Đối với người Việt Nam chúng ta, phong tục tang lễ đóng một phần rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Bài viết dưới đây là một số Mẫu giới thiệu đoàn viếng, thành viên đoàn đám tang hay. Các bạn cùng tham khảo nhé.
Mục lục bài viết
1. Đám tang là gì:
Đám tang là một nghi lễ liên quan đến việc xử lý cuối cùng của một thi thể đã chết, được thực hiện theo phương thức chôn cất hoặc hỏa táng, với sự tham dự của mọi người thân thiết và bày tỏ lòng thành kính. Mỗi nơi sẽ có một phong tục tang lễ khác nhau tùy theo tín ngưỡng và nền văn hóa của địa phương. Giữa các nền tôn giáo khác nhau cũng có các phong tục khác nhau. Những phong tục đó nhằm bày tỏ sự thương tiếc và tôn vinh người đã mất và bày tỏ lòng cảm thông, chia buồn cùng với người thân của họ. Ngoài ra, đó cũng là một sự trợ giúp cho linh hồn người đã mất có thể siêu thoát, sang thế giới bên kia, hoặc có thể tái sinh.
Bố cục của bài giới thiệu tang lễ gồm các phần sau:
- Phần thứ nhất là lời cảm ơn đến các đoàn đại biểu đã về dự lễ tang và lễ truy điệu người quá cố
- Phần thứ hai: cần trình bày cụ thể và chi tiết thông tin của người mất ( bao gồm họ tên, quê quán, tuổi tác, chức vụ, nghề nghiệp…)
- Phần thứ ba: Lời chia buồn sâu sắc của gia đình, người thân, hàng xóm cùng bạn bè tới người đã khuất.
- Phần thứ tư: Giới thiệu các đoàn khách đến dự tang lễ.
2. Mẫu giới thiệu đoàn viếng, thành viên đoàn đám tang hay nhất:
Kính thưa các đồng chí lãnh đạo cùng toan thể gia quyến đồng chí …
Kính thưa bà con thân mến:
Hôm nay chúng ta đứng đây, mang theo niềm thương tiếc vô hạn tưởng nhớ đến đồng chí…… là một Đảng viên ưu tú, người thầy hiệu trưởng quá cố của chúng ta.
Đồng chí ……vốn là một người hiền lành và chăm chỉ, từ khi lâm trọng bệnh, đồng chí vẫn luôn quan tâm đến những công việc trọng đại của nhà trường. Luôn kiên trì trong chiến đấu chống lại bệnh tật. Nhưng vì bệnh hiểm nghèo nên mặc dù được các bác sĩ cùng gia đình tận tình cứu chữa thuốc men nhưng đồng chí vẫn không qua khỏi. Đồng chí đã mất vào giờ…, phút….., ngày…., tháng…, năm…. Hưởng dương….. tuổi.
Đồng chí……bắt đầu tham gia cách mạng vào năm…………. Đến năm ………. Đồng chí chính thức trở thành đảng viên sáng giá của Đảng Cộng sản Việt Nam. Với những kiến thức và kinh nghiệm của đồng chí, ông đã từng tham gia giảng dạy tại trường chính trị của Đảng và có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp giáo dục.
Sau ngày giải phóng dân tộc, đồng chí đã nhận chức trưởng khoa giáo dục, phó hiệu trưởng của trường….. Đồng chí……… là một người yêu Đảng, yêu nước, yêu đồng bào. Là một Đảng viên ưu tú của Đảng cộng sản Việt Nam.
Đồng chí ………… luôn dốc sức một đời cống hiến cho sự nghiệp giáo dục. Cả cuộc đời của ông phấn đấu vì nhân dân và lí tưởng cách mạng. Sau khi đất nước thống nhất, đồng chí luôn nghiêm túc thực hiện phương châm giáo dục mà Đảng và Nhà nước ta đã quán triệt. Đồng chí đã có nhiều đóng góp và thành tích to lớn trong công tác giáo dục, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
Sự ra đi của đồng chí………… là niềm tiếc thương, mất mát vô cùng to lớn trong lòng mọi người. Khắc ghi những lời dạy của đồng chí, chúng ta cần phải nỗ lực học tập theo những phẩm chất cao đẹp của đồng chí, luôn khiêm tốn, cẩn thận, tác phong nhanh nhẹn, cần cù chịu khó, quên mình vì nước, vì nhân dân sẵn sàng phục vụ.
Đồng chí …….. ra đi đã để lại những mất mát, đau thương cho những người ở lại. Nhưng hi vọng mỗi chúng ta hãy biến những đau thương trở thành nguồn sức mạnh, để từ đó tiếp tục phát huy tinh thần, ý chí của đồng chí……… trong lúc sinh thời. Để từ đó góp phần đào tạo nhân tài cho đất nước. Để đất nước ta ngày càng phát triển và đổi mới.
Mong đồng chí yên nghỉ.
3. Mẫu giới thiệu đoàn viếng, thành viên đoàn đám tang ngắn gọn ấn tượng nhất:
Hôm nay là lễ truy điệu của cha chúng tôi. Vì vậy tôi thay mặt gia đình, xin cảm ơn quý vị đã đến tưởng nhớ và thắp nén hương tiễn biệt người cha, người ông của chúng tôi.
Cha tôi khi còn sống vốn là người ham học, chịu khó và khiêm tốn với mọi người xung quanh. Cả cuộc đời của ông đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp văn hóa, giáo dục. Sau ngày giải phóng đất nước, ông được sự tín nhiệm của Đảng và chính quyền, đảm nhận vị trí mới tại Bộ Văn hóa. Đồng thời ông cũng nhận được những lời khen ngợi của mọi người. Là con cháu, chúng tôi luôn cảm thấy tự hào và vô cùng hãnh diện vì điều đó.
Trong những năm gần đây, mặc dù mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo nhưng ông vẫn hết lòng quan tâm đến sự nghiệp văn hóa của nước nhà. Cha luôn dạy chúng tôi phải sống có đạo đức, có trách nhiệm. Phải luôn phấn đấu hết mình và cống hiến cho đất nước.
Chúng con luôn ghi nhớ những lời mà cha dạy bảo. Cầu mong cha yên nghỉ. Thay mặt gia đình, tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể quý khách đã đến thăm và tiễn đưa bố tôi về nơi an nghỉ cuối cùng.
4. Các nghi lễ của đám tang trước khi an táng:
Sau đây là các nghi lễ cần phải chú ý trong đám tang trước khi tiến hành lễ an táng:
– Phát tang:
Người chủ trì sẽ là người thực hiện nghi lễ phát tang. Số lượng khăn tang và mũ tang đủ cho số lượng con cháu và được đặt trên hương án. Khi người chủ trì thực hiện nghi lễ, con cháu sẽ quỳ xuống dưới chiếu. Khi nghi lễ kết thúc, chủ nhà hoặc con trai cả sẽ phát khăn tang cho mọi người. Những người vắng mặt thì khăn tang sẽ được để lại lên mâm.
Con trai, con gái và con dâu của người đã mất phải đội khăn tang, đội mũ mấn và thắt một sợi dây chuối ngang người. Còn con rể chỉ cần đội khăn tang, không cần phải đội mũ mấn.
Phong tục để tang cũ: Nếu để tang cha me thì phải thắt khăn sổ mối (nếu có cha hoặc mẹ còn sống khăn tang sẽ có độ dài khác nhau, nếu cả hai đã mất hết thì để bằng nhau). Nếu vợ để tang chồng thì chỉ chít khăn sổ mối, một bên dài và một bên ngắn. Nếu chồng để tang vợ thì quấn khăn vòng tròn quanh đầu. Màu sắc của khăn tang cũng sẽ khác nhau và được phân chia theo thứ bậc.
– Phúng viếng:
Trước đây, tang lễ thường bắt đầu từ 3 đến 4 giờ chiều ngày hôm trước và kết thúc vào 9 đến 10 giờ sáng ngày hôm sau. Từ lễ tang cho đến trước khi tiến hành quay cữu là thời gian để để người thân, họ hàng, hàng xóm đến thăm viếng. Từ đó, người con trai cả luôn phải đứng cạnh bàn thờ để cảm ơn những người đến phung viếng.
Đối với những người đến viếng, họ cần phải xếp hàng một cách nghiêm trang trước bàn thờ. Một người sẽ thay mặt nói lời chia buồn với gia đình. Sau đó dành một phút mặc niệm với người đã mất.
– Tế vong:
Nghi lễ đám tang tế vong được thực hiện khi khách đến viếng ít dầ. Cuối sân, đối diện với bàn thờ người đã khuất, nên đặt một tấm bài vị, trên đó nên có một lư hương, một bình rượu nhỏ, một đĩa xôi và một đĩa thịt. Chủ tế tiến hành dâng từng thứ lên bàn thờ người đã khuất, mỗi lần tế lễ sẽ có một bài tế riêng.
– Quay cữu:
Quay cữu sẽ diễn ra đúng 12 giờ đêm. Trước khi làm lễ, chủ tế sẽ tiến hành làm lễ tế. Quan tài sẽ được để theo chiều ngang của căn nhà, đầu quan tài hướng về phía bàn thờ, chân quan tài hướng ra phía cửa.
– Tế cơm:
Nên chú ý thời gian trước khi cất đám khoảng một tiếng cần phải tiến hành làm lễ tế cơm. Múc một bát cơm, thêm một quả trứng, một đĩa muối trắng và một bát nước. Chủ tế sẽ lần lượt dâng từng thứ lên bàn thờ của người đã khuất.