Tài sản dùng để góp vốn vào doanh nghiệp cũng vô cùng phong phú, có thể kể đến như góp vốn bằng căn hộ nhà chung cư. Vậy hợp đồng góp vốn bằng căn hộ nhà chung cư là gì? Khi soạn thảo hợp đồng góp vốn bằng căn hộ nhà chung cư cần lưu ý những vấn đề gì?
Mục lục bài viết
1. Góp vốn là gì?
Theo Khoản 18, Điều 4,
Những tài sản được dùng để góp vốn được quy định tại Điều 34, Luật Doanh Nghiệp 2020:
“1. Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
2. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản quy định tại Khoản 1 Điều này mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật.”
Nhà ở là một loại tài sản được dùng để góp vốn nhưng phải đáp ứng những điều kiện được quy định trong Luật Nhà ở 2014:
– Có Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này;
– Không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu; đang trong thời hạn sở hữu nhà ở đối với trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn;
– Không bị kê biên để thi hành án hoặc không bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền.
2. Hợp đồng góp vốn bằng căn hộ nhà chung cư là gì?
Hợp đồng góp vốn bằng căn hộ nhà chung cư là sự thỏa thuận giữa một bên là bên góp vốn và một bên là bên nhận góp vốn. Hợp đồng góp vốn bằng căn hộ nhà chung cư được lập ra nhằm xác nhận mục đích ghi nhận sự ký kết, cam kết thực hiện việc góp vốn của các bên. Đồng thời hợp đồng góp vốn bằng căn hộ nhà chung cư còn là căn cứ pháp lý để ràng buộc quyền và nghĩa vụ của các bên và cũng là cơ sở để giải quyết những tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Nội dung chính của hợp đồng góp vốn bằng căn hộ nhà chung cư bao gồm:
– Thông tin của các bên tham gia ký kết hợp đồng
– Tài sản góp vốn
– Giá trị góp vốn
– Thời hạn góp vốn
– Mục đích góp vốn
– Việc đăng ký góp vốn và nộp lệ phí
– Phương thức giải quyết tranh chấp
– Các cam kết của chủ thể tham gia hợp đồng
3. Mẫu hợp đồng góp vốn bằng căn hộ nhà chung cư:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG GÓP VỐN BẰNG CĂN HỘ NHÀ CHUNG CƯ
Chúng tôi gồm có:
Bên góp vốn(sau đây gọi là bên A) :
………
Bên nhận góp vốn(sau đây gọi là bên B) :
………
Các bên đồng ý thực hiện việc góp vốn bằng căn hộ nhà chung cư theo các thỏa thuận sau đây :
ĐIỀU 1: CĂN HỘ GÓP VỐN
Căn hộ thuộc quyền sở hữu của bên A theo …,cụ thể như sau:
– Địa chỉ : ………
– Căn hộ số: ……………. tầng …….
– Tổng diện tích sử dụng: ……….
– Diện tích xây dựng: …………
– Kết cấu nhà: ……..
– Số tầng nhà chung cư: …………….tầng
Căn hộ nêu trên là tài sản gắn liền với thửa đất sau:
– Thửa đất số: ……….
– Tờ bản đồ số:……..
– Địa chỉ thửa đất: …………….
– Diện tích: ………………. m2 (bằng chữ: ………)
– Hình thức sử dụng:
+ Sử dụng riêng: ……… m2
+ Sử dụng chung: …….. m2
– Mục đích sử dụng:……………
– Thời hạn sử dụng:…………
– Nguồn gốc sử dụng:………….
Những hạn chế về quyền sử dụng đất (nếu có): …………..
ĐIỀU 2: GIÁ TRỊ GÓP VỐN
Giá trị căn hộ nêu tại Điều 1 của Hợp đồng này là: ……. đồng (bằng chữ:…………..đồng Việt Nam)
ĐIỀU 3: THỜI HẠN GÓP VỐN
Thời hạn góp vốn bằng căn hộ nêu tại Điều 1 của Hợp đồng này là: ……. kể từ ngày ………./………./………..
ĐIỀU 4: MỤC ĐÍCH GÓP VỐN
Mục đích góp vốn bằng căn hộ nêu tại Điều 1 của Hợp đồng này là: ……………..
ĐIỀU 5: VIỆC ĐĂNG KÝ GÓP VỐN VÀ NỘP LỆ PHÍ
– Việc đăng ký góp vốn tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật do bên ….. chịu trách nhiệm thực hiện.
– Lệ phí liên quan đến việc góp vốn bằng căn hộ theo Hợp đồng này do bên ……….. chịu trách nhiệm nộp.
