Hợp đồng cho mượn thiết bị máy móc được lập nhằm bảo đảm tính pháp lý trong hoạt động cho mượn tài sản, cụ thể là cho mượn máy móc thiết bị. Hình thức, nội dung của hợp đồng cho mượn máy móc thiết bị phải tuân theo các quy định.
Mục lục bài viết
- 1 1. Hợp đồng cho mượn thiết bị máy móc là gì?
- 2 2. Đối tượng của hợp đồng mượn thiết bị máy móc:
- 3 3. Những trường hợp nào cần Hợp đồng mượn thiết bị máy móc?
- 4 4. Mẫu hợp đồng mượn thiết bị máy móc:
- 5 5. Những lưu ý khi ký kết hợp đồng mượn thiết bị máy móc:
- 6 6. Hợp đồng mượn tài sản có phải căn cứ để khởi kiện dân sự?
1. Hợp đồng cho mượn thiết bị máy móc là gì?
Hợp đồng cho mượn thiết bị máy móc là hợp đồng bằng văn bản được giao kết giữa bên cho mượn và bên mượn nhằm giải quyết các vấn đề của bên mượn mà không vì mục đích lợi nhuận, Hợp đồng cho mượn xác lập quyền và nghĩa vụ của các bên, là căn cứ pháp lý để bên cho mượn yêu cầu bên mượn thực hiện nghĩa vụ trả lại thiết bị, máy móc
Hợp đồng cho mượn thiết bị máy móc được quy định trong
Theo Điều 494
“Hợp đồng mượn tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được.”
Đặc điểm pháp lý của hợp đồng mượn tài sản
- Hợp đồng mượn tài sản là hợp đồng không có đền bù. Bên mượn tài sản có quyền sử dụng tài sản của bên cho mượn mà không phải trả tiền sử dụng tài sản.
- Hợp đồng mượn tài sản là hợp đồng đơn vụ. Bên cho mượn tài sản có quyền yêu cầu bên mượn trả lại tài sản mượn khi tới hạn hoặc mục đích mượn đã đạt được. Bên mượn có nghĩa vụ trả lại tài sản mượn theo yêu cầu của bên cho mượn.
- Hợp đồng mượn tài sản là hợp đồng thực tế. Khi chuyển giao tài sản cho bên mượn là thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên.
2. Đối tượng của hợp đồng mượn thiết bị máy móc:
Tất cả những tài sản không tiêu hao đều có thể là đối tượng của hợp đồng mượn tài sản.
Trong hợp đồng mượn tài sản, đối tượng của hợp đồng là một hoặc nhiều tài sản. Khái niệm tài sản cần được hiểu cụ thể là vật có thực, chiếm hữu được thực tế, vật đó có thể sử dụng đem lại lợi ích cho người mượn. Đối tượng của hợp đồng phải là vật đặc định vật không tiêu hao. Sau khi hết hạn của hợp đồng, bên mượn phải trả lại tài sản trong tình trạng ban đầu khi mượn. Nếu làm hư hỏng, mất mát thì phải bồi thường thiệt hại.
Trong hợp đồng mượn thiết bị, máy móc, đối tượng của hợp đồng này là một hoặc nhiều thiết bị máy móc có thực, chiến hữu và sử dụng được trên thực tế, đem lại giá trị sử dụng trong công việc của người mượn
3. Những trường hợp nào cần Hợp đồng mượn thiết bị máy móc?
Trong cuộc sống thường nhật, không thể tránh được những lúc cần thiết phải mượn trang thiết bị máy móc để phục vụ công việc sản xuất của mình vì chưa đủ tiềm lực mua máy móc thiết bị mới
Hợp đồng mượn tài sản là căn cứ pháp lý cần thiết để bảo vệ người cho mượn tài sản và ràng buộc nghĩa vụ với người mượn tái sản, những trường hợp cần ký kết hợp đồng mượn thiết bị máy móc
- Mượn thiết bị máy móc với số lượng lớn
- Mượn thiết bị, máy móc trong thời gian dài
- Mượn thiết bị máy móc khi khoảng cách địa lý của các bên lớn
- Mượn thiết bị máy móc khi muốn tạo căn cứ pháp lý và ràng buộc chắc chắn giữa các bên
4. Mẫu hợp đồng mượn thiết bị máy móc:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG MƯỢN THIẾT BỊ, MÁY MÓC
Số: ……/HDMTB
– Căn cứ vào Bộ luật dân sự được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua số
– Căn cứ nhu cầu và năng lực của các Bên.
