Nhà nước đã lập ra quỹ bảo hiểm thất nghiệp dưới hình thức thu nguồn từ người lao động, người sử dụng lao động, ngân sách hỗ trợ từ nhà nước và tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ Quỹ BHTN. Người tham gia đóng vào quỹ này sẽ được hưởng một phần hỗ trợ khi thất nghiệp.
Mục lục bài viết
1. Mẫu giấy xác nhận thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng là gì?
Bảo hiểm thất nghiệp là số tiền được trả cho người lao động khi họ bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Nó không chỉ là một chỗ dựa vật chất và tinh thần vững chắc cho người lao động khi thất nghiệp mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết khó khăn cho người sử dụng lao động và nhà nước. Người sử dụng lao động sẽ được trút bớt gánh nặng tài chính giải quyết chế độ cho người lao động bị sa thải. Đặc biệt, thời buổi kinh tế khó khăn tạo nên sức ép thu hẹp nhân công lên các nhà sản xuất. Đối với ngân sách nhà nước, bảo hiếm thất nghiệp cũng góp phần không nhỏ nhằm giảm bớt chi phí khi nạn thất nghiệp gia tăng.
Mẫu giấy xác nhận thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng là mẫu giấy đại diện cơ quan có thẩm quyền ghi thông tin xác nhận cá nhân là người chưa được hưởng bảo hiểm thất nghiệp kèm nội dung xác nhận thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng. Mẫu giấy nêu rõ thông tin người chưa hưởng bảo hiểm thất nghiệp.
Mẫu giấy xác nhận thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng là mẫu giấy được lập ra để đại diện cơ quan có thẩm quyền xác nhận thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệm chưa hưởng của cá nhân đã tham gia đóng bảo hiểm nhưng chưa được hưởng. Mẫu giấy chỉ cấp đối với người có thời gian đóng BHTN chưa hưởng.
2. Giấy xác nhận thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng:
Mẫu giấy xác nhận thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng – Mẫu C15-TS được ban hành kèm theo Quyết định số:1111/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định về việc xác nhận người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa hưởng bảo hiểm.
Nội dung của giấy xác nhận thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng gồm:
BẢO HIỂM XÃ HỘI ..…
GIẤY XÁC NHẬN THỜI GIAN ĐÓNG BHTN CHƯA HƯỞNG
Họ và tên:…
Ngày sinh:…..
Mã số:…..
Địa chỉ liên hệ:….
Từ tháng năm | Đến tháng năm | Diễn giải | Căn cứ đóng |
1 | 2 | 3 | 4 |
…/……. | …/……. | – Cấp bậc, chức vụ; chức danh nghề, công việc; tên đơn vị. | |
– Nơi làm việc: | |||
– Tổng tiền lương đóng (đồng) | |||
+ Lương chính (hệ số hoặc đồng) | |||
+ Phụ cấp chức vụ (hệ số) | |||
+ Phụ cấp thâm niên vượt khung (%) | |||
+ Phụ cấp thâm niên nghề (%) | |||
+ Phụ cấp khu vực (hệ số) | |||
+ Hệ số chênh lệch, bảo lưu (hệ số) | |||
…………….. |
Tổng thời gian đóng BHTN chưa hưởng đến tháng …. năm …. là …. năm …..tháng
……, ngày……tháng……năm……
Người lập Giám đốc
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký tên, đóng dấu)
Ghi chú: Chỉ cấp đối với người có thời gian đóng BHTN chưa hưởng.
3. Hướng dẫn viết giấy xác nhận thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng:
– Tên mẫu giấy: Giấy xác nhận thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng
– Thông tin người lập: họ tên, ngày sinh, mã số, địa chỉ liên hệ
– Diễn giải những lạo bảo hiểm đã đóng kèm theo chứng cứ
– Ký xác nhận
4. Quy định về bảo hiểm thất nghiệp:
4.1 Đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp:
Đối tượng Là người lao động
Người lao động tham gia BHTN là công dân Việt Nam giao kết các loại
–
–
– Hợp đồng làm việc xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng;
– Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn, kể cả những người được tuyển dụng vào làm việc tại các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước trước ngày
Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng có giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc với đơn vị quy định tại Khoản 2 Điều này không thuộc đối tượng tham gia BHTN.
Đơn vị tham gia BHTN
Đơn vị tham gia BHTN là những đơn vị quy định tại Khoản 2 Điều 4 có sử dụng từ 10 lao động trở lên, cụ thể:
– Số lao động đơn vị sử dụng từ 10 người lao động trở lên bao gồm: lao động là người Việt Nam đang thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn; hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng; hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định có thời hạn từ 03 tháng trở lên. Đối với cơ quan quản lý nhà nước thì số lao động được đơn vị sử dụng từ 10 người lao động trở lên gồm cả số cán bộ, công chức đang làm việc tại cơ quan.
Trường hợp đơn vị thuộc đối tượng đóng BHTN thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện có dưới 10 lao động thì những người lao động của chi nhánh hoặc văn phòng đại diện vẫn phải đóng BHTN kể cả các trường hợp luân chuyển lao động.
