Tiền thù lao là một khoản thanh toán tự nguyện được trả cho một người làm dịch vụ mà thực tế không được yêu cầu phải trả phí về mặt pháp lý. Khi cơ quan bảo hiểm xã hội thuê tổ chức khác làm đại diện chi trả cho mình thì cần phải thanh toán thù lao cho tổ chức làm đại diện chi trả.
Mục lục bài viết
1. Giấy thanh toán thù lao cho tổ chức làm đại diện chi trả là gì?
Quản lý chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý bảo hiểm xã hội, làm tốt công tác chi trả và quản lý người hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội sẽ góp phần củng cố niềm tin của người thụ hưởng đối với đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước và cơ quan bảo hiểm xã hội. Các tổ chức làm đại diện chi trả bảo hiểm xã hội có những vai trò quan trọng đối với hoạt động quản lý chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội. Chính vì thế, việc thanh toán thù lao cho các tổ chức đại diện này cần được đảm bảo. Giấy thanh toán thù lao cho tổ chức làm đại diện chi trả được Bộ tài chính ban hành và có những vai trò quan trọng.
Mẫu số C67-HD: Giấy thanh toán thù lao cho tổ chức làm đại diện chi trả là mẫu giấy được lập ra để ghi chép về việc thanh toán thù lao cho tổ chức làm đại diện chi trả. Mẫu nêu rõ căn cứ thanh toán thù lao, tổng số tiền thanh toán, đề nghị thanh toán thù lao,… Mẫu được ban hành theo Thông tư 102/2018/TT-BTC của Bộ tài chính hướng dẫn kế toán bảo hiểm xã hội.
2. Mẫu giấy thanh toán thù lao cho tổ chức làm đại diện chi trả:
ĐƠN VỊ:……………………
BỘ PHẬN………………….
———-
Mẫu số: C67-HD
(Ban hành kèm theo Thông tư số 102/2018/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2018 của Bộ Tài chính)
GIẤY THANH TOÁN THÙ LAO
CHO TỔ CHỨC LÀM ĐẠI DIỆN CHI TRẢ
Số:……………
– Căn cứ Hợp đồng quản lý người hưởng và chi trả chế độ BHXH hàng tháng số…. ngày……. tháng……. năm……. giữa Bảo hiểm xã hội ….và…….
– Căn cứ Bảng thanh toán lương hưu và trợ cấp BHXH tháng……. năm…….
Đề nghị cơ quan Bảo hiểm xã hội …………chi thù lao làm đại diện chi trả cho ………..Địa chỉ: …….….
Số tài khoản: ……….Mở tại: ….……. như sau:
+ Tổng số tiền đã chi trả trong kỳ: …….…….…….đồng
+ Tỷ lệ thù lao được hưởng: …….……. %
+ Tổng số tiền thù lao được hưởng: …….…….đồng
Viết bằng chữ: …….đồng
Ngày …….tháng…….. năm.……..
ĐẠI DIỆN CHI TRẢ
(Ký, họ tên, đóng dấu)
CƠ QUAN BẢO HIỂM XÃ HỘI DUYỆT
Tổng số tiền thù lao được hưởng: …………….đồng
Viết bằng chữ …….…….……….. đồng
Ngày….. tháng…….. năm…
NGƯỜI ĐỀ NGHỊ THANH TOÁN
(Ký, họ tên)
PHỤ TRÁCH BỘ PHẬN
(Ký, họ tên)
KẾ TOÁN TRƯỞNG
(Ký, họ tên)
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, họ tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo giấy thanh toán thù lao cho tổ chức làm đại diện chi trả:
– Phần mở đầu:
+ Tên đơn vị.
+ Tên bộ phận.
+ Mẫu số: C67-HD (Ban hành kèm theo Thông tư số 102/2018/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2018 của Bộ Tài chính).
+ Tên biên bản cụ thể là giấy thanh toán thù lao cho tổ chức làm đại diện chi trả.
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Căn cứ thanh toán thù lao cho tổ chức làm đại diện chi trả.
+ Đề nghị thanh toán thù lao cho tổ chức làm đại diện chi trả.
+ Thông tin tài khoản.
+ Tổng số tiền đã chi trả.
+ Tổng số tiền thù lao được hưởng.
– Phần cuối biên bản:
+ Thời gian và địa điểm lập biên bản.
+ Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của đại diện chi trả.
+ Cơ quan bảo hiểm xã hội duyệt.
4. Một số vấn đề liên quan về bảo hiểm xã hội:
4.1. Bảo hiểm xã hội:
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Bảo hiểm xã hội là một trong những chính sách an sinh xã hội tốt cho người lao động. Các hoạt động lao động của con người luôn phát sinh các chính sách, phúc lợi để đảm bảo quyền lợi về sức khỏe, tinh thần, công việc, khi đó, BHXH được ví như cánh tay chống đỡ con người trước những rủi ro của cuộc sống.
Hay chúng ta có thể hiểu đơn giản rằng, đây là sự chia sẻ rủi ro và các nguồn quỹ nhằm bảo vệ người lao động khi họ không còn khả năng làm việc hoặc mất việc làm.
BHXH được hình thành dựa trên sự đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động. Có ba yếu tố quan trọng trong BHXH là:
– Đối tượng được hưởng BHXH.
– Điều kiện được hưởng BHXH.
– Mức hưởng và thời hạn hưởng trợ cấp BHXH.
4.2. Sổ bảo hiểm xã hội:
Sổ bảo hiểm xã hội là căn cứ để giải quyết chế độ BHXH cho người tham gia theo quy định của pháp luật. Những thông tin trong sổ gồm thời gian làm việc, quá trình đóng và hưởng BHXH.
Hiểu đơn giản như sau, sổ bảo hiểm xã hội là loại sổ dùng để ghi chép quá trình đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH) cũng như làm cơ sở để giải quyết các chế độ này. Chính vì vậy, đây là loại sổ vô cùng quan trọng đối với người lao động.
4.3. Phân loại bảo hiểm xã hội:
Có hai loại bảo hiểm xã hội sau đây:
Thứ nhất: Bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Là loại bảo hiểm mà bắt buộc những người khi tham gia lao động và những người chủ lao động phải đóng. Thông thường, chủ doanh nghiệp và người lao động cùng chi trả cho loại bảo hiểm này với mức chia người sử dụng lao động phải đóng nhiều hơn.
Loại bảo hiểm xã hội này được áp dụng đối với các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức sử dụng lao động làm việc theo
Thứ hai: Bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Là loại bảo hiểm không bắt buộc, mọi người được phép lựa chọn có thể mua hoặc không và chọn mua theo khả năng của mình, tùy vào điều kiện thu nhập của cá nhân và gia đình với những mức đóng khác nhau.
Và dựa trên đó bảo hiểm sẽ chi trả các mức khác nhau trong chế độ lương hưu. Ngoài ra khi tham gia bảo hiểm này, tất cả đều được hỗ trợ một phần rất lớn khi đau ốm, sinh con hay thất nghiệp.
Như vậy, bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
4.4. Các chế độ bảo hiểm xã hội:
Theo Điều 4
– Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
+ Ốm đau.
+ Thai sản.
+ Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
+ Hưu trí.
+ Tử tuất.
Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được giải quyết các chế độ ốm đau, thai sản, hưu trí, tử tuất, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi đáp ứng đủ các điều kiện tương ứng theo quy định của pháp luật.
– Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
+ Hưu trí.
+ Tử tuất.
4.5. Quyền lợi khi tham gia bảo hiểm xã hội:
Khi tham gia bảo hiểm xã hội, người lao động sẽ được hưởng những quyền lợi sau:
– Thứ nhất, được tham gia và hưởng các chế độ theo Luật BHXH.
– Thứ hai, được cấp và quản lý sổ BHXH và nhận lại sổ khi không còn làm việc.
– Thứ ba, được nhận lương hưu và trợ cấp đầy đủ, kịp thời theo các hình thức sau: nhận trực tiếp tại cơ quan BHXH hoặc tổ chức dịch vụ được ủy quyền; nhận thông qua tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại ngân hàng; nhận thông qua công ty, tổ chức nơi làm việc hay người sử dụng lao động
– Thứ tư, được hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp: đang hưởng lương hưu, nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản, nhận con nuôi, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hay trợ cấp ốm đau.
– Thứ năm, chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động và được thanh toán chi phí giám định y khoa nếu đủ điều kiện hưởng BHXH.
– Thứ sáu. có thể ủy quyền nhận lương hưu, trợ cấp BHXH cho người khác.
– Thứ bảy, được cung cấp thông tin về đóng BHXH theo định kỳ; yêu cầu người sử dụng lao động cung cấp thông tin về việc đóng và quyền được hưởng các chế độ của BHXH.
– Ngoài ra, người tham gia được khiếu nại, tố cáo và khởi kiện BHXH theo quy định pháp luật.
4.6. Vai trò của bảo hiểm xã hội:
BHXH có vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt đối với lao động làm công ăn lương. BHXH mang lại sự ổn định và đảm bảo cuộc sống cho người được hưởng. Khi có rủi ro, sự cố bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm chắc chắn nhận được hỗ trợ từ bảo hiểm để giảm bớt gánh nặng tài chính, duy trì mức sống tối thôi cho người lao động.
Hơn nữa, BHXH hỗ trợ và thực hiện các biện pháp an toàn lao động, tạo điều kiện để cải thiện, nâng cao sức khỏe cho người được hưởng bảo hiểm.
Việc đất nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã mang lại gương mặt tươi sáng cho sự phát triển toàn diện của đất nước. Cùng với sự phát triển kinh tế là sự lớn mạnh không ngừng của hệ thống an sinh xã hội, đặc biệt là chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) đã phát huy vai trò trụ cột trong hệ thống an sinh xã hội, góp phần tích cực vào việc ổn định xã hội, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Trong năm 2021, với sự ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 việc triển khai chính sách tạm dừng đóng BHXH vào quỹ hưu trí, tử tuất, không tính lãi theo đúng quy định là giải pháp kịp thời của ngành BHXH và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, nhằm góp phần thực hiện thông điệp, chủ trương của Chính phủ là không chỉ giữ gìn sinh mạng người dân mà Chính phủ đang chiến đấu với Covid-19 để bảo đảm sinh kế, việc làm của người dân, người lao động không bị ảnh hưởng bởi đại dịch.