Hôm nay, ngày…… tháng…… năm…… Tại…. Chúng tôi gồm:
BÊN A: (BÊN CHO MƯỢN) *:
(Đối với bên cho mượn cá nhân)
- Họ và tên: …
- CMTND/CCCD số: ….Do…Cấp ngày…
- Địa chỉ thường trú: …
- Số điện thoại: …
- Số tài khoản: … tại Ngân hàng: …
(Đối với bên cho mượn là tổ chức)
- Công ty: ….
- Mã số doanh nghiệp/Mã số thuế: ….
- Trụ sở: ….
- Điện thoại: ….
- Người đại diện theo pháp luật:….
BÊN B (BÊN MƯỢN) *:
(Đối với bên cho mượn cá nhân)
- Họ và tên: …
- CMTND/CCCD số …. Do… Cấp ngày …
- Địa chỉ thường trú: …
- Số điện thoại: …
- Số tài khoản: … tại Ngân hàng: …
(Đối với bên cho mượn là tổ chức)
- Công ty: ….
- Mã số doanh nghiệp/Mã số thuế: …..
- Trụ sở: ….
- Điện thoại: …..
- Người đại diện theo pháp luật: …..
Hai bên đã trao đổi, bàn bạc và đi đến thống nhất lập bản hợp đồng cho mượn tài sản với nội dung và các điều khoản sau:
Điều 1
Đối tượng của hợp đồng
– Bên A đồng ý cho bên B mượn*:
Tên tài sản: …..
Số lượng: …..
– Tình trạng sử dụng hoặc tình trạng kỹ thuật*:
Đặc điểm tài sản: …..
Tính năng sử dụng: …..
Điều 2
Thời hạn của hợp đồng*:
– Bên A đồng ý cho bên B mượn tài sản với tình trạng như trên, trong thời gian là:…, bắt đầu từ ngày …. tháng…. năm … đến ngày …. tháng … năm …
Điều 3
Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng
1. Quyền và nghĩa vụ của Bên A
– Trong thời gian thực hiện hợp đồng, bên A có quyền lấy lại tài sản mặc dù bên B chưa đạt được mục đích sau khi đã
– Đòi lại tài sản khi Bên B sử dụng không đúng mục đích, công dụng, không đúng cách thức đã thoả thuận hoặc cho người khác mượn lại mà không có sự đồng ý của bên A;
– Yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với tài sản do bên B gây ra.
– Nêu rõ tình trạng tài sản và các khuyết tật của tài sản (nếu có);
– Lưu ý cho Bên B những yêu cầu khi sử dụng tài sản: Yêu cầu của pháp luật đối với việc sử dụng tài sản, những khả năng nguy hiểm có thể xảy ra; Các yêu cầu bảo quản, tu bổ, sửa chữa trong quá trình sử dụng…
– Thanh toán cho Bên B chi phí sửa chữa, chi phí làm tăng giá trị tài sản, nếu có thoả thuận;
– Bồi thường thiệt hại cho bên B, nếu biết tài sản có khuyết tật mà không báo cho bên B biết dẫn đến gây thiệt hại cho Bên B, trừ những khuyết tật mà bên B biết hoặc phải biết.
2. Quyền và nghĩa vụ của Bên B
– Được sử dụng tài sản mượn theo đúng công dụng của tài sản và đúng mục đích đã thoả thuận;
– Có thể hoàn trả lại tài sản bất cứ lúc nào khi không có nhu cầu sử dụng hoặc sử dụng không đạt yêu cầu của mình.
– Yêu cầu Bên A phải thanh toán chi phí hợp lý về việc sửa chữa hoặc làm tăng giá trị tài sản mượn, nếu có thoả thuận.
– Không phải chịu trách nhiệm về những hao mòn tự nhiên của tài sản mượn.
– Có trách nhiệm bảo quản, sửa chữa, thay thế các phụ tùng, phụ kiện và chịu mọi trách nhiệm về mất mát, hư hỏng xảy ra (nếu có), không tự ý làm thay đổi trạng thái ban đầu của tài sản trong suốt thời gian mượn.
– Không được cho người khác mượn lại nếu không có sự đồng ý của bên A.