– Thời điểm tính số lao động hằng năm phải đóng BHTN là ngày 01 tháng 01 theo dương lịch.
Trường hợp thời điểm khác trong năm đơn vị sử dụng đủ số lao động thuộc đối tượng tham gia BHTN theo quy định thì thời điểm tính số lao động của năm đó để thực hiện chính sách BHTN của đơn vị được tính vào ngày mùng một của tháng tiếp theo, tính theo dương lịch.
Trường hợp đơn vị đã sử dụng từ 10 lao động trở lên thuộc đối tượng tham gia BHTN, nếu các tháng trong năm có sử dụng ít hơn 10 lao động thì vẫn thực hiện đóng BHTN cho những người lao động đang đóng BHTN.
Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp gồm các điều kiện sau:
– Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc hợp pháp. Nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hoặc hợp đồng làm việc trái pháp luật sẽ không được hưởng bảo hiểm thất nghiệp.
– Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn; hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn); đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng;
– Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định.
– Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp.
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng của người lao động được xác định bằng mức lương bình quân của 6 tháng liền kề có đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi thất nghiệp nhân với 60%
– Trong những tháng cuối trước khi thất nghiệp mà người lao động gián đoạn việc đóng BHTN thì 06 tháng liền kề có đóng BHTN sẽ là bình quân tiền lương của 06 tháng đóng BHTN của người lao động trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định pháp luật.
– Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng của người lao động tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của
Như vậy, người tham gia bảo hiểm thất nghiệp là người lao động, ký kết hợp đồng lao động với thời hạn từ 12 đến 36 tháng. Để được hưởng bảo hiểm cần đáp ứng đủ việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc hợp pháp, đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động.
4.2. Đơn vị thu hoặc đại lý thu bảo hiểm:
Căn cứ vào Quyết định số:1111/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam
1. Đơn vị sử dụng lao động
– Chuyển tiền đóng bảo hiểm thất nghiệp theo đúng thời hạn và phương thức đã đăng ký với cơ quan bảo hiểm xã hội
– Trường hợp đơn vị không chuyển đủ tiền phải đóng trong kỳ và tiền lãi chậm đóng (nếu có) cho các quỹ BHXH, BHYT, BHTN thì cơ quan BHXH thực hiện phân bổ số tiền đóng của đơn vị theo thứ tự quy định tại Khoản 1, Điều 6 Thông tư số 134/2011/TT-BTC ngày 30/9/2011 của Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số Điều của Quyết định số 04/2011/QĐ-TTg ngày 20/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý tài chính đối với BHXH Việt Nam.
Trong tháng có lao động giảm hoặc thay đổi thông tin đóng BHXH, BHYT, BHTN: Nộp hồ sơ quy định tại các Điều 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25 để cơ quan BHXH xác định số tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT, xác nhận sổ BHXH để giải quyết quyền lợi BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động.
– Người lao động nghỉ hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng và không hưởng tiền lương, tiền công thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN; người nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con hoặc nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi theo quy định của pháp luật về BHXH thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHYT.
2. Bảo hiểm xã hội huyện với cấp số, thẻ cho trường hợp dữ liệu chương trình và hồ sơ khớp đúng
Riêng người có thời gian đóng BHTN chưa hưởng, thì in bìa sổ kèm theo tờ rời ghi quá trình đóng BHTN chưa hưởng, số sổ BHXH lấy theo số sổ BHXH đã cấp.
Bộ phận Chế độ BHXH sẽ cấp giấy xác nhận thời gian đóng BHTN chưa hưởng trợ cấp cho người hưởng BHXH một lần, nhưng chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp
3. Bảo hiểm xã hội tỉnh với phòng Cấp sổ, thẻ
In tờ rời sổ BHXH xác nhận thời gian đóng BHXH, BHTN năm trước của người tham gia BHXH trên địa bàn tỉnh để gửi đơn vị.
Lập báo cáo quyết toán thu BHTN theo biểu số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 96/2009/TT-BTC gửi Sở Tài chính và BHXH Việt Nam, gửi phòng Thu 01 bản
4. Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Ban Thu: Quý 3 hàng năm, căn cứ dự toán ngân sách hỗ trợ quỹ BHTN được cấp có thẩm quyền giao, Ban Thu tham mưu Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam có văn bản báo cáo Bộ Tài chính chuyển tiền hỗ trợ quỹ BHTN vào quỹ BHTN theo quy định.
Ban Chi: Hằng năm lập báo cáo quyết toán thu BHTN theo biểu 02 ban hành kèm theo Thông tư số 96/2009/TT-BTC gửi Bộ Tài chính để làm căn cứ xác định số kinh phí ngân sách Trung ương hỗ trợ quỹ BHTN, gửi Ban Thu 01 bản.
Trên đây là toàn bộ bài viết tham khảo về mẫu giấy xác nhận thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng, hướng dẫn viết giấy và một số quy định về bảo hiểm thất nghiệp mà chúng tôi xin gửi tới bạn đọc!