Trên thực tế, nhiều căn nhà, nhà chung cư hư hỏng cần phải sửa chữa. Lúc này, chủ nhà sẽ tìm đến các đơn vị thi công xây dựng để yêu cầu sửa chữa nhà. Để hai bên có thể đảm bảo quyền lợi của mình thì cần ràng buộc với nhau bằng một bản hợp đồng sửa chữa nhà/ căn chung cư.
Mục lục bài viết
1. Hợp đồng sửa chữa nhà ở, chung cư là gì?
Hợp đồng sửa chữa nhà ở là hợp đồng được ký kết giữa chủ nhà( hay là chủ đầu tư) với đơn vị thi công để sửa chữa khắc phục những hư hỏng trong quá trình sử dụng nhà ở hoặc căn hộ chung cư. Việc ký kết này đảm bảo trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của các bên được thực hiện nghiêm chỉnh theo quy định của pháp luật.
Hợp đồng ghi nhận đối tượng của hợp đồng là nhà ở hoặc căn hộ chung cư. Trong quá trình xây dựng hay sử dụng thì căn nhà hay căn chung cư của chủ nhà có thể sẽ gặp phải những hư hỏng thì họ sẽ có nhu cầu sửa chữa phần hư hỏng đó. Chủ nhà sẽ tìm đến những đơn vị thi công để sửa chữa. Để đảm bảo được quyền lợi và nghĩa vụ giữa hai bên với nhau thì cần phải xác lập hợp đồng sửa chữa nhà ở hoặc chung cư.
Ghi nhận thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng sửa chữa nhà ở hoặc căn chung cư:
– Thông tin về các bên tham gia ký kết hợp đồng
-Thông tin về căn nhà hoặc căn chung cư
– Nội dung công việc do chủ nhà yêu cầu
– Nguyên vật liệu cần thiết thường sẽ do bên đơn vị thi công yêu cầu
– Điều khoản về trách nhiệm của các bên
– Tiền công và phương thức thanh toán.
– Thời hạn của hợp đồng.
Hợp đồng sửa chữa nhà ở là căn cứ pháp lý ràng buộc trách nhiệm của các bên với nhau, đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ. Đồng thời nhờ có hợp đồng sửa chữa nhà ở mà trách nhiệm của mỗi bên sẽ được nâng cao hơn. Bên có nhu cầu sửa chữa có nghĩa vụ phải thanh toán tiền công và bên đơn vị thi công sẽ có nghĩa vụ sửa chữa căn nhà hoặc căn hộ như yêu cầu của bên chủ nhà.
2. Mẫu hợp đồng sửa chữa nhà ở, chung cư:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG SỬA CHỮA NHÀ Ở
– Căn cứ
– Căn cứ
– Căn cứ vào nhu cầu và năng lực của hai bên.
Hôm nay, ngày … tháng … năm … tại …., chúng tôi ký tên dưới đây gồm có:
Bên A: Chủ đầu tư (hoặc đại diện của Chủ đầu tư)
Họ và tên:…Năm sinh: ….
CMND số:……. cấp ngày:…/…/..…..tại ….
Địa chỉ: …..
Điện thoại: …….
Bên B: Đơn vị thi công sửa chữa
Tên tổ chức: ……
MST: …..
Đại diện: Ông/bà ….…Chức vụ : …….
Địa chỉ trụ sở: ……
Điện thoại: ……..
ĐIỀU 1: NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐẶT KHOẢN
Bên A đặt khoán cho bên B những công việc sửa chữa căn nhà tại địa chỉ:… theo hồ sơ được chính quyền cho phép (nếu có) bảo đảm các yêu cầu sau:
– Nền móng phải bảo đảm: …..
– Vách nhà phải bảo đảm: ……
– Địa điểm và quy cách phần bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh phải bảo đảm: ……
– Yêu cầu về các lầu nhà (nếu có): ……
– Yêu cầu về trần nhà, mái nhà: ……..
– Yêu cầu về cổng, cửa chính nhà, cửa hậu nhà: ……
– Yêu cầu về quét vôi, quét sơn: ………
– Các yêu cầu đặc biệt khác cho căn nhà: …….
ĐIỀU 2: NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ TIỀN VỐN ỨNG TRƯỚC
a) Phần nguyên vật liệu bên A cung ứng gồm: ……
b) Phần nguyên vật liệu bên B cung ứng gồm: …….
c) Chủ đầu tư ứng trước số tiền mua nguyên vật liệu là …đồng.
d) Các bên phải chịu mọi trách nhiệm về chất lượng, số lượng và mọi hậu quả do nguyên vật liệu mình cung ứng.
ĐIỀU 3: TRÁCH NHIỆM CỦA BÊN B
3.1 Tự tổ chức mọi công việc sau khi đã nhận khoán, bảo đảm thời hạn khoáng, chất lượng và kỹ thuật xây dựng, sửa chữa nhà theo yêu cầu cụ thể của bên A.
3.2. Bảo quản và sử dụng tiết kiệm các nguyên vật liệu trong thời gian làm việc. Hư hỏng phương tiện hoặc mất mát nguyên vật liệu bên B phải chịu trách nhiệm (nếu bên A ở tại chỗ và nhận trách nhiệm bảo quản nguyên vật liệu, công cụ lao động ngoài giờ làm việc thì mất mát vào thời gian nào trách nhiệm thuộc bên đó).
3.3. Khi kết quả công việc chưa bàn giao cho bên A thì bên B phải chịu mọi rủi ro xảy ra, trừ trường hợp bất khả kháng.
3.4. Phải sửa chữa kịp thời những sai sót khi bên A phát hiện mà không được tính thêm tiền công.
ĐIỀU 4: TRÁCH NHIỆM CỦA BÊN A
4.1. Cung ứng đầy đủ các điều kiện vật chất, nguyên vật liệu, giấy tờ pháp lý, tài liệu, họa đồ … cho bên B đúng với thỏa thuận.
4.2. Chuẩn bị chỗ ở cho … người bên B, lo ăn ngày … bữa cơm cho … người thợ (nếu bên B có yêu cầu).
4.3. Bên đặt khoán phải chịu trách nhiệm trước chính quyền khi kiểm tra các thủ tục pháp lý về xây dựng, sửa chữa phải bồi thường hợp đồng cho bên B khi bị chính quyền đình chỉ công việc.
ĐIỀU 5: THỜI HẠN HỢP ĐỒNG VÀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN
Thời gian sửa chữa căn nhà dự kiến hoàn thành trong thời gian không quá … ngày (hoặc tháng).
Bên đặt khoán sẽ thanh toán trên cơ sở tiến độ việc.
– Đợt 1: Sau khi ký hợp đồng … % giá trị tổng công thợ.
– Đợt 2: Sau khi hoàn thành …% căn nhà sẽ thanh toán … % giá trị … tổng công thợ.
– Đợt cuối: Sau khi nhận bàn giao toàn bộ việc khoán và quyết toán công nợ.
ĐIỀU 6: ĐIỀU KHOẢN CHUNG
Các bên cam kết cùng nhau thực hiện hợp đồng. Nếu trong quá trình thực hiện có phát sinh vướng mắc các bên sẽ trao đổi trên tinh thần hợp tác, trường hợp hai bên không thỏa thuận được thì việc tranh chấp sẽ được phán quyết bởi tòa án.
Hợp đồng này được lập thành 02 (hai) bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 01 (một)
bản.
ĐẠI DIỆN BÊN A
ĐẠI DIỆN BÊN B
3. Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng sửa chữa nhà ở, chung cư:
– Phần thông tin của các bên tham gia ký kết: yêu cầu các bên phải ghi đầy đủ, rõ ràng, chính xác giống như các giấy tờ bản gốc để làm căn cứ nếu như có vi phạm.
– Phần hai nội dung của bản hợp đồng: đây là phần quan trọng thể hiện được đầy đủ nhất quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia ký kết hợp đồng.
+ Điều 1: Nội dung công việc: Bên đặt khoán hay chủ nhà( căn chung cư) viết rõ ràng những yêu cầu của mình đối với phần sửa chữa. Bên đặt khoán có thể yêu cầu bất cứ vị trí nào trong căn nhà( căn chung cư) cùng với yêu cầu cụ thể với vị trí đó như nền móng, cổng, cửa chính, khu phòng ngủ, khu nhà bếp,… Bên đặt khoán cần ghi một cách chi tiết nhất có thể để tránh bỏ sót.
+ Điều 2: Nguyên vật liệu và tiền công ứng trước
Ghi rõ bên đặt khoán sẽ giao cho bên thi công những nguyên vật liệu như thế nào và ngược lại bên đơn vị thi công cũng sẽ ghi đầy đủ những nguyên vật liệu mà mình sẽ giao cho bên đặt khoán là gì. Đồng thời hai bên sẽ thỏa thuận với nhau về khoản tiền công ứng trước có thể là một nửa số tiền công mà bên đặt khoán phải trả hoặc là một phần ba, điều này tùy thuộc vào sự thỏa thuận của các bên.
+ Điều 3,4: Trách nhiệm của các bên trong hợp đồng
Đây là một phần vô cùng quan trọng trong bản hợp đồng. Đối bên đặt khoán có trách nhiệm thực hiện thủ tục xin phép c cần thiết để tiến hành sửa chữa nhà ở/căn hộ chung cư để tránh trường hợp chính quyền địa phương có yêu cầu kiểm tra; cung cấp các yêu cầu kỹ thuật thông số, mô hình,.. để bên thi công thực hiện công việc, cử người theo dõi, giám sát công việc và thanh toán đầy đủ, đúng hạn cho bên thi công. Đối với bên đơn vị thi công đó là trách nhiệm thi công đúng theo hồ sơ thiết kế, đạt chất lượng, bảo đảm yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật theo yêu cầu của chủ nhà; thi công đúng thời hạn đã thỏa thuận, bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy trong khu vực thi công; thực hiện nghĩa vụ bảo hành.
+ Điều 5: thời hạn hợp đồng và phương thức thanh toán: Ở điều khoản này hai bên thỏa thuận với nhau về thời gian sửa chữa nhà ở( căn chung cư) trong thời gian bao lâu và nếu qua thời gian thì sẽ là bao nhiêu ngày từ ngày kết thúc thời hạn sửa chữa. Còn về phần phương thức thanh toán thì có thể trả theo đợt hoặc thanh toán hết trong một đợt tùy vào sự thương lượng giữa các bên.
Hai bên thống nhất với nhau về các điều khoản trong hợp đồng thì bắt đầu ký kết và thực hiện hợp đồng. Hợp đồng được lập thành hai bản, mỗi bên giữ một bản. Hai bên khi thực hiện hợp đồng cần phải dựa trên tiêu chí tôn trọng những quyền lợi của nhau đồng thời cần thực hiện đúng trách nhiệm của mình. Nếu như có tranh chấp xảy ra thì hai bên có thể thương lượng hòa giải với nhau tuy nhiên trong trường hợp không thể tự giải quyết được thì có thể đưa tranh chấp ra Tòa án để giải quyết.
Một số hành vi được coi à vi phạm hợp đồng
– Bên đặt khoán vi phạm nghĩa vụ thanh toán;
– Bên thị công có hành vi chậm tiến độ thi công của bên thi công;
– Bên đơn vị thi công vi phạm yêu cầu về chất lượng đối với công trình ;
– Vấn đề tự ý hủy bỏ hợp đồng sau khi đã ký kết và có hiệu lực của các bên tham gia ký kết hợp đồng;
– Các hành vi vi phạm khác mà hai bên xét thấy cần thiết phải đưa vào hợp đồng.
Như vậy, hai bên sẽ thỏa thuận với nhau về các hành vi vi phạm hợp đồng để có những hướng giải quyết cụ thể đã thích hợp nhất để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của bản thân.
Khi tiến hành soạn thảo hợp đồng thì cần phải lưu ý đảm bảo hình thức được quy định trong các văn bản pháp luật như Bộ luật Dân sự 2015; nội dung thì không được trái với các quy định của pháp luật.
Hợp đồng sửa chữa nhà không cần phải đem đi công chứng nhưng để khi đem đi công chứng thì các bên sẽ nhận lại được rất nhiều quyền lợi như: Khi thực hiện công chứng hợp đồng sửa chữa nhà ở thì hợp đồng sẽ phát sinh hiệu lực thi hành bắt buộc đối với các bên. Ngoài ra, sẽ làm cơ sở để Tòa án giải quyết những vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các bên đã được quy định trong hợp đồng. Đồng thời sẽ làm tăng giá trị pháp lý của bản hợp đồng.
Căn cứ pháp lý:
Bộ luật Dân sự 2015;
Luật Xây dựng 2014.