Để tiến hành mở phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải thì kết quả phải là "hòa giải thành". