Khi các bên có nhu cầu thực hiện giao dịch với nhau sẽ tiến hành ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ. Vậy hợp đồng cung cấp dịch vụ lắp ráp thiết bị khoa học kỹ thuật là gì? Khi soạn thảo hợp đồng cung cấp dịch vụ lắp ráp thiết bị khoa học kỹ thuật cần lưu ý gì?
Mục lục bài viết
1. Hợp đồng cung cấp dịch vụ lắp ráp thiết bị khoa học kỹ thuật là gì?
Hợp đồng cung cấp dịch lắp ráp thiết bị khoa học kỹ thuật là sự thỏa thuận của bên có nhu cầu lắp ráp thiết bị và bên nhân lắp ráp thiết bị về việc lắp ráp thiết bị khoa học kỹ thuật. Hợp đồng chỉ được lập ra khi có sự đồng ý và thống nhất của các bên tham gia ký kết hợp đồng. Hợp đồng cung cấp dịch vụ lắp ráp thiết bị khoa học kỹ thuật mang giá trị pháp lý cao nhất để các bên giải quyết những tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng, và đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia hợp đồng.
Nội dung chính của hợp đồng cung cấp dịch vụ lắp ráp thiết bị khoa học kỹ thuật bao gồm:
– Thông tin của các chủ thể tham gia hợp đồng
– Nộ dung của hợp đồng
– Vật tư và tiền vốn
– Thời hạn thực hiện hợp đồng
– Trách nhiệm bảo hành, hướng dẫn sử dụng
– Thời hạn thanh toán công dịch vụ
– Trách nhiệm vật chất trong thực hiện hợp đồng
– Thủ tục giải quyết tranh chấp
2. Mẫu hợp đồng cung cấp dịch vụ lắp ráp thiết bị khoa học kỹ thuật:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————–
HỢP ĐỒNG LẮP RÁP THIẾT BỊ KHOA HỌC KỸ THUẬT
Số: ………………
– Căn cứ Luật dân sự 2015.
– Căn cứ vào biên bản cuộc họp giữa hai bên, ngày
Hôm nay, ngày………. tháng…….. năm………….
Tại địa điểm: ……..Chúng tôi gồm:
Bên có nhu cầu lắp ráp:
Tên doanh nghiệp:……………….
Địa chỉ trụ sở chính:……………..
Điện thoại:…………Telex:…………… Fax:………….
Tài khoản số:…………… Mở tại ngân hàng:………
Đại diện bởi:………. Chức vụ:……………..
(
Viết ngày………… tháng……. năm………… Do……… chức vụ……………. ký)
Trong hợp đồng này gọi tắt là bên A
Bên nhận lắp ráp
Địa chỉ trụ sở chính:……….
Điện thoại:………Telex:…….. Fax:………
Tài khoản số:……….. Mở tại ngân hàng:…….
Đại diện bởi:……… Chức vụ:………..
(Giấy ủy quyền số:……….. (nếu thay giám đốc ký)
Viết ngày tháng năm Do chức vụ ký)
Trong hợp đồng này gọi tắt là bên B
Hai bên cùng thỏa thuận nội dung hợp đồng như sau:
Điều 1: Nội dung công việc
1. Bên A giao cho Bên B lắp ráp thiết bị khoa học kỹ thuật có tên là:
Bao gồm những công việc cụ thể sau:
– ……….
– ………..
– ……….
2. Bên A phải cung cấp đầy đủ các tài liệu và thông tin ban đầu cùng với toàn bộ những phụ tùng của thiết bị cần lắp ráp.
3. Bên B có trách nhiệm lắp ráp xong thiết bị, tiến hành việc vận hành thử, đảm bảo cho Bên A có thể sử dụng thiết bị vào hoạt động phục vụ sản xuất kinh doanh.
Điều 2: Về vật tư và tiền vốn
1. Những vật tư, nguyên liệu phụ, phục vụ cho việc lắp ráp hoàn chỉnh thiết bị máy móc do Bên A có trách nhiệm cung ứng đầy đủ, kịp thời và đúng chất lượng, đủ số lượng cần thiết theo nhu cầu của công việc.
2. Tiền vốn ứng trước phục vụ cho các hoạt động lắp ráp và vận hành bên A phải chi cho bên B ngay sau khi ký hợp đồng (hoặc khi bắt đầu thực hiện hợp đồng).
Lưu ý: Những vật tư, nguyên liệu phụ bên A hiện tại không có thì có thể quy thành tiền, giao luôn cho bên B tự mua sắm đúng tiêu chuẩn, chất lượng đã thỏa thuận.
Điều 3: Thời hạn thực hiện hợp đồng
1. Bên B có trách nhiệm thực hiện các hoạt động lắp ráp trong thời gian là ngày (tháng).
2. Khi tổ chức vận hành thử, bên B phải thông báo cho bên A kiểm tra trước việc lắp ráp và cùng tham gia vận hành thử (nếu là phương tiện vận tải, thiết bị cần phạm vi hoạt động lớn, bên A có trách nhiệm bố trí địa điểm vận hành thử).
Điều 4: Trách nhiệm bảo hành, hướng dẫn sử dụng
1. Bên B có trách nhiệm hướng dẫn quy trình sử dụng, đảm bảo phát huy hết tính năng, tác dụng của thiết bị và những điểm cần lưu ý trong quá trình vận hành, bảo trì, bảo dưỡng thiết bị.
2. Việc bảo hành thiết bị, các mối hàn, mối ráp do bên B chịu trách nhiệm trong thời hạn……..tháng (nếu bên B đồng thời là người sản xuất thiết bị đó, nếu không chỉ chịu trách nhiệm bảo hành trong phạm vi các dịch vụ do bên B thực hiện).
Điều 5: Thời hạn thanh toán công dịch vụ
1. Bên A có trách nhiệm thanh toán công dịch vụ cho bên B tổng cộng là chia thành các đợt:
– Đợt 1: vào ngày
– Đợt 2: vào ngày
2. hương thức thanh toán bằng tiền mặt (có thể là chuyển khoản qua ngân hàng).
Điều 6: Các thỏa thuận khác (nếu cần)
Các điều kiện và điều khoản khác không ghi trong hợp đồng này, sẽ được các bên thực hiện theo quy định hiện hành của các văn bản pháp luật về hợp đồng kinh tế và dịch vụ khoa họa – kỹ thuật.
Điều 7: Trách nhiệm vật chất trong thực hiện hợp đồng
1. Hai bên cam kết thực hiện nghiêm túc các điều khoản đã thỏa thuận trên, không được đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng, bên nào không thực hiện, hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng mà không có lý do chính đáng, thì sẽ bị phạt tới……….% giá trị phần hợp đồng (cao nhất là 12 %).
2. Bên nào vi phạm các điều khoản trên sẽ phải chịu trách nhiệm vật chất theo quy định của các văn bản pháp luật có hiệu lực hiện hành về phạt vi phạm số lượng, chất lượng, thời gian, địa điểm, thanh toán, bảo hành… Mức phạt cụ thể do hai bên thỏa thuận dựa trên khung phạt Nhà nước đã quy định trong các văn bản pháp luật về hợp đồng kinh tế.
Điều 8: Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng
1. Hai bên cần chủ động thông báo cho nhau biết tiến độ thực hiện hợp đồng. Nếu có vấn đề gì bất lợi phát sinh các bên phải kịp thời thông báo cho nhau biết và tích cực bàn bạc giải quyết (cần lập biên bản ghi toàn bộ nội dung).
2. Trường hợp các bên không tự giải quyết được, sẽ thống nhất chuyển vụ việc tới tòa án là cơ quan có đủ thẩm quyền giải quyết.
Điều 9: Hiệu lực của hợp đồng
Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày đến ngày
Hai bên sẽ tổ chức họp và lập
Hợp đồng này được lập thành bản, có giá trị như nhau, mỗi bên giữ bản.
Gửi cơ quan bản (nếu cần).
