Hiện nay, nhu cầu kinh doanh của các cá nhân, hộ gia đình diễn ra ngày càng nhiều nên kéo theo dịch vụ tư vấn thành lập hộ kinh doanh cá thể cũng xuất hiện nhiều hơn .Vậy, Mẫu hợp đồng dịch vụ tư vấn thành lập hộ kinh doanh cá thể có những nội dung gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu hợp đồng dịch vụ tư vấn thành lập hộ kinh doanh cá thể:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
_____________
HỢP ĐỒNG TƯ VẤN THÀNH LẬP HỘ KINH DOANH CÁ THỂ
SỐ: …..
HỢP ĐỒNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT VỀ THÀNH LẬP HỘ KINH DOANH CÁ THỂ (sau đây gọi là “Hợp đồng”) này được lập ngày…tháng ….năm…, giữa các bên sau đây:
BÊN A:
Địa chỉ: …..
Đại diện:…..
Chức vụ:…..
Và
BÊN B: CÔNG TY
Địa chỉ: …..
Điện thoại: …..
Email: ……
Người đại diện: ….. Chức vụ: …..
Trên cơ sở kết quả đàm phán, hai bên thống nhất ký kết Hợp đồng này với những điều khoản và điều kiện như sau:
Điều 1. Đối tượng của Hợp đồng
Bên B đồng ý cung cấp cho Bên dịch vụ
Điều 2. Phạm vi tư vấn, Phương thức tư vấn và Thời hạn tư vấn:
2.1 Phạm vi tư vấn:
Phạm vi tư vấn gồm các công việc sau đây:
– Tư vấn sơ bộ và giải đáp thắc mắc cho Bên A trước khi thành lập hộ kinh doanh cá thể.
– Soạn thảo hồ sơ và thay mặt Bên A tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh.
– Tư vấn cho Bên A về thủ tục đăng ký Mã số thuế tại cơ quan thuế.
2.2 Thời hạn tư vấn:
– Thời hạn soạn bộ hồ sơ để đăng ký kinh doanh thành lập hộ kinh doanh cá thể: trong vòng 01 ngày làm việc kể từ ngày Hợp đồng
– Thời hạn để hộ kinh doanh được cấp Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh: trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày
– Thời hạn để hộ kinh doanh được cấp mã số thuế: Sau 05 ngày làm việc kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Điều 3. Phí tư vấn và Phương thức thanh toán
Phí tư vấn: Phí tư vấn cho các công việc nêu tại các Điều 2 được tính trọn gói là ….000.000VNĐ (bằng chữ: …… ngàn đồng), chưa bao gồm 10% thuế giá trị gia tăng được thanh toán làm 2 lần. Lần 1 thanh toán ….000.000 VNĐ ngay khi ký hợp đồng. Thanh toán lần 2 số còn lại sau khi hoàn thành hợp đồng.
Phí tư vấn nêu trên không bao gồm các chi phí đi lại, lưu trú và các chi phí khác do hai bên thỏa thuận riêng.
Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của các bên
Ngoài các quyền và nghĩa vụ thuộc về từng bên được quy định tại các Điều khoản khác của Hợp đồng này, mỗi bên còn có các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này, cụ thể như sau:
4.1 Quyền và nghĩa vụ của Bên A:
– Cung cấp cho Bên B đầy đủ các thông tin và tài liệu kèm theo theo hướng dẫn của Bên B. Tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực, chính xác và nội dung của các thông tin, tài liệu cung cấp cho Bên B.
– Thanh toán cho Bên B phí tư vấn đầy đủ, đúng thời hạn, đúng phương thức mà hai bên thống nhất tại Điều 3 của Hợp đồng.
– Phối hợp kịp thời với Bên B trong việc tiến hành thủ tục.
– Yêu cầu Bên B thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ thuộc về Bên B theo quy định tại Hợp đồng này.
4.2 Quyền và nghĩa vụ Bên B:
– Thực hiện đúng và đủ các nội dung tư vấn đã cam kết tại Điều 2 của Hợp đồng này.
– Được nhận thanh toán đủ và đúng thời hạn từ Bên A Phí tư vấn.
– Bàn giao cho Bên A Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh với điều kiện Bên A tuân thủ quy định về việc thanh toán Phí tư vấn và phối hợp kịp thời với Bên B trong tiến hành các thủ tục bắt buộc phải có sự hiện diện của người đại diện theo pháp luật của Bên A theo quy định của pháp luật.
Báo trước cho người đại diện của Bên A có mặt tại cơ quan chức năng để tiến hành thủ tục mà pháp luật yêu cầu.
– Yêu cầu Bên A thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ thuộc về Bên A theo quy định tại Hợp đồng này.
Hợp đồng này được lập thành (02) hai bản gốc có giá trị pháp lý ngang nhau. Mỗi bên giữ (01) hai bản gốc.
