Khi tổ chức tín dụng, doanh nghiệp, cá nhân (bên đi vay đặc biệt) muốn thực hiện việc vay tín dụng đặc biệt với Ngân hàng Nhà nước thì họ phải ký với Ngân hàng Nhà nước hợp đồng cho vay tín dụng đặc biệt. Vậy Hợp đồng cho vay tín dụng đặc biệt là gì? Cách thức soạn thảo ra sao?
Mục lục bài viết
1. Hợp đồng cho vay tín dụng đặc biệt của Ngân hàng là gì?
Hợp đồng cho vay tín dụng đặc biệt của Ngân hàng là sự thỏa thuận giữa một bên là Ngân hàng Nhà nước và một bên là tổ chức tín dụng đi vay. Hợp đồng lập ra nhằm xác nhận việc các tổ chức tín dụng ký kết với Ngân hàng Nhà nước thực hiện việc vay tín dụng. Hợp đồng vay tín dụng đặc biệt là hợp đồng có giá trị pháp lý cao nhất để ràng buộc quyền và nghĩa vụ của các bên.
Nội dung chính của hợp đồng bao gồm:
– Thông tin của các chủ thể tham gia hợp đồng
– Số tiền cho vay, lãi suất cho vay
– Thời hạn cho vay đặc biệt
– Mục đích sử dụng tiền cho vay
– Việc trả nợ khoản vay đặc biệt
– Hiệu lực của hợp đồng.
2. Mẫu hợp đồng vay tín dụng đặc biệt của Ngân hàng:
Mẫu hợp đồng vay tín dụng đặc biệt của Ngân hàng theo mẫu tại Phục lục V Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2021/TT-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–
HỢP ĐỒNG CHO VAY ĐẶC BIỆT
Số: ……
Căn cứ Thông tư số 08/2021/TT-NHNN ngày 06 tháng 7 năm 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt (sau đây gọi là Thông tư số 08/2021/TT-NHNN);
Căn cứ Quyết định/ Văn bản số … ngày … tháng … năm … của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc cho vay đặc biệt đối với …… (tên tổ chức tín dụng),
Hôm nay, ngày … tháng … năm … tại …, chúng tôi gồm:
Bên cho vay (Bên A): Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố …
Địa chỉ: ………..
Điện thoại: ……. Fax: ………….
Số hiệu tài khoản tiền vay bằng đồng Việt Nam:..……… tại ……
Tên người đại diện: …… Chức vụ: ……….
Bên đi vay (Bên B): Tên tổ chức tín dụng đi vay
Địa chỉ: ……..
Điện thoại: …………. Fax: ………
Số hiệu tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam: ………… tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố…
Tên người đại diện: …………… Chức vụ: ………..
Theo
Hai bên thống nhất việc Bên A cho vay đặc biệt đối với Bên B theo các nội dung sau:
Điều 1. Số tiền cho vay đặc biệt
– Bằng số: ………..
– Bằng chữ: ………….
Điều 2. Lãi suất cho vay đặc biệt
– Lãi suất cho vay đặc biệt: …
– Lãi suất đối với nợ gốc cho vay đặc biệt quá hạn: …
– Không áp dụng lãi suất đối với nợ lãi chậm trả của khoản cho vay đặc biệt.
Điều 3. Thời hạn cho vay đặc biệt
– Thời hạn cho vay đặc biệt: …
– Thời hạn cho vay tính cả ngày nghỉ, ngày lễ và ngày Tết. Trường hợp ngày trả nợ trùng vào ngày nghỉ, ngày lễ, ngày Tết thì thời hạn cho vay đặc biệt được kéo dài đến ngày làm việc tiếp theo.
Điều 4. Mục đích sử dụng tiền vay
…
Điều 5. Tài sản bảo đảm (trường hợp khoản cho vay đặc biệt có tài sản bảo đảm)
…
Các tài sản bảo đảm cho khoản cho vay đặc biệt liệt kê theo Danh mục đính kèm Hợp đồng này.
Điều 6. Việc trả nợ khoản vay đặc biệt
…
Điều 7. Các cam kết, thỏa thuận:
– Bên B tuân thủ và chịu trách nhiệm thực hiện đúng các quy định tại Thông tư số 08/2021/TT-NHNN.
– Trong trường hợp Bên B không trả nợ vay đặc biệt theo quy định tại khoản 1, 3, 4 Điều 15 Thông tư số 08/2021/TT-NHNN, Bên A sẽ thực hiện các biện pháp theo quy định tại khoản 5, 6 Điều 15 Thông tư số 08/2021/TT-NHNN.
– Các cam kết, thỏa thuận khác (nếu có): …
Điều 8. Hiệu lực của hợp đồng
Hợp đồng này được lập thành 06 bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 03 bản và có hiệu lực kể từ ngày ký./.
BÊN ĐI VAY NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG ĐI VAY (Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu) | BÊN CHO VAY GIÁM ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHI NHÁNH TỈNH, THÀNH PHỐ… (Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
3. Ký hợp đồng cho vay đặc biệt, nhận cầm cố, nhận thế chấp tài sản bảo đảm, giải ngân cho vay đặc biệt:
Căn cứ theo Điều 22 Thông tư 08/2021/TT-NHNN quy định về việc ký hợp đồng cho vay đặc biệt, nhận cầm cố, nhận thế chấp tài sản bảo đảm, giải ngân cho vay đặc biệt như sau:
1) Ký hợp đồng cho vay đặc biệt, nhận cầm cố, nhận thế chấp tài sản bảo đảm đối với khoản cho vay đặc biệt quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư Thông tư 08/2021/TT-NHNN trường hợp Ngân hàng Nhà nước cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt bằng nguồn tiền từ thực hiện chức năng của ngân hàng trung ương về phát hành tiền:
– Trong thời hạn tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Ngân hàng Nhà nước về việc cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng, căn cứ văn bản này và các quy định của pháp luật có liên quan, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố ký hợp đồng cho vay đặc biệt, trong đó có nội dung về nhận tài sản bảo đảm (nếu có);
– Trường hợp khoản cho vay đặc biệt có tài sản bảo đảm là giấy tờ có giá, trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày ký hợp đồng cho vay đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố gửi hợp đồng cho vay đặc biệt đã ký cho Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước;
– Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hợp đồng cho vay đặc biệt đã ký do Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố gửi, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước thực hiện hạch toán, cầm cố, phong tỏa tài sản bảo đảm là giấy tờ có giá tại Danh mục tài sản bảo đảm đính kèm hợp đồng cho vay đặc biệt đã ký và
2) Ký hợp đồng cho vay đặc biệt, nhận cầm cố, nhận thế chấp tài sản bảo đảm đối với khoản cho vay đặc biệt quy định tại điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 4 Thông tư 08/2021/TT-NHNN đó là trường hợp Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt:
– Trong thời hạn tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Ngân hàng Nhà nước về việc cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng, căn cứ văn bản này và các quy định của pháp luật có liên quan, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam ký hợp đồng cho vay đặc biệt;
– Sau khi ký hợp đồng cho vay đặc biệt, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam thực hiện nhận cầm cố, nhận thế chấp tài sản bảo đảm theo Danh mục tài sản bảo đảm đính kèm hợp đồng cho vay đặc biệt đã ký.
3) Ký hợp đồng cho vay đặc biệt, nhận cầm cố, nhận thế chấp tài sản bảo đảm đối với khoản cho vay đặc biệt quy định tại điểm c khoản 2, điểm c khoản 3, điểm b khoản 4 Điều 4 Thông tư 08/2021/TT-NHNN:
Trên cơ sở phương án phục hồi, phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, tổ chức tín dụng khác ký hợp đồng cho vay đặc biệt và thực hiện nhận cầm cố, nhận thế chấp tài sản bảo đảm (nếu có).
4) Giải ngân cho vay đặc biệt đối với khoản cho vay đặc biệt quy định tại khoản 1, điểm b, c khoản 2, điểm b, c khoản 3, điểm b khoản 4 Điều 4 Thông tư 08/2021/TT-NHNN:
– Khi có nhu cầu được giải ngân vốn vay đặc biệt, bên đi vay gửi văn bản đề nghị giải ngân vốn vay đặc biệt (sau đây gọi là văn bản đề nghị giải ngân) đến Ban kiểm soát đặc biệt, trong đó nêu rõ số tiền, thời điểm, lý do đề nghị giải ngân;
– Trên cơ sở nhu cầu sử dụng vốn vay đặc biệt của bên đi vay, Ban kiểm soát đặc biệt xem xét, có ý kiến đối với văn bản đề nghị giải ngân của bên đi vay. Trường hợp đồng ý, Ban kiểm soát đặc biệt có văn bản nêu rõ số tiền, thời điểm giải ngân kèm theo văn bản đề nghị giải ngân quy định tại điểm a Khoản này gửi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố hoặc Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam hoặc Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam hoặc tổ chức tín dụng khác;
– Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố hoặc Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam hoặc Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam hoặc tổ chức tín dụng khác giải ngân cho vay đặc biệt trên cơ sở hợp đồng cho vay đặc biệt đã ký, văn bản đề nghị giải ngân của bên đi vay và văn bản của Ban kiểm soát đặc biệt quy định tại điểm a, b Khoản này;
– Bên cho vay chỉ giải ngân cho vay đặc biệt sau khi đã hoàn thành thủ tục nhận tài sản bảo đảm (nếu có).
5) Đối với khoản cho vay đặc biệt quy định tại điểm a khoản 2, điểm a khoản 3, điểm a khoản 4 Điều 4 Thông tư 08/2021/TT-NHNN, việc ký hợp đồng cho vay đặc biệt, nhận tài sản bảo đảm (nếu có), giải ngân cho vay đặc biệt thực hiện theo quy định nội bộ của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, tổ chức tín dụng khác và thỏa thuận với bên đi vay.
Căn cứ pháp lý:
– Thông tư số 08/2021/TT-NHNN quy định về cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.