Việc rút dự toán ngân sách nhà nước bằng ngoại tệ cũng cần dược thực hiện theo các quy định của pháp luật và kèm theo giấy rút dự toán bổ sung từ ngân sách cấp trên theo quy định. Để rõ hơn về thông tin chi tiết mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi
Mục lục bài viết
1. Mẫu giấy rút dự toán ngân sách nhà nước bằng ngoại tệ là gì?
– Dự toán là việc dự tính các số liệu liên quan đến công việc sắp tới, cần đưa ra các con số dự báo trước để có kế hoạch chuẩn bị thông qua việc tính toán tổng thể các hạng mục. Cơ sở tính toán dựa trên các tiêu chuẩn và số liệu thực tế từ trước, làm căn cứ để đưa ra con số dự tính hợp lý nhất. Người làm dự toán thường sẽ lập thành bảng tính cụ thể, trong đó thể thiện số lượng, giá trị
– Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
– Ngân sách nhà nước gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương
– Ngoại tệ là đồng tiền của quốc gia, vùng lãnh thổ khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực
– Mẫu giấy rút dự toán ngân sách nhà nước bằng ngoại tệ là mẫu giấy được lập với các thông tin và nội dung về rút dự toán ngân sách nhà nước bằng ngoại tệ
Mẫu giấy rút dự toán ngân sách nhà nước bằng ngoại tệ là mẫu giấy để rút dự toán ngân sách nhà nước bằng ngoại tệ. Mẫu số C2-06a/NS – Giấy rút dự toán ngân sách bằng ngoại tệ được ban hành kèm theo Nghị định 11/2020 về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Kho bạc Nhà nước
2. Mẫu giấy rút dự toán ngân sách nhà nước bằng ngoại tệ:
Không ghi vào khu vực này
GIẤY RÚT DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC BẰNG NGOẠI TỆ
Thực chi□
Tạm ứng □
Chuyển khoản □
Tiền mặt □
Đơn vị rút dự toán: …….
Tài khoản: ….
Tại KBNN: …….
Tên CTMT, DA: …….
Mã CTMT, DA: ……..
SỐ CKC, HDTH ………… Số CKC, HĐK: ………………….
Người lĩnh tiền: ……….
CMND số: ………………………… Cấp ngày: Nơi cấp:
Nội dung chi: ………….
PHẦN KBNN GHI
Mã ĐBHC: ………………….
1. Nợ TK: …………………..
Có TK: …………………….
2. Nợ TK: …………………..
Có TK: ………………………
Tỷ giá hoạch toán: ……….
Chi tiết | Mã NDKT | Mã chương | Mã ngành KT | Mã nguồn NSNN | Ký hiệu ngoại tệ | Số tiền bằng ngoại tệ | Số tiền quy ra VND |
Tiền mặt: | |||||||
Phí ngân hàng: | |||||||
Tiền chuyển khoản | |||||||
Số tài khoản: | |||||||
Tên tài khoản: | |||||||
Tại ngân hàng: SWIFT: | |||||||
Tên ngân hàng trung gian: SWIFT: | |||||||
Tổng cộng |
Tổng số tiền nguyên tệ ghi bằng chữ: ………
Tổng số tiền VNĐ ghi bằng chữ: ………..
————————–
Phần Kho bac Nhà nước duyêt chi:
Kính gửi: Ngân hàng ………
Kho bạc nhà nước đề nghị Ngân hàng …….
Trích tài khoản số của KBNN ………
Số tiền nguyên tệ ghi bằng số: ………
Ghi bằng chữ: ……..
Chi tiết | Ký hiệu ngoại tệ | Số tiền nguyên tệ | Số tiền quy ra VND |
Tiền mặt: | |||
Phí ngân hàng: | |||
Tiền chuyển khoản | |||
Số tài khoản: | |||
Tên tài khoản: | |||
Tại ngân hàng: SWIFT: | |||
Tên ngân hàng trung gian: SWIFT: | |||
Tổng cộng |
Nội dung chi: ……………
KHO BẠC NHÀ NƯỚC
Ngày … tháng … năm ….
Kế toán
Kế toán trưởng
Giám đốc
ĐƠN VỊ SỬ DỤNG NGÂN SÁCH
Ngày … tháng … năm ….
Kế toán trưởng
(Ký, ghi họ tên)
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, ghi họ tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn làm Mẫu giấy rút dự toán ngân sách nhà nước bằng ngoại tệ:
– Ghi đầy đủ các thông tin vào mẫu đơn rút dự toán ngân sách nhà nước bằng ngoại tệ
– Chú ý: không tẩy xóa và làm sai lệch thông tin
– Đơn vị sử dụng ngân sách ( Ký, ghi họ tên, đóng dấu)
– Kho bạc nhà nước ( kế toán, kế toán trưởng, Giám đốc, kí và ghi rõ họ tên)
4. Một số quy định của pháp luật về rút dự toán ngân sách nhà nước bằng ngoại tệ:
Thông tư Số: 109/2020/TT-BTC quy định về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2021,Tại Điều 7. Tổ chức điều hành dự toán chi ngân sách nhà nước quy định:
Các bộ, cơ quan trung ương, địa phương và đơn vị sử dụng ngân sách thực hiện chi ngân sách trong phạm vi dự toán ngân sách được giao; cơ quan tài chính, Kho bạc nhà nước tổ chức điều hành ngân sách trong phạm vi dự toán được duyệt, thực hiện kiểm soát chi chặt chẽ bảo đảm theo đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức, chế độ quy định. Trong đó lưu ý:
1. Đối với nguồn vốn vay ODA và vay ưu đãi:
a) Đối với vốn cấp phát từ ngân sách trung ương: Trường hợp trong năm có nhu cầu giải ngân vượt dự toán giao, các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (đối với chi đầu tư phát triển) và Bộ Tài chính (đối với chi thường xuyên) để tổng hợp trình Chính phủ báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định trong phạm vi tổng mức vay và bội chi ngân sách nhà nước được Quốc hội quyết định;
b) Đối với vốn Chính phủ vay về cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh vay lại, thực hiện giải ngân trong phạm vi dự toán tổng mức vay và bội chi ngân sách của địa phương đã được Quốc hội quyết định.
Trong tổ chức thực hiện dự toán, trường hợp địa phương phát sinh nhu cầu vay vượt dự toán, địa phương báo cáo Bộ Tài chính để tổng hợp trình Chính phủ trình Quốc hội xem xét quyết định trong phạm vi tổng mức vay của ngân sách nhà nước, tổng mức bội chi ngân sách các địa phương và bội chi ngân sách nhà nước.
2. Đối với nguồn vốn viện trợ không hoàn lại:
a) Căn cứ dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương giao chi tiết theo danh mục và mức vốn cụ thể cho từng chương trình, dự án trong tổng mức được giao theo các quyết định tiếp nhận và văn kiện viện trợ đã ký kết;
b) Trong tổ chức thực hiện phát sinh nhu cầu chi (đầu tư phát triển, thường xuyên) vượt dự toán Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao hoặc phát sinh khoản viện trợ mới cho chi thường xuyên: Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (đối với các chi từ nguồn vốn viện trợ không hoàn lại cho chương trình, dự án thuộc nhiệm vụ chi đầu tư phát triển) và Bộ trưởng Bộ Tài chính (đối với các khoản chi từ nguồn vốn viện trợ không hoàn lại hỗ trợ trực tiếp ngân sách nhà nước, hỗ trợ vốn cho chương trình, dự án thuộc nhiệm vụ chi thường xuyên, hỗ trợ phi dự án) chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan, căn cứ vào các thỏa thuận viện trợ đã ký giữa Nhà nước, Chính phủ và các cơ quan nhà nước Việt Nam với các nhà tài trợ, báo cáo Chính phủ để trình cấp có thẩm quyền bổ sung dự toán năm 2021 từ nguồn vốn viện trợ này. Trên cơ sở đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính
3. Trường hợp trong năm phát sinh khoản vay, viện trợ mới cho chi đầu tư phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Chính phủ, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
4. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan phối hợp với cơ quan tài chính chủ động bố trí vốn ngay từ đầu năm cho các dự án, công trình quan trọng theo chế độ quy định, nhất là các dự án xây dựng tu bổ các công trình đê điều, thuỷ lợi, phòng chống thiên tai, dịch bệnh, chống biến đổi khí hậu, khắc phục hậu quả lũ lụt, dự án di dân ra khỏi vùng sạt lở nguy hiểm đã được cấp có thẩm quyền quyết định.
5. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện các dự án, công trình; đối với những dự án, công trình thực hiện không đúng tiến độ phải kịp thời quyết định hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền quyết định điều chỉnh để chuyển vốn cho những dự án có tiến độ triển khai nhanh, có khả năng hoàn thành trong năm 2021 nhưng chưa được bố trí đủ vốn.
6. Dự toán chi thường xuyên, chi dự trữ quốc gia năm 2021 Bộ Tài chính giao cho các bộ, cơ quan trung ương, thông báo rõ các khoản chi bằng ngoại tệ. Đối với kinh phí tương đương từ 500.000 USD/năm trở lên thì được đảm bảo chi bằng ngoại tệ theo dự toán đã giao và phù hợp với tiến độ thực hiện nhiệm vụ. Quá trình thực hiện Kho bạc Nhà nước kiểm soát theo dự toán chi bằng nội tệ đã giao cho đơn vị. Trường hợp do biến động tăng tỷ giá dẫn đến dự toán chi bằng nội tệ đã hết nhưng dự toán chi bằng ngoại tệ vẫn còn hoặc do biến động giảm tỷ giá dẫn đến dự toán chi bằng ngoại tệ đã hết nhưng vẫn còn dự toán chi bằng nội tệ, các bộ, cơ quan trung ương có văn bản đề nghị Bộ Tài chính xem xét xử lý dự toán chi bằng nội tệ tương ứng phần chênh lệch. Đối với số kinh phí tương đương nhỏ hơn 500.000 USD/năm, thì các bộ, cơ quan trung ương được rút dự toán bằng ngoại tệ theo tỷ giá hạch toán tại thời điểm giao dịch, nhưng không vượt quá dự toán giao bằng nội tệ.
Như vậy việc muốn rút các dự toán ngân sách nhà nước bằng ngoại tệ thì Dự toán chi thường xuyên, chi dự trữ quốc gia năm 2021 Bộ Tài chính giao cho các bộ, cơ quan trung ương, thông báo rõ các khoản chi bằng ngoại tệ. Đối với kinh phí tương đương từ 500.000 USD/năm trở lên thì được đảm bảo chi bằng ngoại tệ theo dự toán đã giao và phù hợp với tiến độ thực hiện nhiệm vụ. Quá trình thực hiện Kho bạc Nhà nước kiểm soát theo dự toán chi bằng nội tệ đã giao cho đơn vị và tuân thủ đúng các trình tự, thủ tục về Ngoại tệ tại Ngân Hàng nhà nước.
Trên đây là thông tin của chúng tôi về Mẫu giấy rút dự toán ngân sách nhà nước bằng ngoại tệ (Mẫu C2-06a/NS), Hướng dẫn làm Mẫu giấy rút dự toán ngân sách nhà nước bằng ngoại tệ (Mẫu C2-06a/NS) và các thông tin pháp lý khác có liên quan.
Căn cứ pháp lý: Thông tư Số: 109/2020/TT-BTC quy định về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2021