Để khẳng định những cam kết nêu trên, người đại diện hợp pháp của từng bên tự nguyện ký tên và đóng dấu dưới đây tại ngày nêu ở phần đầu của Hợp đồng này:
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
2. Điều kiện để có thể thành lập hộ kinh doanh cá thể?
2.1. Điều kiện về chủ thể yêu cầu thành lập hộ kinh doanh cá thể:
Theo quy định hiện hành, Cá nhân, thành viên hộ gia đình có nhu cầu thành lập hộ kinh doanh cá thể thì công dân Việt Nam cần có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh, trừ các trường hợp sau đây:
– Những cá nhân là người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
– Đối với một số trường hợp mà người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị
– Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan. (Căn cứ theo Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP)
2.2. Hộ kinh doanh được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh khi có đủ các điều kiện sau đây:
Theo Khoản 1, Điều 82 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP ghi nhận không phải bất kỳ hộ kinh doanh nào có nhu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cũng được chấp thuận. Mẫu giấy này chỉ được cấp cho hộ kinh doanh khi đáp ứng các điều kiện dưới đây:
– Pháp luật không giới hạn quyền lợi của hộ gia đình trong việc lựa chọn ngành, nghề đăng ký kinh doanh nhưng những ngành nghề được hộ kinh doanh lựa chọn phải nằm trong những danh mục không bị Nhà nước cấm đầu tư kinh doanh;
– Liên quan đến cách đặt tên của hộ kinh doanh thì cần lưu ý và thực hiện theo đúng nguyên tắc đặt tên theo quy định tại Điều 88 Nghị định này, cụ thể:
+ Yếu tố cấu thành nên tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây: cụm từ “Hộ kinh doanh” và Tên riêng của hộ kinh doanh; Tên riêng được hộ kinh doanh lựa chọn phải được thể hiện bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu;
+ Những tên được đề nghị cho cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mà chứa các từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và đi ngược lại với thuần phong mỹ tục của dân tộc thì sẽ không được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận dùng để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh, và pháp luật cũng nghiêm cấm nếu đại diện hộ gia đình lựa chọn bất kỳ những tên vi phạm nêu trên;
+ Đặc biệt, với tên được đặt cho hộ kinh doanh tuyệt đối không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” vì dễ gây nhầm lẫn với các mô hình kinh doanh khác;
+ Tên gọi của mỗi hộ kinh doanh phải có sự phân biệt, tránh nhầm lẫn với hộ khác nhau. Nên phải tuân thủ quy định tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi cấp huyện.
– Để tiến hành thực hiện đăng ký giấy chứng nhận đăng ký thì cần phải chuẩn bị bộ hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh đầy đủ, hợp lệ;
– Đồng thời, cũng phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về nộp lệ phí đăng ký hộ kinh doanh theo quy định để hoàn tất thủ tục giấy tờ.
3. Thủ tục đăng ký thành lập hộ kinh doanh:
Căn cứ theo Quyết định số 1323/QĐ-BKHĐT công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực thành lập và hoạt động của hộ kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Việc đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể cần thực hiện các giai đoạn như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ:
Người thành lập hộ kinh doanh hoặc hộ kinh doanh thực hiện đăng ký hộ kinh doanh mang bộ hồ sơ đã được chuẩn bị đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh.
Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ:
– Trường hợp Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh
Khi tiếp nhận hồ sơ thì Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện có trách nhiệm trao Giấy biên nhận cho hộ kinh doanh, và đưa ra cách giải quyết:
+ Cập nhật thông tin trên hệ thống:
Trường hợp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh thì những thông tin về yêu cầu đăng ký thành lập hộ kinh doanh sẽ nhanh chóng được cập nhật trên hệ thống thông tin về đăng ký hộ kinh doanh. Sau đó là truyền thông tin đăng ký thành lập hộ kinh doanh sang Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế;
+ Tạo mã số thuế:
Trường hợp thông tin phù hợp theo quy định của pháp luật về đăng ký thuế, Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế tự động tạo mã số hộ kinh doanh và thực hiện phân cấp cơ quan thuế quản lý đối với hộ kinh doanh; đồng thời truyền các thông tin này sang hệ thống thông tin về đăng ký hộ kinh doanh.
Trường hợp thông tin không phù hợp theo quy định của pháp luật về đăng ký thuế thì hộ gia đình sẽ bị hệ thống ứng dụng đăng ký thuế từ chối cấp mã số thuế và đồng thời phản hồi lại về việc thông tin không phù hợp và truyền sang hệ thống thông tin về đăng ký hộ kinh doanh;
– Trên cơ sở thông tin do Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế cung cấp, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh và
Bước 3. Cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh
Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
– Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ hoặc người thành lập hộ kinh doanh biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).
Các văn bản pháp luật được sử dụng:
– Nghị định số 01/2021/NĐ-CP của Chính phủ: Về đăng ký doanh nghiệp;
– Quyết định 1323/2023/QĐ-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Về việc công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực thành lập và hoạt động của hộ kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.