Thực tế, các cửa hàng hay bên cầm cố tài sản tại Việt Nam thực hiện vấn đề ký kết này khá sơ sài. Với tính chất quan trọng của nó, Luật Dương Gia sẽ cung cấp mẫu và hướng dẫn cách viết hợp đồng cầm cố tài sản, đất đai, xe máy sao cho đúng theo quy định của pháp luật.
Mục lục bài viết
1. Mẫu hợp đồng cầm cố tài sản :
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————–
MẪU HỢP ĐỒNG CẦM CỐ TÀI SẢN
Tại Phòng Công chứng số…………thành phố Hồ Chí Minh (Trường hợp việc công chứng được thực hiện ngoài trụ sở, thì ghi địa điểm thực hiện Công chứng và Phòng Công chứng), chúng tôi gồm có
Bên cầm cố tài sản (sau đây gọi là bên A):
Ông(Bà):…
Sinh ngày…
Chứng minh nhân dân số:…….cấp ngày…….tháng…….năm……..tại ……..
Hộ khẩu thường trú (truờng hợp không có hộ khẩu thường trú, thì ghi Đăng ký tạm trú): …..
Có thể chọn một trong các chủ thể sau:
1. Chủ thể là vợ chồng:
Ông : …..
Sinh ngày:…….
Chứng minh nhân dân số:…….. cấp ngày……tại…….
Hộ khẩu thường trú: …..
Cùng vợ là bà: …..
Sinh ngày:……
Chứng minh nhân dân số:………………. cấp ngày….tại……….
Hộ khẩu thường trú:…..
(Trường hợp vợ chồng có hộ khẩu thường trú khác nhau, thì ghi hộ khẩu thường trú của từng người).
2. Chủ thể là hộ gia đình:
Họ và tên chủ hộ: ……….
Sinh ngày:………
Chứng minh nhân dân số:……..cấp ngày……tại…………
Hộ khẩu thường trú:…..
Các thành viên của hộ gia đình:
Họ và tên:……..
Sinh ngày:……..
Chứng minh nhân dân số:……….. cấp ngày……….tại……..
Hộ khẩu thường trú:………
* Trong trường hợp các chủ thể nêu trên có đại diện thì ghi:
Họ và tên người đại diện:…..
Sinh ngày:………..
Chứng minh nhân dân số:………… cấp ngày…………tại……
Hộ khẩu thường trú:…
Theo giấy ủy quyền (trường hợp đại diện theo ủy quyền) số: ………………ngày ……………….do ……………………..lập.
3. Chủ thể là tổ chức:
Tên tổ chức: ……..
Trụ sở: …..
Quyết định thành lập số:…….. ngày…….. tháng …… năm…….do …… cấp.
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số:…..ngày….. tháng …… năm…….do ………… cấp.
Số Fax: …….. Số điện thoại:…….
Họ và tên người đại diện: …..
Chức vụ: …..
Sinh ngày:…..
Chứng minh nhân dân số:…….. cấp ngày…………….tại……………….
Theo giấy ủy quyền (trường hợp đại diện theo ủy quyền) số: …… ngày …….do …..lập.
Bên nhận cầm cố tài sản (sau đây gọi là bên B):
(Chọn một trong các chủ thể nêu trên):……
Hai bên đồng ý thực hiện việc cầm cố tài sản với những thoả thuận sau đây:
ĐIỀU 1. NGHĨA VỤ ĐƯỢC BẢO ĐẢM
1. Bên A đồng ý cầm cố tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho bên B (bao gồm: nợ gốc, lãi vay, lãi quá hạn và phí).
2. Số tiền mà bên B cho bên A vay là: ………… đ (bằng chữ:………..đồng).
Các điều kiện chi tiết về việc cho vay số tiền nêu trên đã được ghi cụ thể trong
ĐIỀU 2. TÀI SẢN CẦM CỐ
1. Tài sản cầm cố là …………., có đặc điểm như sau:
2. Theo …..
thì bên A là chủ sở hữu của tài sản cầm cố nêu trên.
3. Hai bên thỏa thuận tài sản cầm cố sẽ do Bên …… giữ
(Nếu hai bên thỏa thuận giao tài sản cầm cố cho người thứ ba giữ thì ghi rõ chi tiết về bên giữ tài sản)……
ĐIỀU 3. GIÁ TRỊ TÀI SẢN CẦM CỐ
1. Giá trị của tài sản cầm cố nêu trên là: …….. đ (bằng chữ: ………………… đồng)
2. Việc xác định giá trị của tài sản cầm cố nêu trên chỉ để làm cơ sở xác định mức cho vay của bên B, không áp dụng khi xử lý tài sản để thu hồi nợ.
