Theo quy định của pháp luật hiện hành có thế được ủy quyền cho người khác sử dụng đất. Vậy, mẫu giấy ủy quyền sử dụng đất cho vợ con, người thân thiết như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu giấy ủy quyền sử dụng đất cho vợ con, người thân thiết:
1.1. Mẫu số 1:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—
HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN
Hôm nay, ngày…. tháng… năm…. tại….chúng tôi gồm có:….
BÊN ỦY QUYỀN (BÊN A)
Họ và tên: …
Ngày, tháng, năm sinh: ….
Số CMND/CCCD: …
Ngày cấp: …. Nơi cấp: …..
Địa chỉ thường trú: …..
Số điện thoại liên hệ: ….
BÊN ĐƯỢC ỦY QUYỀN (BÊN B)
Họ và tên: ….
Ngày, tháng, năm sinh: ….
Số CMND/CCCD: ….
Ngày cấp: ….Nơi cấp:…
Địa chỉ thường trú: ….
Số điện thoại liên hệ: ….
Hai bên đồng ý việc giao kết
ĐIỀU 1: CĂN CỨ ỦY QUYỀN
……
ĐIỀU 2: NỘI DUNG ỦY QUYỀN
Bằng Hợp đồng này, bên A ủy quyền cho bên B thay mặt và nhân danh bên A thực hiện các nội dung được bên A ủy quyền cụ thể dưới đây:
(i) Quản lý và sử dụng toàn bộ thửa đất nêu trên;
(ii) Thực hiện các thủ tục để xin caao “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” đối với thửa đất được giao theo Quyết định nêu trên. Được nhận bản chính “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bàn giao. Bên B được bảo quản “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” được cấp nêu trên.
(iii) Sau khi nhận được “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” đối với thửa đất được giao nêu trên, bên B được toàn quyền định đoạt, chuyển dịch (bán, cho thuê, cho mượn, trao đổi, tặng cho, thế chấp, bảo lãnh) thửa đất nói trên theo quy định của pháp luật. Giá cả và các điều kiện chuyển dịch do bên B tự quyết định. Bên B được nhận, quản lý số tiền chuyển dịch thửa đất nêu trên.
(iv) Khi thực hiện các nội dung ủy quyền, bên B được lập và ký các giấy tờ cần thiết tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định đồng thời được thay mặt bên A nộp các khoản chi phí phát sinh từ việc được ủy quyền nói trên.
(v) Trong thời gian
Bên B đồng ý nhận và thực hiện các việc được Bên A ủy quyền nêu trên.
ĐIỀU 3. THỜI HẠN ỦY QUYỀN VÀ THÙ LAO
Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày được công chứng và hết hiệu lực khi bên B đã thực hiện xong công việc được ủy quyền hoặc hết hiệu lục theo quy định của pháp luật.
Bên B không yêu cầu bên A phải trả thù lao để thực hiện hợp đồng.
ĐIỀU 4. CAM ĐOAN CỦA HAI BÊN
Bên A cam đoan:
Cung cấp đầy đủ giấy tờ, thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để bên B thực hiện các việc được bên A ủy quyền.
Chịu trách nhiệm về cam kết do bên được ủy quyền thực hiện trong phạm vi ủy quyền;
Tại thời điểm ký Hợp đồng này, bên A chưa ủy quyền cho ai thực hiện nội dung ủy quyền nói trên.
Việc giao kết Hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối hoặc ép buộc.
Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả các thỏa thuận đã ghi trong Hợp đồng này.
Thực hiện đúng các quy định của pháp luật khi thực hiện các việc trong phạm vi được bên A ủy quyền theo Hợp đồng này;
Thông báo kịp thời cho bên A về việc thực hiện các nội dung được bên A ủy quyền.
Việc giao kết Hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối hoặc ép buộc.
Thưc hiện đúng và đầy đủ tất cả các thỏa thuận đã ghi trong Hợp đồng này.
ĐIỀU 5. PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
Trong quá trình thực hiện hợp đồng ủy quyền mà phát sinh tranh chấp, các bên cùng thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau; trong trường hợp không thương lượng được, thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu tòa án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
ĐIỀU 6. ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG
Hai bên công nhận đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc giao kết Hợp đồng này.
Hai bên đã tự đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Công chứng viên.
BÊN ỦY QUYỀN | BÊN ĐƯỢC ỦY QUYỀN |
LỜI CHỨNG CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN
……..
SỐ CÔNG CHỨNG: ……Công chứng viên ….
1.2. Mẫu số 2:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
GIẤY ỦY QUYỀN
Về việc sử dụng đất
– Căn cứ Bộ luật Dân sự 2015
– Căn cứ vào các văn bản hiến pháp hiện hành.
……., ngày…… tháng…… năm 20…… ; chúng tôi gồm có:
BÊN ỦY QUYỀN:
Họ và tên: …
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: …
Số CMND/CCCD: … Ngày cấp: … Nơi cấp: …
Quốc tịch: …
BÊN ĐƯỢC ỦY QUYỀN:
Họ và tên: …
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: …
Số CMND: …Ngày cấp: … Nơi cấp: …
Quốc tịch: …
1. Nội dung ủy quyền:
1.1. Phạm vi Ủy quyền
…
1.2. Thời gian Ủy quyền
…
2. Quyền và nghĩa vụ của các bên
2.1. Quyền và nghĩa vụ của Bên Ủy quyền
…
2.2. Quyền và Nghĩa vụ của Bên được Ủy quyền
…
3. Cam kết của các bên
– Hai bên cam kết sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Pháp luật về mọi thông tin ủy quyền ở trên.
– Mọi tranh chấp phát sinh giữa bên ủy quyền và bên được ủy quyền sẽ do hai bên tự giải quyết.
