Trên thực tế có rất nhiều trường hợp người sử dụng đất muốn uỷ quyền cho các chủ thể khác để thực hiện các quyền của mình trên đất nông nghiệp. Tuy nhiên để đảm bảo về quyền và lợi ích hợp pháp, ràng buộc trách nhiệm của bên uỷ quyền cũng như bên nhận uỷ quyền thì cần lập giấy uỷ quyền sử dụng đất nông nghiệp.
Mục lục bài viết
1. Mẫu giấy ủy quyền sử dụng đất nông nghiệp:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–***—–
GIẤY ỦY QUYỀN
Chúng tôi gồm có:
Bên ủy quyền (bên A):
Họ và tên:……
Ngày tháng năm sinh:…..
Số chứng minh nhân dân/căn cước công dân:…….
Ngày cấp:…Nơi cấp: …….
Địa chỉ thường trú: ……..
Số điện thoại liên hệ: ……
Bên được ủy quyền (bên B):
Họ và tên: ……
Ngày tháng năm sinh: …….
Số chứng minh nhân dân/căn cước công dân: ……
Ngày cấp:……Nơi cấp:…..
Địa chỉ thường trú:……
Số điện thoại liên hệ:……
Hai bên đồng ý việc giao kết Giấy ủy quyền này với các thỏa thuận sau đây:
ĐIỀU 1. CĂN CỨ ỦY QUYỀN:…….
ĐIỀU 2. NỘI DUNG ỦY QUYỀN
Bằng Giấy uỷ quyền này, Bên A ủy quyền cho Bên B thay mặt và nhân danh Bên A thực hiện các nội dung được Bên A ủy quyền cụ thể dưới đây:
Về nội dung uỷ quyền của Bên A cho bên B:
(i) Quản lý và sử dụng toàn bộ thửa đất nêu trên;
(ii) Thực hiện các thủ tục để xin cấp “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” đối với thửa đất được giao theo Quyết định nêu trên. Thực hiện nhận bản chính “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bàn giao.
Bên B được bảo quản “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất” được cấp nêu trên.
(iii) Bên B được toàn quyền định đoạt, chuyển dịch (bán, cho thuê, cho mượn, trao đổi, tặng cho, thế chấp, bảo lãnh) thửa đất nói trên theo quy định của pháp luật sau khi thửa đất trên được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Về giá cả và các điều kiện thực hiện các giao dịch nêu trên do Bên B tự quyết định. Bên B được nhận, quản lý số tiền chuyển dịch thửa đất nêu trên.
(iv) Khi thực hiện các nội dung ủy quyền, Bên B được lập và ký các giấy tờ cần thiết tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định đồng thời được thay mặt Bên A nộp các khoản chi phí phát sinh từ việc được ủy quyền nói trên.
(v) Trong thời gian ủy quyền còn hiệu lực, Bên B không được/được ủy quyền lại cho người thứ ba tiếp tục thực hiện các nội dung được Bên A ủy quyền theo Giấy uỷ quyền này.
– Về phía bên B:
Bên B đồng ý nhận và thực hiện các việc được Bên A ủy quyền nêu trên.
ĐIỀU 3. THỜI HẠN ỦY QUYỀN VÀ THÙ LAO
Về thời hạn uỷ quyền: Giấy uỷ quyền này có hiệu lực kể từ ngày được công chứng và hết hiệu lực khi Bên B đã thực hiện xong công việc được ủy quyền hoặc hết hiệu lực theo quy định của pháp luật.
Về thù lao: Bên B không yêu cầu Bên A phải trả thù lao để thực hiện các nghĩa vụ trong Giấy uỷ quyền này.
ĐIỀU 4. CAM ĐOAN CỦA HAI BÊN
– Hai bên cam kết sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Pháp luật về mọi thông tin ủy quyền ở trên.
ĐIỀU 5. PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
Trong quá trình thực hiện ủy quyền theo các điều khoản trong Giấy uỷ quyền này, trường hợp nếu phát sinh tranh chấp, các bên cùng thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau; trong trường hợp không thương lượng được, thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu toà án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
ĐIỀU 6. ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG
Hai bên công nhận đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc giao kết Giấy uỷ quyền này.
Hai bên đã tự đọc Giấy uỷ quyền , đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Công chứng viên.
