏa thuận ký Hợp đồng mới để thay thế và kết quả nghiên cứu của Hợp đồng cũ là một bộ phận cấu thành kết quả nghiên cứu của Hợp đồng mới thì số kinh phí đã cấp cho Hợp đồng cũ được tính vào kinh phí cấp cho Hợp đồng mới và được tiếp tục thực hiện với Hợp đồng mới.
3. Đối với Đề tài/Đề án/Dự án/Dự án sản xuất thử nghiệm bị đình chỉ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc Hợp đồng bị chấm dứt do Bên B không nộp hồ sơ để đánh giá, nghiệm thu Đề tài/Đề án/Dự án/Dự án sản xuất thử nghiệm theo quy định pháp luật thì Bên B có trách nhiệm hoàn trả toàn bộ số kinh phí ngân sách nhà nước đã được cấp nhưng chưa sử dụng. Bên B nộp hoàn trả ngân sách nhà nước ….9 tổng kinh phí ngân sách nhà nước đã sử dụng cho Đề tài/Đề án/Dự án/Dự án sản xuất thử nghiệm nếu do lỗi khách quan hoặc ….10 tổng kinh phí ngân sách nhà nước đã sử dụng cho Đề tài/Đề án/Dự án/Dự án sản xuất thử nghiệm nếu do lỗi chủ quan.
4. Đối với Đề tài/Đề án/Dự án/Dự án sản xuất thử nghiệm không hoàn thành do lỗi của Bên A dẫn đến việc chấm dứt Hợp đồng thì Bên B không phải bồi hoàn số kinh phí đã sử dụng để thực hiện Đề tài/Đề án/Dự án/Dự án sản xuất thử nghiệm, nhưng vẫn phải thực hiện việc quyết toán kinh phí theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Xử lý tài sản khi chấm dứt Hợp đồng
1. Khi chấm dứt Hợp đồng, việc xử lý tài sản được mua sắm hoặc được hình thành bằng ngân sách nhà nước cấp cho Đề tài/Đề án/Dự án/Dự án sản xuất thử nghiệm được thực hiện theo quy định pháp luật.
2. Các sản phẩm vật chất của Đề tài/Đề án/Dự án/Dự án sản xuất thử nghiệm sử dụng ngân sách nhà nước: nguồn thu khi các sản phẩm này được tiêu thụ trên thị trường sau khi trừ các khoản chi phí cần thiết, hợp lệ, được phân chia theo quy định pháp luật.
Điều 8. Điều khoản chung
1. Trong quá trình thực hiện Hợp đồng, nếu một trong hai bên có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hoặc có căn cứ để chấm dứt thực hiện Hợp đồng thì phải
2. Khi một trong hai bên gặp phải trường hợp bất khả kháng dẫn đến việc không thể hoặc chậm thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận trong Hợp đồng thì có trách nhiệm thông báo cho Bên kia trong 10 ngày làm việc kể từ ngày xảy ra sự kiện bất khả kháng. Hai bên có trách nhiệm phối hợp xác định nguyên nhân và báo cáo cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật.
3. Hai bên cam kết thực hiện đúng các quy định của Hợp đồng và có trách nhiệm hợp tác giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện. Bên vi phạm các cam kết trong Hợp đồng phải chịu trách nhiệm theo quy định pháp luật.
4. Mọi tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện Hợp đồng do các bên thương lượng hòa giải để giải quyết. Trường hợp không hòa giải được thì một trong hai bên có quyền đưa tranh chấp ra Trọng tài để giải quyết (hoặc khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự).
Điều 9. Hiệu lực của Hợp đồng
Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày ……….. Hợp đồng này được lập thành …. bản và có giá trị như nhau, mỗi Bên giữ ….bản./.
BÊN A BÊN B
4. Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng nghiên cứu và phát triển công nghệ:
Phần đầu là phần thông tin của bên đặt hàng và bên nhận đặt hàng: yêu cầu ghi đầy đủ, rõ ràng, chính xác, chi tiết.