– Giao trả nguyên trạng thái đang sử dụng đúng thời hạn hợp đồng với đầy đủ phụ kiện của nó, nếu hỏng phải sửa chữa, mất mát phải bồi thường.
Điều 4
Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
– Bên A không được từ chối các nghĩa vụ đã cam kết khi cho mượn tài sản ghi trong hợp đồng.
– Nếu Bên B vi phạm nghĩa vụ thì chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với bên A. (Tùy theo tình trạng tài sản để nêu các trường hợp và cách xử lý cho từng trường hợp đó).
Điều 5
Hiệu lực của hợp đồng
Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày …… tháng ….. năm ……
Hợp đồng này được lập thành ….. bản, mỗi bên giữ … bản để thực hiện, gửi cơ quan hoặc người làm chứng giữ …… bản (nếu cần).
BÊN MƯỢN (BÊN B) BÊN CHO MƯỢN (BÊN A)
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên )
5. Những lưu ý khi ký kết hợp đồng mượn thiết bị máy móc:
Càn ghi đầy đủ các thông tin liên quan đến nhân thân của hai bên để đảm bảo và xác định tính đúng đắn của chủ thể trong hợp đồng này
Cần ghi rõ đối tượng, chất lượng và thời hạn của hợp đồng để làm căn cứ để yêu cầu bên mượn bồi thường thiệt hại khi thiệt hại xảy ra
Các quyền và nghĩa vụ của hợp đồng phải đúng với quy định của Bộ luật Dân sự hiện hành, không được trái với pháp luật
6. Hợp đồng mượn tài sản có phải căn cứ để khởi kiện dân sự?
trong nhiều trường hợp không thể đòi lại tài sản cho mượn, tài sản cho mượn hư hại nặng mà bên mượn không chịu bồi thường, trường hợp này diễn ra rất nhiều vì thường những hợp đồng mượn tài sản, các bên đã biết nhau từ trước. Tuy nhiên khi xảy tra tranh chấp, khởi kiện vụ án dân sự là 1 cách để đòi lại tài sản cho mượn, yêu cầu bồi thường thiệt hại
Bước 1. Nộp đơn khởi kiện
Dù ở ngoài đời, mọi người thường dùng chữ tín để xác lập hợp đồng mượn tài sản tuy nhiên cũng không thể tránh khỏi trường hợp người mượn không trả lại cho bên cho mượn. Trong trường hợp này Khởi kiện ra
Việc giải quyết vụ án dân sự của Tòa án chính thức phát sinh kể từ thời điểm Tòa án nhận đơn khởi kiện của nguyên đơn. Dự thảo đơn khởi kiện của Quý khách phải theo đáp ứng các điều kiện về hình thức và nội dung theo quy định tại Điều 189
Hồ sơ khơi kiện dân sự trong trường hợp này bao gồm:
– Đơn khởi kiện
– Hợp đồng mượn thiết bị, máy móc
– Các tài liệu chứng cứ liên quan đến quan hệ hợp đồng; quá trình thực hiện hợp đồng và việc thực hiện/không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng của các bên;
– Các tài liệu chứng cứ chứng minh thiệt hại do hành vi vi phạm hợp đồng
– Các giấy tờ, hóa đơn, chứng từ chứng minh thiệt hại. Trong loại tranh chấp này, người khởi kiện cần chứng minh từng khoản thiệt hại thực tế đã xảy ra bằng các chứng từ hoặc giấy biên nhận hợp lệ về các khoản chi phí hợp lý – những chi phí thực tế, cần thiết, phù hợp với tính chất, mức độ của thiệt hại, phù hợp với giá trung bình ở từng địa phương tại thời điểm chi phí….
– Bản sao sổ hộ khẩu, giấy tờ tùy thân, chứng mình thư photo công chứng
Sau đó gửi lên
Bước 2: Xem xét và thụ lý đơn khởi kiện
Quy trình xem xét đơn khởi kiện cụ thể như sau:
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, chánh án tòa án phân công một thẩm phán xem xét đơn khởi kiện
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày được phân công, thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và
- Chuyển đơn khởi kiện cho tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án khác;
- Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện; (áp dụng khi đơn khởi kiện không đủ các nội dung theo mẫu quy định. Thời hạn sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện do thẩm phán xem xét đơn ấn định, nhưng không quá 01 tháng để người khởi kiện tiến hành sửa đổi, bổ sung các yêu cầu hợp pháp của thẩm phán, trường hợp đặc biệt, thẩm phán có thể gia hạn nhưng không quá 15 ngày. Quá thời hạn hạn trên, mà không tiến hành sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện thì sẽ bị trả lại đơn khởi kiện.
- Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện (áp dụng khi người khởi kiện không có quyền khởi kiện; không có năng lực hành vi dân sự; chưa đủ điều kiện khởi kiện, không nộp tiền tạm ứng án phí…) trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận văn bản trả lại đơn khởi kiện, người khởi kiện có quyền khiếu nại về sự việc này.
- Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án (thẩm phán xem xét đơn ra thông báo cho người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí). Trong vòng 07 ngày kể từ ngày nhận thông báo, người khởi kiện có nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí của vụ kiện tại cơ quan thi hành án và nộp lại biên lai này cho tòa án để được thụ lý vụ án.
Bước 3: Chuẩn bị và xét xử sơ thẩm
Theo quy định của pháp luật, thời gian chuẩn bị xét xử không quá 4 tháng, trường hợp đặc thù có thể kéo dài không quá 6 tháng. Nhưng thực tế do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, vụ việc có thể kéo dài lâu hơn thời gian quy định.
Trong quá trình thu thập tài liệu, chứng cứ; tòa án có quyền tạm đình chỉ vụ án để và thời gian thu thập tài liệu, chứng cứ hay thời gian tạm đình chỉ này không nằm trong khoảng thời gian chuẩn bị xét xử.
Trong quá trình chuẩn bị xét xử, các bên cũng có thể tự hòa giải hoặc đề nghị tòa án hòa giải và công nhận sự thỏa thuận của đương sự để giải quyết vụ án được nhanh chóng và giảm thiểu khoản án phí phải nộp cho cơ quan nhà nước. Việc tự thỏa thuận phải đảm bảo các điều kiện ràng buộc về quyền và nghĩa vụ của các bên khi vi phạm sự tự thỏa thuận.
Khi các bên không thể tự thỏa thuận (hòa giải) hoặc đã thỏa thuận được nhưng đương sự đã thay đổi ý kiến trong thời hạn nhất định thì tòa án sẽ đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm.
Sau khi tòa án ra bản án xét xử vụ việc thì các bên có quyền kháng cáo về bản án, khi đó, vụ việc sẽ chuyển sang bước 4. Trường hợp bản án, quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự của tòa án có hiệu lực thì vụ việc sẽ chuyển sang bước 5.
Bước 4: Kháng cáo và xét xử phúc thẩm
Trừ trường hợp đặc biệt, thì thời hạn kháng cáo bản án sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tòa tuyên án, kháng cáo quyết định sơ thẩm là 7 ngày kể từ ngày nhận được quyết định hoặc quyết định được niêm yết theo quy định.
Bản án, quyết định sơ thẩm bị đương sự kháng cáo, hoặc người có thẩm quyền kháng nghị thì chưa có hiệu lực và phải chuyển lên tòa án cấp phúc thẩm để thụ lý giải quyết theo quy định sau khi người kháng cáo nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm theo thông báo.
Tòa cấp phúc thẩm có quyền giữ nguyên hoặc sửa bản án sơ thẩm hoặc hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại. Và bản án của tòa cấp phúc thẩm có hiệu lực thi hành ngay. Trong trường hợp bị hủy án, vụ việc của quý khách sẽ quay về bước 2.
Bước 5: Thi hành bản án, quyết định có hiệu lực
Khi bản án, quyết định giải quyết vụ việc của bạn đã có hiệu lực mà bị đơn, người có nghĩa vụ liên quan (người mượn thiết bị máy móc phải thi hành án) không tự nguyên thi hành, quý khách cần làm thủ tục yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành bản án, quyết định của tòa án.
Trường hợp người phải thi hành án không có tài sản tại thời điểm ra quyết định thi hành án thì việc thi hành án việc thi hành án sẽ kéo dài mãi cho đến khi có tài sản để thi hành án và việc thi hành án được thực hiện xong; hoặc khi việc thi hành án bị cơ quan thi hành án đình chỉ (khi người phải thi hành án chết và một số trường hợp đặc thù khác).