ĐIỀU 4. NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA BÊN A
1. Nghĩa vụ của bên A:
– Giao tài sản cầm cố nêu trên cho bên B theo đúng thoả thuận; nếu có giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản cầm cố, thì phải giao cho bên B bản gốc giấy tờ đó, trong trường hợp có thoả thuận khác;
– Báo cho bên B về quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố, nếu có;
– Đăng ký việc cầm cố nếu tài sản cầm cố phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của pháp luật;
– Thanh toán cho bên B chi phí cần thiết để bảo quản, giữ gỡn tài sản cầm cố, trõ trường hợp có thoả thuận khác;
-Trong trường hợp vẫn giữ tài sản cầm cố, thì phải bảo quản, không được bán, trao đổi, tặng cho, cho thuê, cho mượn và chỉ được sử dụng tài sản cầm cố, nếu được sự đồng ý của bên B; nếu do sử dụng mà tài sản cầm cố có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị, thì bên A không được tiếp tục sử dụng theo yêu cầu của bên B;
2. Quyền của bên A
– Yêu cầu bên B đình chỉ việc sử dụng tài sản cầm cố, nếu do sử dụng mà tài sản cầm cố có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm giá trị;
– Yêu cầu bên B giữ tài sản cầm cố hoặc người thứ ba giữ tài sản cầm cố hoàn trả tài sản cầm cố sau khi nghĩa vụ đó được thực hiện; nếu bên B chỉ nhận giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản cầm cố, thì yêu cầu hoàn trả giấy tờ đó;
– Yêu cầu bên B giữ tài sản cầm cố hoặc người thứ ba giữ tài sản cầm cố bồi thường thiệt hại xảy ra đối với tài sản cầm cố hoặc các giấy tờ về tài sản cầm cố.
ĐIỀU 5. NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA BÊN B
1. Nghĩa vụ của bên B :
– Giữ gìn, bảo quản tài sản cầm cố và các giấy tờ về tài sản cầm cố nêu trên, trong trường hợp làm mất, hư hỏng, thì phải bồi thường thiệt hại cho bên A;
– Không được bán, trao đổi, tặng cho, cho thuê, cho mượn hoặc dùng tài sản cầm cố để bảo đảm cho nghĩa vụ khác;
– Không được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, nếu không được bên A đồng ý;
– Trả lại tài sản cầm cố và các giấy tờ về tài sản cầm cố nêu trên cho bên A khi nghĩa vụ bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
2. Quyền của bên B
– Yêu cầu người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật tài sản cầm cố hoàn trả tài sản đó;
– Yêu cầu bên A thực hiện đăng ký việc cầm cố, nếu tài sản cầm cố phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.
– Yêu cầu xử lý tài sản cầm cố theo phương thức đó thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật để thực hiện nghĩa vụ, nếu bên A không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ;
– Được khai thác công dụng tài sản cầm cố và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, nếu có thoả thuận;
– Được thanh toán chi phí hợp lý bảo quản tài sản cầm cố khi trả lại tài sản cho bên A.
ĐIỀU 6. VIỆC NỘP LỆ PHÍ CÔNG CHỨNG
Bên ……………….. chịu trách nhiệm nộp lệ phí công chứng Hợp đồng này.
ĐIỀU 7. XỬ LÝ TÀI SẢN CẦM CỐ
1. Trong trường hợp hết thời hạn thực hiện nghĩa vụ trả nợ mà bên A không trả hoặc trả không hết nợ, thì bên B có quyền yêu cầu xử lý tài sản cầm cố nêu trên theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ với phương thức:
Chọn một hoặc một số phương thức sau đây:
– Bán đấu giá tài sản cầm cố
– Bên B nhận chính tài sản cầm cố để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm
– Bên B được nhận trực tiếp các khoản tiền hoặc tài sản từ bên thứ ba trong trường hợp bên thứ ba có nghĩa vụ trả tiền hoặc tài sản cho bên A
2. Việc xử lý tài sản cầm cố nêu trên được thực hiện để thanh toán cho bên B theo thứ tự nợ gốc, lãi vay, lãi quá hạn, các khoản phí khác (nếu có), sau khi đã trõ đi các chi phí bảo quản, chi phí bán đấu giá và các chi phí khác có liên quan đến việc xử lý tài sản cầm cố.