ĐIỀU 6: PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG
Trong quá trình thực hiện Hợp đồng này, nếu phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau; trong trường hợp không giải quyết được thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu toà án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
ĐIỀU 7: CAM ĐOAN CỦA CÁC BÊN
Bên A cam đoan:
1.1. Những thông tin về nhân thân, về căn hộ đã ghi trong Hợp đồng này là đúng sự thật;
1.2. Tại thời điểm giao kết Hợp đồng này:
a) Căn hộ không có tranh chấp;
b) Căn hộ không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
1.3. Việc giao kết Hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, không bị ép buộc;
1.4. Thực hiện đúng và đầy đủ các thỏa thuận đã ghi trong Hợp đồng này.
Bên B cam đoan:
2.1. Những thông tin về nhân thân đã ghi trong Hợp đồng này là đúng sự thật;
2.2. Đã xem xét kỹ, biết rõ về căn hộ nêu tại Điều 1 của Hợp đồng này và các giấy tờ về quyền sở hữu căn hộ, quyền sử dụng đất;
2.3. Việc giao kết Hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, không bị ép buộc;
2.4. Thực hiện đúng và đầy đủ các thỏa thuận đã ghi trong Hợp đồng này.
ĐIỀU 8: ĐIỀU Khoản CUỐI CÙNG
Hai bên đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của mình và hậu quả pháp lý của việc giao kết Hợp đồng này.
Bên A Bên B
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)
4. Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng góp vốn bằng căn hộ nhà chung cư:
Phần đầu tiên là phần thông tin của các chủ thể tham gia ký kết hợp đồng góp vốn: Yêu cầu bên góp vốn và bên nhận góp vốn ghi đầy đủ, chính xác, rõ ràng các thông tin như tên, địa chỉ, số điện thoại, số chứng minh nhân( số căn cước công dân), Người đại diện, chức vụ của người đại diện, nếu là tổ chức doanh nghiệp thì ghi rõ địa chỉ trụ sở cơ quan, giấy đăng ký kinh doanh. Các thông tin càng chi tiết càng tốt.
Điều 1. Thông tin về căn hộ nhà chung cư được sử dụng để góp vốn phải được cung cấp đầy đủ như địa chỉ, căn hộ số mấy? tầng mấy? tổng diện tích sử dụng, diện tích xây dựng, kết cấu nhà, số tầng nhà chung cư. Căn hộ nhà chung cư là tài sản gắn liền với thửa đất số bao nhiêu? tờ bản đồ số?, địa chỉ của thửa đất, diện tích. Đồng thời nếu rõ hình thức sử dụng của căn hộ nhà chung cư với hình thức sử dụng riêng và sử dụng chung. Mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng, nguồn gốc sử dụng cũng phải được đề cập trong hợp đồng.
Điều 2. Giá trị góp vốn: bên góp vốn sẽ cung cấp về giá của căn hộ nhà chung cư được sử dụng để góp vốn ở Điều 1 là bao nhiêu và được ghi cả bằng số và bằng chữ.
Điều 3. Thời hạn góp vốn: Hai bên thỏa thuận với nhau về việc sử dụng căn hộ nhà chung cư được bắt đầu từ thời điểm nào.
Điều 4. Mục đích góp vốn: Hai bên nêu rõ mục đích sử dụng căn hộ nhà chung cư bên trên với mục đích gì và mục đích góp vốn đó phải đúng với những quy định của pháp luật.
Điều 5. Việc đăng ký góp vốn và nộp lệ phí: Việc đăng ký góp vốn tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hay lệ phí liên quan đến việc góp vốn bằng căn hộ theo Hợp đồng này sẽ do hai bên tự thỏa thuận với nhau và được ghi vào hợp đồng, Hợp đồng sẽ được ban hành cùng hóa đơn nộp lệ phí.
Điều 6: Phương thức giải quyết tranh chấp: Trong quá trình thực hiện hợp đồng không thể tránh khỏi những tranh chấp, mâu thuẫn phát sinh nên các bên cần đề xuất với nhau về biện pháp giải quyết tranh chấp. Các bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau; trong trường hợp không giải quyết được thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Cam kết của các chủ thể tham gia hợp đồng. Các bên cần đảm bảo thực hiện những cam kết đã được đặt ra và ghi nhận trong hợp đồng như:
– Những thông tin về nhân thân, về căn hộ đã ghi trong Hợp đồng này là đúng sự thật;
– Việc giao kết Hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, không bị ép buộc
– Thực hiện đúng và đầy đủ các thỏa thuận đã ghi trong Hợp đồng này.
Hai bên thực hiện việc đọc lại hợp đồng , xem xét kĩ những điều Khoản bên trên và tiến hành ký kết hợp đồng sau khi đã thực sự thống nhất với nhau. Các điều Khoản trên hợp đồng được lập ra phải đảm bảo quyền và lợi ích của các bên trong hợp đồng. Hình thức và nội dung của hợp đồng góp vốn bằng căn hộ nhà chung cư phải được tuân thủ theo các quy định của pháp luật. Câu từ được sử dụng trong hợp đồng phải ngắn gọn, xúc tích, tránh sai chính tả và dùng những từ qua quá phức tạp, chuyên ngành gây khó hiểu cho các bên tham gia ký kết hợp đồng. Từ đó mà làm sai lệch tinh thần của hợp đồng dẫn đến những hành vi vi phạm hợp đồng hay phát sinh những tranh chấp, mâu thuẫn không đáng có.
Căn cứ pháp lý:
– Luật Doanh nghiệp 2020;
– Luật Nhà ở 2014.