+ Điều 1. Bên đặt hàng và nhận đặt hàng thực hiện ghi nhận việc thực hiện đề tài/ đề án/dự án/dự án sản xuất thử nghiệm kèm theo bản thuyết minh được phê duyệt bởi cơ quan có thẩm quyền và là bộ phận không tách rời của hợp đồng
+ Điều 2. Thời hạn thực hiện hợp đồng: Ghi rõ thời gian thực hiện đề tài/ dự án/.. bắt đầu từ thời gian nào.
+ Điều 3. Kinh phí thực hiện: tổng chi phí thực hiện là bao nhiêu trong đó có kinh phí từ ngân sách nhà nước hoặc từ nguồn khác. Đồng thời phải ghi rõ tiến độ cấp kinh phí và tiến độ ày sẽ tuân theo quy định của pháp luật.
+ Điều 4 và điều 5 là quyền và nghĩa vụ của các bên. Trong
Luật Khoa học và Công nghệ 2013 quy định rõ nội chính trong hợp đồng gồm có những điều khoản về quyền và nghĩa vụ của các bên và những điều khoản về giải quyết tranh chấp:
Điều 34 quy định Quyền, nghĩa vụ của bên đặt hàng theo hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ:
1. Bên đặt hàng theo hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ có quyền sau đây:
– Sở hữu kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, nếu không có thỏa thuận khác trong hợp đồng;
– Tổ chức việc giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
2. Bên đặt hàng theo hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ có nghĩa vụ sau đây:
– Cung cấp thông tin cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng;
– Tổ chức nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ đặt hàng;
– Tiếp nhận và tổ chức triển khai ứng dụng hoặc chuyển giao kết quả nghiên cứu sau khi được nghiệm thu;
– Thanh toán đầy đủ kinh phí cho bên nhận đặt hàng theo thỏa thuận trong hợp đồng.
Điều 35 quy định Quyền, nghĩa vụ của bên nhận đặt hàng thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
1. Bên nhận đặt hàng thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ có quyền sau đây:
– Hưởng quyền tác giả đối với kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ theo thỏa thuận trong hợp đồng;
– Yêu cầu bên đặt hàng cung cấp thông tin và những điều kiện khác theo thỏa thuận trong hợp đồng để thực hiện hợp đồng;
– Nhận kinh phí của bên đặt hàng để thực hiện hợp đồng.
2. Bên nhận đặt hàng thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ có nghĩa vụ sau đây:
– Bàn giao kết quả nghiên cứu, giao nộp sản phẩm theo đúng quy định trong hợp đồng;
– Giữ bí mật về kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ theo thỏa thuận;
– Không được chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cho người khác nếu không có sự chấp thuận của bên đặt hàng.
Điều 6 và Điều 7 quy định về việc xử lý vấn đề tài chính và tài sản. Những vấn đề này cũng được quy định trong
Điều 36 quy định Giải quyết tranh chấp hợp đồng khoa học và công nghệ:
1. Bên vi phạm hợp đồng khoa học và công nghệ phải bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Tranh chấp hợp đồng khoa học và công nghệ được giải quyết trước hết theo nguyên tắc hoà giải, thương lượng trực tiếp giữa các bên. Trường hợp các bên không tự giải quyết được thì tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài hoặc toà án.”
Ngoài ra hợp đồng còn có các nội dung như thông tin của các bên tham gia hợp đồng, các điều khoản về nội dung thực hiện hợp đồng, thời gian hiệu lực hợp đồng.
Sau khi đã thống nhất các điều khoản bên trên thì hai bên sẽ tiến hành cam kết và ký kết hợp đồng. Hợp đồng khi soạn thảo phải đúng biểu mẫu như Thông tư số 05/2014/ TT-BKHCN đã ban hành và có nội dung như Luật Khoa học Công nghệ 2013.
Căn cứ pháp lý:
– Luật Khoa học và Công nghệ 2013;
– Thông tư 05/2014/TT-BKHCN ban hành mẫu hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.