Uỷ quyền là một trong những phương thức đại diện được quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2015. Vậy chúng ta có nên áp dụng việc uỷ quyền cho người khác đứng tên nhà đất hay không? Dưới đây là Mẫu giấy ủy quyền cho người khác đứng tên nhà đất 2023.
Mục lục bài viết
1. Mẫu giấy ủy quyền cho người khác đứng tên nhà đất 2023:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG UỶ QUYỀN
(V/v: Đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất)
Hôm nay, ngày…. tháng… năm…. tại …………, chúng tôi gồm có:
BÊN UỶ QUYỀN (SAU ĐÂY GỌI TẮT LÀ BÊN A):
Ông/ Bà: ……
Sinh năm: …….,
CCCD/CMND số: …… Ngày cấp: …… Nơi cấp: ………
Số điện thoại liên hệ: ……….
Cùng Vợ/ Chồng là bà/ ông: …….
Sinh năm: ……….,
CCCD/CMND số: …… Ngày cấp: …… Nơi cấp: ………
Số điện thoại liên hệ: ……….
Cùng có hộ khẩu thường trú tại: ………
Cùng có địa chỉ hiện nay tại: ……….
BÊN ĐƯỢC UỶ QUYỀN (SAU ĐÂY GỌI TẮT LÀ BÊN B):
Ông/ Bà: ………
Sinh năm: ……….,
CCCD/CMND số: …… Ngày cấp: …… Nơi cấp: ………
Số điện thoại liên hệ: ……….
Cùng Vợ/ Chồng là bà/ ông: …….
Sinh năm: ……….,
CCCD/CMND số: …… Ngày cấp: …… Nơi cấp: ………
Số điện thoại liên hệ: ……….
Cùng có hộ khẩu thường trú tại: ………
Cùng có địa chỉ hiện nay tại: ……….
Hai bên cùng nhau lập và ký bản Hợp đồng này nội dung cụ thể như sau:
ĐIỀU 1. CĂN CỨ UỶ QUYỀN
Hiện tại Bên A đang có nhu cầu nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất/quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất tại địa chỉ:………
Nay Bên A uỷ quyền cho Bên B thay mặt Bên A thực hiện các công việc ghi tại Điều 2 dưới đây.
ĐIỀU 2. NỘI DUNG UỶ QUYỀN
Bên A đồng ý uỷ quyền cho Bên B được toàn quyền thay mặt và nhân danh Bên A làm việc với bên chuyển nhượng, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, cơ quan công chứng và các bên liên quan, làm các thủ tục pháp lý, ký các giấy tờ cần thiết để Bên A nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất/quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại địa chỉ:………Các công việc cụ thể bao gồm:
– Thứ nhất, thương lượng, đàm phán và quyết định mọi vấn đề liên quan đến việc nhận chuyển nhượng như: vấn đề giá mua bán, nhận chuyển nhượng nhưng với điều kiện giá mua, nhận chuyển nhượng không được quá…………… đồng;
– Thứ hai, thay mặt bên A ký hợp đồng đặt cọc, hợp đồng mua bán/hợp đồng chuyển nhượng và giấy tờ liên quan khác theo quy định của pháp luật;
– Thứ ba, đại diện cho bên A thực hiện các thủ tục kê khai nộp thuế, nộp thuế, đăng ký sang tên quyền sử dụng đất/quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất cho Bên A tại các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sau khi đã ký hợp đồng theo khoản 2 điều này và nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất khi đã đăng ký sang tên Giấy chứng nhận cho Bên A tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
– Thứ tư, nhận bàn giao quyền sử dụng đất/quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất khi được giao, quản lý, sử dụng, ký kết hợp đồng điện, nước, điện thoại và các hợp đồng khác phát sinh trong quá trình quản lý, sử dụng quyền sử dụng đất/quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất nêu trên.
– Thứ năm, Bên B được phép uỷ quyền lại cho bên thứ ba thực hiện công việc mà bên A uỷ quyền cho bên B.
ĐIỀU 3. THÙ LAO BÊN A TRẢ CHO BÊN B
Bên A không tiến hành chi trả thù lao cho bên B.
ĐIỀU 4. NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA BÊN A
– Bên A có các quyền sau đây:
+ Yêu cầu Bên B thông báo đầy đủ về việc thực hiện công việc thuộc phạm vi uỷ quyền nêu trên;
+ Được bồi thường thiệt hại, nếu Bên B vi phạm các nghĩa vụ đã thoả thuận.
– Bên A có các nghĩa vụ sau đây:
+ Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để Bên B thực hiện công việc;
+ Chịu trách nhiệm về cam kết do Bên B thực hiện trong phạm vi uỷ quyền;
+ Chịu trách nhiệm nộp lệ phí công chứng Hợp đồng uỷ quyền này.
ĐIỀU 5. NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA BÊN B
– Bên B có các quyền sau: Yêu cầu Bên A cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết để thực hiện công việc được uỷ quyền.
– Bên B có các nghĩa vụ sau đây:
+ Thực hiện công việc theo uỷ quyền và báo cho Bên A về việc thực hiện công việc đó;
+ Báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện uỷ quyền về thời hạn, phạm vi uỷ quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi uỷ quyền;
+ Bảo quản, giữ gìn tài liệu, phương tiện đã được giao để thực hiện việc uỷ quyền.