BÊN ỦY QUYỀN | BÊN ĐƯỢC ỦY QUYỀN |
2. Hướng dẫn soạn thảo mẫu giấy uỷ quyền sử dụng đất nông nghiệp:
Cách soạn Giấy uỷ quyền sử dụng đất nông nghiệp như sau:
– Cần phải đảm bảo những nội dung sau:
+ Quốc hiệu, tiêu ngữ
+ Ngày, tháng, năm lập văn bản
+ Thông tin của các bên (bên ủy quyền, bên nhận ủy quyền): Họ tên, số Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân; nơi đăng ký hộ khẩu thường trú; quốc tịch; số điện thoại…, nếu bên ủy quyền là tổ chức thì ghi thông tin của người đại diện, thông tin của tổ chức đó (tên, mã số thuế, địa chỉ trụ sở,….)
– Nội dung ủy quyền:
+ Ghi rõ thông tin của mảnh đất được ủy quyền sử dụng: diện tích, Số thửa đất; số lô đất, loại đất, thông tin về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được cấp;
+ Thời gian uỷ quyền, thời hạn uỷ quyền: nêu cụ thể ngày, tháng, năm. Ví dụ, Giấy uỷ quyền sử dụng đất nông nghiệp này có hiệu lực kể từ ngày được công chứng và hết hiệu lực khi Bên được ủy quyền sử dụng đất nông nghiệp đã thực hiện xong công việc được ủy quyền hoặc hết hiệu lực theo quy định của pháp luật.
+ Quyền và nghĩa vụ của các bên (bên ủy quyền, bên nhận ủy quyền). Ví dụ, bên được ủy quyền được toàn quyền định đoạt, chuyển dịch (bán, cho thuê, cho mượn, trao đổi, tặng cho, thế chấp, bảo lãnh) thửa đất nói trên theo quy định của pháp luật sau khi thửa đất trên được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
+ Trách nhiệm của các bên;
+ Mức thù lao (nếu có);
+ Cam đoan của các bên trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong thời hạn uỷ quyền;
+ Phương thức giải quyết tranh chấp nếu xảy ra. Ví dụ, trong quá trình thực hiện ủy quyền theo các điều khoản trong Giấy uỷ quyền này, trường hợp nếu phát sinh tranh chấp, các bên cùng thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau; trong trường hợp không thương lượng được, thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu toà án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
+ Những thỏa thuận khác (nếu có).
– Chữ ký của các bên.
3. Được hiểu như thế nào là mẫu giấy ủy quyền sử dụng đất nông nghiệp:
Căn cứ Điều 135
Từ đó có thể thấy Giấy ủy quyền sử dụng đất nông nghiệp được hiểu là văn bản ghi nhận lại sự thoả thuận của bên uỷ quyền (chủ sở hữu đất nông nghiệp) và bên được nhận uỷ quyền, theo đó, bên nhận ủy quyền sẽ thay mặt bên uỷ quyền để thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong phạm vi được uỷ quyền. Giấy uỷ quyền nói chung và giấy uỷ quyền sử dụng đất nông nghiệp nói riêng là cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cũng như ràng buộc trách nhiệm của bên uỷ quyền và bên nhận uỷ quyền, đồng thời đây cũng là cơ sở để giải quyết những tranh chấp xảy ra (nếu có).
Lưu ý rằng, hiện nay, chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về mẫu Giấy ủy quyền sử dụng đất nói chung và mẫu giấy uỷ quyền sử dụng đất nông nghiệp nói riêng. Do đó, trên thực tế nếu các bên thực hiện việc uỷ quyền sử dụng đất nông nghiệp thì có thể tự soạn Giấy ủy quyền hoặc sử dụng các mẫu có sẵn.
Các trường hợp sử dụng giấy uỷ quyền sử dụng đất nông nghiệp trên thực tế:
– Bên uỷ quyền là người đang ở nước ngoài hoặc ở địa phương khác nên không thuận tiện trong việc quản lý, sử dụng đất đai;
– Bên uỷ quyền không đủ sức khỏe để có thể trực tiếp thực hiện các giao dịch liên quan đến chuyển nhượng, mua bán đất nông nghiệp;
– Vợ chồng ủy quyền tài sản để phân chia tài sản chung hoặc để gộp vào làm tài sản chung;
– Những trường hợp khác pháp luật quy định hoặc hai bên thỏa thuận.
4. Giấy uỷ quyền sử dụng đất nông nghiệp có cần công chứng không?
Hiện nay, theo quy định của pháp luật hiện hành chưa có một quy định cụ thể nào quy định về việc bắt buộc phải công chứng giấy uỷ quyền sử dụng đất nông nghiệp. Do đó, việc công chứng giấy uỷ quyền sử dụng đất nông nghiệp sẽ phụ thuộc vào ý chí của các bên. Trường hợp các bên lựa chọn công chứng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì sẽ đến phòng công chứng/văn phòng công chứng/tổ chức hành nghề công chứng để thực hiện việc công chứng theo quy định của pháp luật.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đất đai 2013;
– Bộ luật Dân sự 2015.