Trong thực tiễn nhiều tác giả muốn chuyển nhượng một hoặc một số quyền cho cá nhân/ tổ chức khác nhưng để đảm bảo sự ràng buộc giữa hai bên thì cần một bản hợp đồng, đó là hợp đồng chuyển nhượng quyền liên quan. Vậy hợp đồng chuyển nhượng quyền liên quan là gì?
Mục lục bài viết
1. Quyền liên quan là gì?
Theo quy định tại Khoản 3, Điều 4
Ngoài ra,
“Điều 16. Tổ chức, cá nhân được bảo hộ quyền liên quan
1. Diễn viên, ca sĩ, nhạc công, vũ công và những người khác trình bày tác phẩm văn học, nghệ thuật (sau đây gọi chung là người biểu diễn).
2. Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu cuộc biểu diễn quy định tại Khoản 1 Điều 44 của Luật này.
3. Tổ chức, cá nhân định hình lần đầu âm thanh, hình ảnh của cuộc biểu diễn hoặc các âm thanh, hình ảnh khác (sau đây gọi là nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình).
4. Tổ chức khởi xướng và thực hiện việc phát
Điều 17. Các đối tượng quyền liên quan được bảo hộ
1. Cuộc biểu diễn được bảo hộ nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Cuộc biểu diễn do công dân Việt Nam thực hiện tại Việt Nam hoặc nước ngoài;
b) Cuộc biểu diễn do người nước ngoài thực hiện tại Việt Nam;
c) Cuộc biểu diễn được định hình trên bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ theo quy định tại Điều 30 của Luật này;
d) Cuộc biểu diễn chưa được định hình trên bản ghi âm, ghi hình mà đã phát sóng được bảo hộ theo quy định tại Điều 31 của Luật này;
đ) Cuộc biểu diễn được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình có quốc tịch Việt Nam;
b) Bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
3. Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá được bảo hộ nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá của tổ chức phát sóng có quốc tịch Việt Nam;
b) Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá của tổ chức phát sóng được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
4. Cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá chỉ được bảo hộ theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này với điều kiện không gây phương hại đến quyền tác giả.”
2. Hợp đồng chuyển nhượng quyền liên quan là gì?
Hợp đồng chuyển nhượng quyền liên quan là sự thỏa thuận của hai bên mà theo đó bên sở hữu quyền liên quan sẽ chuyển nhượng một hoặc một số quyền nhân thân, quyền tài sản cho bên khác, được gọi là bên nhận chuyển nhượng.
Hợp đồng chuyển nhượng quyền liên quan là hợp đồng dân sự có đối tượng là quyền nhân thân và quyền tài sản.
“Điều 19. Quyền nhân thân
Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:
1. Đặt tên cho tác phẩm;
2. Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
3. Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
4. Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
Điều 20. Quyền tài sản
1. Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:
a) Làm tác phẩm phái sinh;
b) Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
c) Sao chép tác phẩm;
d) Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
đ) Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
e) Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
2. Các quyền quy định tại Khoản 1 Điều này do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện theo quy định của Luật này.
3. Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại Khoản 1 Điều này và Khoản 3 Điều 19 của Luật này phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.”
Sau khi hợp đồng chuyển nhượng quyền liên quan thì bên chuyển nhượng sẽ chấm dứt một hoặc một số quyền nhân thân và quyền tài sản đã chuyển nhượng.
Nội dung chính của hợp đồng chuyển nhượng quyền liên quan được quy định tại Điều 46, Luật sở hữu trí tuệ 2005:
“1. Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan phải được lập thành văn bản gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;
b) Căn cứ chuyển nhượng;
c) Giá, phương thức thanh toán;
d) Quyền và nghĩa vụ của các bên;
đ) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
2. Việc thực hiện, sửa đổi, chấm dứt, huỷ bỏ hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan được áp dụng theo quy định của Bộ luật dân sự.”
3. Mẫu hợp đồng chuyển nhượng quyền liên quan:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN LIÊN QUAN
Hôm nay, ngày…………..tháng………………năm ……………..
Tại……
Chúng tôi gồm:
Bên chuyển nhượng (Bên A):
Họ và tên/Tên tổ chức: …………
(Trong trường hợp có đồng chủ sở hữu thì phải kèm theo thỏa thuận ủy quyền bằng văn bản thể hiện ý chí chung của tất cả các đồng chủ sở hữu cho người đại diện ký hợp đồng
Là:………
(Người biểu diễn, Tổ chức sản xuất bản ghi âm, ghi hình, Tổ chức phát sóng; Người thừa kế quyền liên quan; người đại diện cho các đồng chủ sở hữu, người đại diện cho các đồng thừa kế)
Sinh ngày:……….. tháng……….. năm……………
Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh:…………
Cấp ngày……….tháng……….năm……….tại………
(Đối với tổ chức)
Số CMTND/Hộ chiếu……………
Cấp ngày………tháng……….năm…………..tại……
Quốc tịch:………
Địa chỉ:…………
Số điện thoại:……Fax:…………Email:……
Là chủ sở hữu quyền liên quan đối với chương trình:……
Bên nhận chuyển nhượng (Bên B):
Họ và tên/Tên tổ chức: ……
Là:………
Sinh ngày:……….. tháng……….. năm……………
Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh :………
Cấp ngày………..tháng……….năm…………..tại………
(Đối với tổ chức)
Số CMTND/Hộ chiếu………
Cấp ngày………tháng………..năm…………..tại………
Quốc tịch:………
Địa chỉ:…………
Số điện thoại:………Fax:……Email:……
Hai bên cùng thoả thuận và ký hợp đồng với các điều Khoản sau:
Điều 1: Bên A đồng ý chuyển nhượng quyền: ……thuộc quyền sở hữu của mình cho bên B đối với chương trình dưới đây:
(Ghi cụ thể tên quyền thoả thuận chuyển nhượng trong số các quyền quy định tại các Điều 29, 30, 31 Luật SHTT)
Tên chương trình:…
Loại hình:…
Tác giả:……
Đã công bố/chưa công bố :……
(Nếu chương trình đã công bố thì ghi rõ ngày, tháng, năm, hình thức, nơi công bố)
Điều 2: Bên A có trách nhiệm chuyển bản sao chương trình cho bên B quản lý và khai thác các quyền liên quan đã được chuyển nhượng ghi tại Điều 1 Hợp đồng này.