ĐẠI DIỆN BÊN A
Chức vụ:
(Ký tên, đóng dấu)
ĐẠI DIỆN BÊN B
Chức vụ:
(Ký tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng cung cấp dịch vụ lắp ráp thiết bị khoa học kỹ thuật:
Điều 1. Nội dung của công việc: Bên có nhu cầu lắp ráp phải cung cấp đầy đủ các tài liệu và thông tin ban đầu cùng với toàn bộ những phụ tùng của thiết bị cần lắp ráp. Bên nhận lắp ráp có trách nhiệm lắp ráp xong thiết bị, tiến hành việc vận hành thử, đảm bảo cho Bên có nhu cầu lắp ráp có thể sử dụng thiết bị vào hoạt động phục vụ sản xuất kinh doanh.
Phần thông tin của các chủ thể tham gia ký kết hợp đồng: Yêu cầu bên có nhu cầu lắp ráp với bên nhận lắp ráp ghi đầy đủ, rõ ràng, chính xác và chi tiết nhất các thông tin như tên, địa chỉ, số điện thoại, tài khoản ngân hàng, đại diện- chức vụ,….
Điều 2. Vật tư và tiền vốn: Bên có nhu cầu lắp ráp có trách nhiệm cung ứng đầy đủ, kịp thời và đúng chất lượng, đủ số lượng cần thiết theo nhu cầu của công việc về vật tư, nguyên liệu cần thiết cho bên nhận lắp ráp.
Tiền vốn ứng trước phục vụ cho các hoạt động lắp ráp và vận hành bên có nhu cầu lắp ráp phải chi cho bên nhận lắp ráp ngay sau khi ký hợp đồng (hoặc khi bắt đầu thực hiện hợp đồng).
Điều 3. Thời hạn thực hiện hợp đồng: Các chủ thể tham gia hợp đồng sẽ thương lượng với nhau về thời hạn thực hiện hợp đồng và ghi nhận rõ ràng trong hợp đồng. Khi tổ chức vận hành thử, bên nhận lắp ráp phải thông báo cho bên có nhu cầu lắp ráp kiểm tra trước việc lắp ráp và cùng tham gia vận hành thử (nếu là phương tiện vận tải, thiết bị cần phạm vi hoạt động lớn, bên có nhu cầu lắp ráp có trách nhiệm bố trí địa điểm vận hành thử).
Điều 4. Trách nhiệm bảo hành, hướng dẫn sử dụng: bên nhận lắp ráp có trách nhiệm hướng dẫn quy trình sử dụng, đảm bảo phát huy hết tính năng, tác dụng của thiết bị và những điểm cần lưu ý trong quá trình vận hành, bảo trì, bảo dưỡng thiết bị. Và việc bảo hành này phải được ghi rõ thời gian bảo hành trong hợp đồng.
Điều 5. Thời hạn thanh toán công dịch vụ: bên có nhu cầu lắp ráp có trách nhiệm thanh toán công dịch vụ cho bên nhận lắp ráp. Phương thức thanh toán có thể là bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản qua ngân hàng do các bên thỏa thuận với nhau.
Điều 7. Trách nhiệm vật chất trong thực hiện hợp đồng: Các bên đề xuất , thương lượng với nhau về trách nhiệm vật chất đối với những hành vi vi phạm các điều khoản của hợp đồng. Mức phạt cụ thể do hai bên thỏa thuận dựa trên khung phạt Nhà nước đã quy định trong các văn bản pháp luật về hợp đồng kinh tế.
Điều 8. Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng: Hai bên cần chủ động thông báo cho nhau biết tiến độ thực hiện hợp đồng. Nếu có vấn đề gì bất lợi phát sinh các bên phải kịp thời thông báo cho nhau biết và tích cực bàn bạc giải quyết (cần lập biên bản ghi toàn bộ nội dung). Các bên có thể tự hòa giải với nhau, tuy nhiên nếu không thể tự hòa giải thì sẽ đưa tranh chấp đó ra Tòa để giải quyết.
Trong hợp đồng các bên cũng cần đề cập đến hiệu lực của hợp đồng được bắt đầu từ thời điểm nào. Hai bên sẽ tổ chức họp và lập biên bản thanh lý hợp đồng này sau khi hết hiệu lực không quá 10 ngày. Bên có trách nhiệm tổ chức và chuẩn bị thời gian, địa điểm họp thanh lý.
Căn cứ pháp lý: