Các chủ thể sẽ ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công khi có mong muốn sử dụng ịch vụ sự nghiệp công của một đơn vị sự nghiệp công bất kì. Vậy hợp đồng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công là gì? Cần lưu ý những vấn đề gì khi soạn thảo hợp đồng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công.
Mục lục bài viết
1. Đơn vị sự nghiệp công là gì?
Theo Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP quy định: Đơn vị sự nghiệp công lập do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng theo quy định của pháp luật, cung cấp dịch vụ sự nghiệp công hoặc phục vụ quản lý nhà nước (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp công).
Ngoài ra, đơn vị sự nghiệp công xây dựng vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và quản lý viên chức, người lao động theo quy định của pháp luật; thuê
2. Dịch vụ sự nghiệp công là gì?
Theo Khoản 2, Khoản 3, Điều 3, Nghị định số 60/2021/NĐ-CP quy định về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp:
– Dịch vụ sự nghiệp công” là dịch vụ sự nghiệp trong các lĩnh vực giáo dục đào tạo; giáo dục nghề nghiệp; y tế – dân số; văn hóa, thể thao và du lịch; thông tin và truyền thông; khoa học và công nghệ; các hoạt động kinh tế và lĩnh vực khác (gồm: nông nghiệp và phát triển nông thôn, tài nguyên và môi trường, giao thông vận tải, công thương, xây dựng, tư pháp, lao động thương binh và xã hội, sự nghiệp khác).
3. Hợp đồng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công là gì?
Hợp đồng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công là sự thỏa thuận giữa một bên cung cấp dịch vụ công và bên sử dụng dịch vụ công. Hợp đồng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công được lập ra nhằm ghi nhận việc sử dụng dịch vụ sự nghiệp công. Hợp đồng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công mang giá trị pháp lý cao để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các trong hợp đồng. Đồng thời làm căn cứ pháp lý để giải quyết những tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng.
4. Mẫu hợp đồng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
…, ngày… tháng… năm …
HỢP ĐỒNG
Về cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước (hoặc sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích)
Số …/HĐKT
Căn cứ Bộ luật dân sự;
Căn cứ Nghị định số…/…/NĐ-CP ngày của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên;
Căn cứ Nghị định/Quyết định… quy định chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị…
Căn cứ Quyết định về giao dự toán ngân sách năm ………
Căn cứ ………………..
Hôm nay, ngày …. tháng… năm… chúng tôi gồm có:
– Đại diện bên A: (cơ quan, tổ chức ký Hợp đồng đặt hàng: ………..)
+ Địa chỉ: ……
+ Điện thoại: …………, Fax: ……
+ Mã số thuế (nếu có): …………
+ Tài Khoản: ……
+ Do ông, bà: ………
+ Chức vụ: ……………. làm đại diện
– Đại diện bên B (đơn vị nhận Hợp đồng đặt hàng: ……….)
+ Địa chỉ: ………
+ Điện thoại: ………., Fax: ……
+ Mã số thuế: ………
+ Tài Khoản: ………
+ Do ông (bà): ..…
+ Chức vụ: …… làm đại diện
Sau khi bàn bạc, hai bên thống nhất ký hợp đồng đặt hàng với các điều kiện sau:
Điều 1. Nội dung hợp đồng đặt hàng
1. Tên danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước đặt hàng (hoặc danh mục sản phẩm, dịch vụ công ích đặt hàng):
a) Số lượng, khối lượng đặt hàng.
b) Chất lượng sản phẩm.
c) Thời gian triển khai và thời gian hoàn thành.
d) Đơn giá, giá đặt hàng theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
đ) Giá trị hợp đồng, trong đó chi tiết theo các nguồn sau:
– Nguồn ngân sách nhà nước đặt hàng (theo giá tính đủ chi phí) hoặc kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ phần chi phí chưa kết cấu trong giá, phí dịch vụ sự nghiệp công (trường hợp giá chưa tính đủ chi phí).
– Nguồn phí được để lại chi cho hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí theo pháp luật về phí và lệ phí.
– Nguồn thu dịch vụ sự nghiệp công theo giá dịch vụ sự nghiệp công do Nhà nước định giá.