ĐIỀU 8. PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau; trong trường hợp không giải quyết được, thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu toà án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
ĐIỀU 9. CAM ĐOAN CỦA CÁC BÊN
1. Bên A và bên B chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời cam đoan sau đây:
– Bên A cam đoan:
– Những thông tin về nhân thân và về tài sản cầm cố đã ghi trong hợp đồng này là đúng sự thật;
– Tài sản cầm cố nêu trên không có tranh chấp;
– Tài sản cầm cố không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định pháp luật;
– Việc giao kết hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối hoặc ép buộc;
– Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả các thoả thuận đã ghi trong Hợp đồng này;
– Các cam đoan khác…
2. Bên B cam đoan:
– Những thông tin về nhân thân đã ghi trong Hợp đồng này là đúng sự thật;
– Đã xem xét kỹ, biết rõ về tài sản cầm cố nêu trên và các giấy tờ về tài sản cầm cố, đồng ý cho bên A vay số tiền nêu tại Điều 1 của Hợp đồng này;
– Việc giao kết hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối hoặc ép buộc;
– Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả các thoả thuận đã ghi trong Hợp đồng này;
– Các cam đoan khác…
ĐIỀU 10. ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG
1. Hai bên công nhận đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc giao kết hợp đồng này.
2. Hai bên đã đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký vào Hợp đồng này trước sự có mặt của công chứng viên.
Hoặc chọn một trong các trường hợp sau đây:
– Hai bên đã đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký, điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của công chứng viên.
– Hai bên đã đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của công chứng viên.
– Hai bên đã nghe công chứng viên đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký vào Hợp đồng này trước sự có mặt của công chứng viên.
– Hai bên đã nghe công chứng viên đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký, điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của công chứng viên.
– Hai bên đã nghe công chứng viên đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của công chứng viên.
– Hai bên đó nghe người làm chứng đọc Hợp đồng, đó hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Công chứng viên;
– Hai bên đó nghe người làm chứng đọc Hợp đồng, đó hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký, điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Công chứng viên;
– Hai bên đó nghe người làm chứng đọc Hợp đồng, đó hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Công chứng viên;
3. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ……..
BÊN A BÊN B
Ngày………tháng………..năm………….. (bằng chữ …………)
LỜI CHỨNG CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN
(Trường hợp công chứng ngoài giờ làm việc hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, thì ghi thêm giờ, phút và cũng ghi bằng chữ trong dấu ngoặc đơn)
tại Phòng Công chứng số……… thành phố Hồ Chí Minh
(Trường hợp việc công chứng được thực hiện ngoài trụ sở, thì ghi địa điểm thực hiện công chứng và Phòng Công chứng)
Tôi…..….., Công chứng viên Phòng Công chứng số………thành phố Hồ Chí Minh
Chứng nhận:
Hợp đồng cầm cố tài sản được giao kết giữa bên A là……
và bên B là ………; các bên đã tự nguyện thoả thuận giao kết hợp đồng và cam đoan chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung hợp đồng;
– Tại thời điểm công chứng, các bên đã giao kết hợp đồng có năng lực hành vi dân sự phù hợp theo quy định của pháp luật;
– Nội dung thoả thuận của các bên trong hợp đồng phù hợp với pháp luật, đạo đức xã hội;
– Các bên giao kết đã đọc Hợp đồng này, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong hợp đồng và đã ký vào Hợp đồng này trước sự có mặt của tôi;
Hoặc chọn một trong các trường hợp sau:
– Các bên giao kết đã đọc Hợp đồng này, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong hợp đồng và đã ký và điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của tôi;
– Các bên giao kết đã đọc Hợp đồng này, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong hợp đồng và đã điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của tôi;
– Các bên giao kết đã nghe công chứng viên đọc Hợp đồng này, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong hợp đồng và đã ký vào Hợp đồng này trước sự có mặt của tôi;
– Các bên giao kết đã nghe công chứng viên đọc Hợp đồng này, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong hợp đồng và đã ký và điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của tôi;
– Các bên giao kết đã nghe công chứng viên đọc Hợp đồng này, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong hợp đồng và đã điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của tôi;
– Các bên giao kết đó nghe người làm chứng đọc Hợp đồng này, đó đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong Hợp đồng đó ký và điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của tôi;
– Các bên giao kết đó nghe người làm chứng đọc Hợp đồng này, đó đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong Hợp đồng và đó điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của tôi;
– Các bên giao kết đó nghe người làm chứng đọc Hợp đồng này, đó đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong Hợp đồng và đó ký vào Hợp đồng này trước sự có mặt của tôi;
– Hợp đồng này được lập thành ………. bản chính (mỗi bản chính gồm ……… tờ, ……..trang), cấp cho:
+ Bên A ….. bản chính;
+ Bên B ….. bản chính;
+ Lưu tại Phòng Công chứng một bản chính.
Số công chứng …, quyển số ……….TP/CC-SCC/HĐGD.
Công chứng viên
(ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)
– Lưu ý khi soạn hợp đồng cầm cố tài sản, cầm cố đất đai, cầm cố xe máy
+ Về hai bên: phải ghi rõ, đầy đủ thông tin của các bên tham gia trong hợp đồng cầm cố.
+ Về nghĩa vụ của hai bên: phải ghi rõ ràng và đầy đủ để đảm bảo trong mọi trường hợp đều có thể giải quyết tranh chấp phát sinh.
+ Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng cầm có, chữ ký và ghi rõ họ tên phải ghi đầy đủ và rõ ràng.
2. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng cầm cố:
Đối với hợp đồng cầm cố thì người cầm cố và người nhận cầm cố có quyền và nghĩa vụ gì? Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin giải đáp thắc mắc cho quý khách về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng cầm cố như sau
1. Quyền của người cầm cố:
+ Yêu cầu bên nhận cầm cố đình chỉ việc sử dụng tài sản cầm cố trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 333 của “Bộ luật dân sự 2015”;
+ Được bán tài sản cầm cố, nếu được bên nhận cầm cố đồng ý;
+ Được thay thế tài sản cầm cố bằng một tài sản khác nếu có thỏa thuận;
+ Yêu cầu bên nhận cầm cố giữ tài sản cầm cố trả lại tài sản cầm cố khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt;
+ Yêu cầu bên nhận cầm cố bồi thường thiệt hại xảy ra đối với tài sản cầm cố.
2. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận cầm cố tài sản
– Quyền của bên nhận cầm cố:
+ Yêu cầu người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật tài sản cầm cố trả lại tài sản đó;
+ Yêu cầu xử lý tài sản cầm cố theo phương thức đã thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật để thực hiện nghĩa vụ;
+ Được khai thác công dụng tài sản cầm cố và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, nếu có thoả thuận;
+ Được thanh toán chi phí hợp lý bảo quản tài sản cầm cố khi trả lại tài sản cho bên cầm cố.
– Nghĩa vụ của bên nhận cầm cố tài sản
+ Bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố; nếu làm mất hoặc hư hỏng tài sản cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố;
+ Không được bán, trao đổi, tặng cho, cho thuê, cho mượn tài sản cầm cố; không được đem tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác;
+ Không được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, nếu không được bên cầm cố đồng ý;
Cần lưu ý rằng, việc sử dụng hay định đoạt tài sản cầm cố của bên nhận cầm cố phải được sự đồng ý của bên cầm cố. Việc sử dụng hay định đoạt ngoài sự thỏa thuận của hai bên là vi phạm hợp đồng và bên nhận cầm cố phải trả lại phần hưởng lợi từ tài sản cầm cố hoặc bồi thường thiệt hại khi sử dụng trái phép tài sản cầm cố cho bên cẩm cố tài sản.
+ Trả lại tài sản cầm cố khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
3. Có được phép cầm cố, thế chấp sổ đỏ không?
Tóm tắt câu hỏi:
Anh trai tôi lấy sổ đỏ của gia đình mang đi cầm cố, nay người ta đến đòi tiền nhưng mẹ tôi không trả vì mẹ tôi không mang đi cầm cố dù có đứng tên trong sổ. Vậy, trong trường hợp này, việc cầm cố của anh tôi có giá trị không và gia đình tôi báo mất sổ đỏ vào làm mới có được không?
Luật sư tư vấn:
Theo điều 128 – “Bộ luật dân sự 2015” có quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội.
“Điều 128. Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội
Giao dịch dân sự có mục đích và nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu.
Điều cấm của pháp luật là những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.
Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.
Điều 137 bộ luật này cũng quy định về hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu:
1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường”.
Do đó, trong trường hợp này hành vi lấy sổ đỏ mang đi cầm cố anh trai bạn mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu (mẹ bạn) là trái pháp luật.
Điều 188 – Luật đất đai 2013 quy định: Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất
1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
– Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
– Đất không có tranh chấp;
– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
– Trong thời hạn sử dụng đất.
2. Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật này.
3. Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.
Theo điều 7, điều 9 Nghị định 96/2016/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh ngành nghề có điều kiện quy định về Dịch vụ cầm đồ:
1. Được đăng ký, cấp phép hoặc thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh phải không thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Đối với người Việt Nam:
Đã bị khởi tố hình sự mà các cơ quan tố tụng của Việt Nam hoặc của nước ngoài đang tiến hành điều tra, truy tố, xét xử.
Có tiền án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác do lỗi cố ý bị kết án từ trên 03 năm tù trở lên chưa được xóa án tích; đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù; đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ; đang bị quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự theo quyết định của Tòa án.
Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; có quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian chờ thi hành quyết định; đang nghiện ma túy; đang được tạm hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; đã bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính nhưng chưa đủ thời hạn để được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính;
– Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài:
Chưa được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp phép cư trú.
3. Đủ điều kiện về an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
4. Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ phải là người có hộ khẩu thường trú ít nhất 05 năm tại xã, phường, thị trấn nơi đăng ký đặt địa điểm hoạt động kinh doanh và trong thời gian 05 năm liền kề trước thời điểm đăng ký kinh doanh không bị cơ quan chức năng xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi: Chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích, cho vay lãi nặng, đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc, trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, chiếm giữ trái phép tài sản.