Thời gian chuyển bản sao chương trình:……
(Các bên có thể ấn định thời hạn hoặc thời điểm chuyển bản sao chương trình)
Địa điểm chuyển bản sao tác phẩm:…
Điều 3: Bên B khai thác sử dụng các quyền được chuyển nhượng ghi tại Điều 1 Hợp đồng này phải tôn trọng các quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, các văn bản hướng dẫn thi hành và các quy định pháp luật có liên quan.
Điều 4: Bên B phải thanh toán tiền nhận chuyển nhượng các quyền ghi tại Điều 1 Hợp đồng này cho bên A theo phương thức sau:
(Giá chuyển nhượng, hình thức, cách thức thanh toán; thời gian, địa điểm thanh toán…)
Điều 5: Kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực Bên A không được chuyển nhượng, sử dụng, cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng các quyền đã chuyển nhượng ghi tại Điều 1 Hợp đồng này.
Điều 6: Các bên có nghĩa vụ thực hiện các cam kết tại Hợp đồng này. Bên vi phạm hợp đồng phải bồi thường toàn bộ thiệt hại cho bên kia.
(Các bên có thể thoả thuận về việc bồi thường theo tỉ lệ % trên giá trị hợp đồng hoặc một Khoản tiền nhất định).
Điều 7:Tất cả những tranh chấp về hợp đồng được giải quyết thông qua thỏa thuận trực tiếp giữa hai bên. Nếu thoả thuận không đạt kết quả, một trong hai bên có thể nộp đơn yêu cầu Trọng tài hoặc khởi kiện tại
(Các bên có thể thoả thuận lựa chọn toà án thuộc quốc gia liên quan)
Điều 8: Hợp đồng này có hiệu lực …….. .
(Các bên có thể thỏa thuận về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là ngày ký hợp đồng hoặc Khoảng thời gian xác định sau ngày ký hợp đồng hoặc một ngày cụ thể)
Hợp đồng này được lập thành …….. bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ …… bản.
(Các bên có thể thỏa thuận về ngôn ngữ, số bản của hợp đồng ký kết)
Bên A
(Ký tên, ghi rõ họ tên và ký)
Bên B
(Ký tên, ghi rõ họ tên )
4. Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng chuyển nhượng quyền liên quan:
Phần thông tin của các bên tham gia hợp đồng chuyển nhượng yêu cầu ghi đầy đủ, chính xác, chi tiết các nội dung, càng chi tiết càng tốt để là căn cứ xác lập quan hệ.
Điều 1. Bên chuyển nhượng sẽ điền tên chương trình, loại hình, tác giả, phần chuyển nhượng đó đã được công bố hay chưa, nếu đã được công bố thì phải ghi rõ ngày tháng năm công bố.
Điều 2.Bên chuyển nhượng sẽ có trách nhiệm chuyển bản sao chương trình cho bên nhận chuyển nhượng để quản lý và khai thác các quyền liên quan. Đồng thời bên chuyển nhượng sẽ ghi rõ thời gian chuyển bản sao và địa điểm chuyển bản sao cho bên nhận chuyển nhượng.
Điều 3, điều 4 sẽ ghi nhận điều Khoản về nghĩa vụ và quyền của bên nhận chuyển nhượng. Bên chuyển nhượng có quyền khai thác quyền liên quan của tác phẩm nhưng phải tôn trọng và tuân thủ những quy định của Luật Sở hữu trí tuệ. Song song với quyền thì bên nhận chuyển nhượng sẽ có nghĩa vụ nhận bản sao tác phẩm và thanh toán tiền nhận chuyển nhượng.
Điều 5. quy định về nghĩa vụ của bên chuyển nhượng: Sau khi hợp đồng có hiệu lực thi bên chuyển nhượng sẽ không được cho phép các cá nhân, tổ chức khác sử dụng các quyền đã chuyển nhượng.
Điều 6. Các bên thỏa thuận với nhau về phần bồi thường thiệt hại nếu như một trong các bên vi phạm hợp đồng.
Điều 7. đây là phần các bên đưa ra giải pháp giải quyết tranh chấp có thể tự hòa giải hoặc đưa tranh chấp ra
Sau khi thống nhất những bản điều Khoản có trong hợp đồng thì các bên tiến hành ký kết, hợp đồng được lập ít nhất là hai bản và mỗi bên giữ một bản để tiện cho việc thực hiện hợp đồng. Hợp đồng phải có hình thức đúng với quy định trong các văn bản pháp luật cùng nội dung phải đủ các điều Khoản, đặc biệt là các điều Khoản quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia ký kết hợp đồng. Câu văn, từ ngữ được sử dụng trong hợp đồng cần ngắn gọn xúc tích, các thông tin phải đảm bảo thống nhất và chính xác nhất.
Căn cứ pháp lý:
Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009;