– Nguồn khác (nếu có).
e) Phương thức thanh toán, quyết toán.
g) Phương thức nghiệm thu, bàn giao sản phẩm.
h) Quyền và nghĩa vụ của đơn vị cung cấp sản phẩm, dịch vụ công.
i) Quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức đặt hàng.
k) Trách nhiệm của các bên do vi phạm hợp đồng; phương thức giải quyết.
l) Ngoài ra, các bên có thể bổ sung một số nội dung khác nhưng không trái với quy định của pháp luật.
2. Đối với hợp đồng sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, ngoài các nội dung tại điểm 1 nêu trên, tùy theo tính chất sản phẩm đặt hàng để bổ sung các nội dung sau:
– Số lượng, khối lượng sản phẩm, dịch vụ công ích được trợ giá.
– Mức trợ giá, số tiền được trợ giá.
– Doanh thu, chi phí sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích.
– Chi phí hợp lý sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích.
– Giá tiêu thụ; giá sản phẩm dịch vụ.
– Giao hàng: thời gian, địa điểm, phương thức.
– Trách nhiệm của các bên do vi phạm hợp đồng và phương thức giải quyết.
– Nội dung quy định khác theo pháp luật chuyên ngành (nếu có).
3. Ngoài các nội dung hợp đồng đặt hàng tại điểm 1 và điểm 2 nêu trên, các bộ, cơ quan trung ương, các địa phương có thể bổ sung một số nội dung khác về hợp đồng đặt hàng để phù hợp với yêu cầu quản lý đối với từng lĩnh vực cụ thể hoặc theo mẫu hợp đồng theo quy định của pháp luật chuyên ngành (nếu có).
Điều 2. Trách nhiệm mỗi bên
Điều 3. Điều Khoản khác ……………
ĐẠI DIỆN BÊN B
(Chữ ký, dấu)
Họ và tên
ĐẠI DIỆN BÊN A
(Chữ ký, dấu)
Họ và tên
5. Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công:
Phần thông tin của các chủ thể tham gia hợp đồng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công: yêu cầu các bên ghi đầy đủ thông tin về tên , địa chỉ, số điện thoại. mã số thuế, tài Khoản ngân hàng, người đại diện, chức vụ,..
Nội dung của hợp đồng đặt: Trong hợp đồng cần đề cập đến tên mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí nhà nước đặt hàng( số lượng, khối lượng, chất lượng, thời gian triển khai và thời gian hoàn thành, đơn giá, giá trị hợp đồng,..)
Các nội dung về nguồn ngân sách, nguồn phí, nguồn thu dịch vụ sự nghiệp công cũng cần được đề cập.
Phương thức thanh toán, phương thức nghiệm thu, bàn giao sản phẩm sẽ do các bên tự thỏa thuận và được đi nhận trong hợp đồng.
Quyền và nghĩa vụ của các bên phải tuân thủ theo quy định của pháp luật , các bên cần tôn trọng những quyền và nghĩa vụ đó để đảm bảo không xảy ra những tranh chấp, mâu thuẫn khi thực hiện hợp đồng.
Trong hợp quá trình thực hiện hợp đồng không thể tránh khỏi những tranh chấp nên các bên cũng sẽ phải đề xuất những biện pháp giải quyết như tự hòa giải hoặc đưa tranh chấp ra Tòa để giải quyết nếu như không thể tự hòa giải được.
Ngoài ra các bên cũng sẽ thương lượng với nhau về một số hành vi được coi là vi phạm hợp đồng và kèm theo trách nhiệm đối với những hành vi đó.
Các nội dung hợp đồng đặt hàng được đề cập ở trên thì các bộ, cơ quan trung ương, các địa phương có thể bổ sung một số nội dung khác về hợp đồng đặt hàng để phù hợp với yêu cầu quản lý đối với từng lĩnh vực cụ thể hoặc theo mẫu hợp đồng theo quy định của pháp luật chuyên ngành (nếu có).
Các chủ thể tham gia ký kết hợp đồng đọc lại hợp đồng một lượt và tiến hành ký kết sau khi đã hiểu và thống nhất được các điều Khoản đã được ghi nhận trong hợp đồng.
Căn cứ pháp lý:
– Nghị định 60/2021/NĐ-CP cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập;