Hoạt động bán hàng hóa theo địa điểm chỉ định hiện nay đang rất được ưa chuộng. Dưới đây là mẫu HĐLĐ với người bán hàng hóa theo địa điểm chỉ định bạn đọc có thể tham khảo:
Mục lục bài viết
1. Mẫu HĐLĐ với người bán hàng hóa theo địa điểm chỉ định:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
No: ……./ PĐHN
(về việc : bán hàng hóa theo địa điểm chỉ định)
(Bên sử dụng lao động/Bên A): CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ…………..
Mã số thuế/ mã số doanh nghiệp:……..
Người đại diện:…….
Chức vụ:…….
Điện thoại :…..
E-mail: ……
(Người lao động/Bên B):………
Họ và tên:……
Ngày, tháng, năm sinh:……
Số CMND/CCCD:……
Địa chỉ thường trú:…..
Địa chỉ hiện tại:…….
Hai bên thoả thuận ký kết
Điều 1: Thời hạn và công việc hợp đồng
– Loại
– Từ ngày ……. tháng ..… năm 2014 đến ngày …… tháng ..… năm 2014
– Địa điểm làm việc: Theo chỉ định của công ty
– Chức danh chuyên môn: Không
– Chức vụ (nếu có): Nhân viên bán hàng
– Công việc phải làm: Bên B bán hàng hóa theo Biên bàn bàn giao hàng hóa tại các địa điểm làm việc theo chỉ định của Bên A quy định tại các Phụ lục của Hợp đồng.
Điều 2: Chế độ làm việc:
– Thời giờ làm việc trong một ngày là: 8h/ngày
– Được cấp phát những dụng cụ làm việc gồm: Căn cứ theo công việc thực tế.
– Làm việc tại: Địa điểm do Bên A chỉ định cụ thể trong các Bản
– Thời gian làm việc tại: Địa điểm được Bên A chỉ định.
Điều 3: Nghĩa vụ và quyền lợi của người lao động:
1. Quyền lợi:
– Phương tiện đi lại làm việc: Tự túc
– Mức lương: Lương cơ bản: 140 ngàn đồng/ngày
– Hình thức trả lương: Bằng tiền mặt
– Phụ cấp gồm: Không
– Được trả lương: vào ngày ………….
– Doanh số chỉ tiêu là doanh số bán hàng do Bên A yêu cầu Bên B thực hiện được quy định cụ thể trong từng
– Tiền thưởng: Bên B được nhận tiền thưởng theo quy định như sau:
+ Trường hợp Bên B đạt doanh số theo Doanh số chỉ tiêu quy định tại Phụ lục Hợp đồng thì Bên A sẽ chi trả tiền thưởng là 20.000 VNĐ * số cặp kính bán ra.
+ Trường hợp Bên B đạt doanh số vượt 50% mức Doanh số chỉ tiêu quy định tại Phụ lục Hợp đồng thì Bên A sẽ chi trả tiền thưởng là 25.000 VNĐ * số cặp kính bán ra.
+ Trường hợp Bên B không đạt doanh số theo Doanh số chỉ tiêu quy định thì Bên B sẽ không được nhận bất kỳ khoản tiền thưởng nào từ Bên A.
– Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế: Người lao động tự đóng.
– Chế độ đào tạo: Không
– Những thoả thuận khác: Không
2. Nghĩa vụ:
– Kiểm tra hàng hóa khi nhận hàng hóa và ký kết văn bản xác nhận việc nhận lượng hàng nhận với quản lý chi nhánh của Bên A khi Bên B tới chi nhánh Bên A lấy hàng.
– Hoàn thành những công việc đã cam kết trong hợp đồng lao động.
– Chấp hành đúng nội quy lao động của công ty
– Sau khi hết thời hạn làm việc theo quy định của từng địa điểm làm việc, Bên B có trách nhiệm bàn giao hàng hóa và tiền doanh thu bán hàng cho Bên A trong thời gian là 01 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn làm việc tại khu vực được chỉ định. Việc bàn giao hàng hóa và tiền doanh thu bán hàng sẽ được xác nhận bằng văn bản là Biên bản nghiệm thu công việc.
– Bồi thường vi phạm và vật chất: Trong thời hạn nhận hàng hóa, nếu Bên B làm mất hoặc hư hỏng hàng hóa thì Bên B phải bồi thường thiệt hại dựa trên cơ sở thiệt hại thực tế.
Điều 4. Nghĩa vụ và quyền hạn của người sử dụng lao động
1. Nghĩa vụ:
– Bảo đảm việc làm và thực hiện đầy đủ những điều đã cam kết trong hợp đồng lao động.
– Thanh toán đầy đủ, đúng thời hạn các chế độ và quyền lợi cho người lao động theo hợp đồng lao động.
2. Quyền hạn:
– Điều hành người lao động hoàn thành công việc theo hợp đồng (bố trí thời gian, địa điểm làm việc…).
– Tạm hoãn, chấm dứt hợp đồng lao động, kỷ luật người lao động theo quy định của pháp luật, thoả ước lao động tập thể (nếu có) và nội quy lao động của doanh nghiệp.
Điều 5. Điều khoản thi hành
– Những vấn đề về lao động không ghi trong hợp đồng lao động này thì áp dụng quy định của thoả ước tập thể, trường hợp chưa có thoả ước tập thể thì áp dụng quy định của pháp luật lao động.
– Hợp đồng lao động được làm thành 02 bản có giá trị ngang nhau, mỗi bên giữ một bản và có hiệu lực từ ngày tháng… năm…
Hợp đồng này được lập tại……….ngày …… tháng …… năm ……,
NGƯỜI LAO ĐỘNG NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
2. Thẩm quyền ký hợp đồng lao động với người bán hàng hóa theo địa điểm chỉ định:
Thứ nhất, đối với người sử dụng lao động:
Căn cứ Điều 18
– Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
– Người được ủy quyền theo quy định.
– Người đại diện của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật.
– Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật hoặc người được ủy quyền theo quy định.
– Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động.
Thứ hai, về phía người lao động:
– Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên.
– Người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi nhưng phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người đó bằng văn bản.
– Người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó.
– Người lao động được những người lao động trong nhóm thực hiện ủy quyền hợp pháp với mục đích để giao kết hợp đồng lao động.
3. Hợp đồng lao động ký với người bán hàng hóa theo địa điểm chỉ định có phải ghi rõ địa điểm làm việc không?
Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 21
Dẫn chiếu đến khoản 3 Điều 3 Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH quy định công việc chính là những công việc người lao động phải thực hiện.
Như vậy, theo quy định trên thì trong hợp đồng khi giao kết với người bán hàng tại địa điểm chỉ định thì trong hợp đồng phải nêu rõ địa điểm cụ thể người lao động làm việc tại đâu.
Nếu như trong hợp đồng người sử dụng lao động không giao kết đầy đủ các nội dung cơ bản theo quy định thì sẽ bị coi là hành vi vi phạm và sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Cụ thể theo Nghị định số 12/2020/NĐ-CP, hành vi này sẽ bị xử phạt mức phạt sau:
– Đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động: phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng.
– Đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động: phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng.
– Đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động: phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng.
– Đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động: phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng.
– Đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên: phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 25 triệu đồng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Nghị định số 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của bộ luật lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động
Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của bộ luật lao động về nội dung của hợp đồng lao động, hội đồng thương lượng tập thể và nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản, nuôi con.