BÊN ỦY QUYỀN | BÊN ĐƯỢC ỦY QUYỀN |
2. Hướng dẫn viết giấy ủy quyền sử dụng đất cho vợ con, người thân thiết:
Nội dung chính của giấy ủy quyền là việc một người cho một người khác được thực hiện một số quyền của mình. Hay nói với phạm vi hẹp hơn là giấy ủy quyền sử dụng đất cho vợ con, người thân có nội dung chính là việc một người cho phép người khác được phép sử dụng mảnh đất mà mình có quyền sử dụng đất được nhà nước công nhận. Do đó, giấy ủy quyền sử dụng đất cần có một số nội dung sau:
Thứ nhất là phần thông tin của bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền: Ở phần mục này thì bạn lưu ý phải ghi rõ ràng, chính xác các thông tin liên quan đến họ và tên, số Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc hộ chiếu; nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, tạm trú, quốc tịch, số điện thoại,… Các thông tin này ghi theo giấy tờ chứng minh nhân thân được cơ quan có thẩm quyền cấp. Trường hợp bên ủy là tổ chức thì ghi thông tin của người đại diện
Thứ hai là phàn thông tin về nội dung ủy quyền: Ở phần mục này bạn cần ghi rõ thông tin về mảnh đất được ủy quyền sử dụng bao gồm số thửa đất, hạng đất, loại đất, diện tích hoặc thông tin khác về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,…..
Bên cạnh đó, tại phần mục nội dung ủy quyền bạn cần nêu rõ thời gian ủy quyền, cụ thể là cần phải ghi rõ từ ngày/tháng/năm nào đến ngày,tháng, năm nào. Và phạm vi ủy quyền. Đối với phạm vi ủy quyền thì tuyg thuộc vào nhu cầu của người ủy quyền có thể ghi là ủy quyền sử dụng toàn bộ diện tích mảnh đất hoặc một phần nào đó của diện tích phần sử dụng đất
Thứ ba là về phần mục quyền và nghĩa vụ của hai bên. Đây là một phần khá quan trọng của giấy ủy quyền, nó xác định được việc người ủy quyền cũng như người nhận ủy quyền có các quyền lợi và nghĩa vụ gì đối với bên còn lại. Do đó, các bên cần ngồi thảo luận với nhau và ghi rõ từng quyền và nghĩa vụ của đôi bên theo hướng liệt kê. Bên cạnh đó thì cấc bên có thể thỏa thuận về mức thù lao của hai bên.
3. Quy định của pháp luật về ủy quyền sử dụng đất cho vợ con, người thân thiết:
3.1. Có cần công chứng giấy ủy quyền sử dụng đất cho vợ con, người thân thiết không?
Theo quy định của pháp luật về công chứng thì việc ủy quyền có thù lao, có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền hoặc để chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng bất động sản phải được công chứng. Còn đối với trường hợp ủy quyền sử dụng đất thì ta có thể hiểu rằng người ủy quyền không chuyển quyền sử dụng mảnh đất cho người khác mà họ vẫn là người đứng tên trên mảnh đất đó. Do vậy không thuộc vào trường hợp phải công chứng khi thực hiện việc ủy quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, trên thực tế sẽ có một số trường hợp ngoại lệ có chứng thực, và với tài sản có giá trị lớn, dễ xảy ra tranh chấp như đất đai, do đó hai bên vẫn nên công chứng văn bản ủy quyền đất để phòng tránh rủi ro về sau.
Căn cứ vào Điều 42 Luật Công chứng năm 2015, người dân có thể công chứng bất cứ văn bản ủy quyền để đảm bảo sự xác thực của văn bản. Theo đó thì các bên còn có thể đến hai văn phòng công chứng khác nhau để thực hiện thủ tục công chứng văn bản ủy quyền. Khi đi công chứng hợp đồng ủy quyền sử dụng đất thì bạn cần chuẩn bị hồ sơ công chứng gồm các giấy tờ như phiếu yêu cầu công chứng, dự thảo hợp đồng hoặc giấy ủy quyền, chứng minh nhân dân, căn cước công dân/ hộ chiếu, sổ hộ khẩu, đăng ký kết hôn, giấy tờ về tài sản liên quan. Thời hạn thực hiện việc công chứng
3.2. Vợ con, người thân thiết được ủy quyền sử dụng đất có được bán đất không?
Để xác định người nhận ủy quyền sử dụng đất là vợ con, người thân có thể bán đất cho người khác hay không thì ta sẽ căn cứ vào phạm vi giới hạn bạn ủy quyền cho người đó. Theo quy định của bộ luật dân sự 2015 thì người đại diện theo ủy quyền chỉ được thực hiện công việc trong phạm vi người ủy quyền ủy quyền lại cho họ mà không được thực hiện vượt quá thẩm quyền. Cụ thể là người đại diện chỉ được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện theo căn cứ như: quyết định của cơ quan có thẩm quyền; điều lệ của pháp nhân;nội dung ủy quyền;quy định khác của pháp luật.
Đối với trường hợp không xác định được cụ thể phạm vi đại diện theo quy định thì người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện.
Theo quy định thì nếu người được ủy quyền đó thực hiện giao dịch vượt quá phạm vi được ủy quyền thì giao dịch giữa người đó với người thứ ba sẽ vô hiệu theo quy định
Tóm lại, khi vợ con, người thân được ủy quyền sử dụng đất mà trong nội dung ủy quyền người ủy quyền không cho phép chuyển nhượng, mua bán đất. Tức là chỉ cho sử dụng đất thì vợ con, người thân không được phép mua bán mảnh đất đó.
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật dân sự 2015