ĐIỀU 6. CAM ĐOAN CỦA CÁC BÊN
– Các bên cam kết thực hiện theo những quy định trong hợp đồng;
– Bên được uỷ quyền đồng ý nhận thực hiện và chỉ nhân danh Bên uỷ quyền để thực hiện các việc được uỷ quyền nói trên;
– Bên uỷ quyền cam đoan việc uỷ quyền nói trên không nhằm trốn tránh một nghĩa vụ tài sản nào và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc do Bên được uỷ quyền thực hiện trong phạm vi nội dung được uỷ quyền;
– Bên uỷ quyền cam đoan ngoài bản Hợp đồng uỷ quyền này Bên uỷ quyền chưa ký bất kỳ một văn bản uỷ quyền nào khác với bất kỳ một người nào khác.
ĐIỀU 7. THỜI HẠN UỶ QUYỀN
Thời hạn uỷ quyền là…. năm kể từ ngày ký Hợp đồng này hoặc chấm dứt trước thời hạn theo quy định của pháp luật.
ĐIỀU 8. PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP PHÁT SINH
Trong quá trình thực hiện
Trong trường hợp các bên không thương lượng được hoặc việc thương lượng không đi đến ý chí thống nhất thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu Toà án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
ĐIỀU 9. ĐIỀU KHOẢN CHUNG
– Hai bên cam kết thực hiện đúng những điều đã ghi trong bản hợp đồng này;
– Hai bên đã tự đọc lại nguyên văn bản Hợp đồng này, hiểu rõ nội dung và ký tên/điểm chỉ dưới đây để làm bằng chứng.
– Hợp đồng ủy quyền này được lập thành…… bản, mỗi bên giữ 01 bản và có hiệu lực kể từ ngày ký.
BÊN A (Ký, ghi rõ họ tên và điểm chỉ) | BÊN B (Ký, ghi rõ họ tên và điểm chỉ) |
2. Uỷ quyền cho người khác đứng tên nhà đất được không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 562 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì Hợp đồng uỷ quyền được quy định là sự thoả thuận giữa các bên về việc uỷ quyền. Theo đó, bên được uỷ quyền có nghĩa vụ thực hiện những công việc nhân danh bên uỷ quyền và bên uỷ quyền có nghĩa vụ chi trả thù lao cho bên nhận uỷ quyền nếu các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.
Tuy nhiên, pháp luật về đất đai hiện hành lại quy định rất rõ về việc Nhà nước công nhận và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản hợp pháp đó.
Bên cạnh đó, tại Điều 5 Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT cũng đã quy định rất rõ về người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở hợp pháp như sau:
– Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản được cấp Giấy chứng nhận được ghi trên Sổ đỏ, Sổ hồng với các thông tin: Họ tên, năm sinh, tên, số giấy tờ nhân thân, địa chỉ thường trú;
– Chủ sở hữu đất và chủ sử dụng đất không cùng là một người thì sẽ cấp riêng Sổ đỏ, Sổ hồng cho từng người và Sổ cấp cho người nào thì chỉ ghi thông tin của người đó;
– Trường hợp có nhiều người cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản và có thoả thuận về việc cấp Sổ đỏ cho người đại diện thì văn bản thoả thuận này phải được công chứng, chứng thực và Giấy chứng nhận này sẽ cấp cho người đại diện đó. Tuy nhiên, trên Sổ đỏ, ngoài dòng ghi thông tin về người đại diện thì vẫn phải ghi đầy đủ các thông tin của các người đồng sử dụng, đồng sở hữu khác.
Như vậy, theo những phân tích trên có thể thấy, việc uỷ quyền cho người khác đứng tên trên nhà đất chỉ thực hiện được khi có nhiều người cùng sử dụng đất, cùng sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Bởi vì Nhà nước chỉ công nhận và cấp Giấy chứng nhận cho người sử dụng, chủ sở hữu tài sản hợp pháp mà không cấp cho người được uỷ quyền. Do đó, khi nhà đất có nhiều người cùng sử dụng và sở hữu thì những người còn lại có thể uỷ quyền cho một người đại diện thực hiện các giao dịch mua bán nhà đất và đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
3. Có nên nhờ người khác đứng tên nhà đất không?
Như đã phân tích tại mục 2 của bài viết này thì mới nên thực hiện uỷ quyền cho một người đại diện đứng tên trên Giấy chứng nhận nhưng vẫn được công nhận là đồng sở hữu. Còn trong trường hợp khi nhờ người khác đứng tên hộ nhà đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp sẽ đứng tên người khác và đồng nghĩa với việc Nhà nước công nhận quyền sở hữu của người được nhờ đứng tên hộ thay vì người chủ thực sự của nhà đất đó.
Do đó, nếu không phải là nhà đất thuộc quyền sử dụng và sở hữu chung của nhiều người thì việc nhờ người khác đứng tên hộ là không nên bởi dễ gặp phải nhiều rủi ro pháp lý không đáng có.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành ngày 19 tháng 5 năm 2014 Quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.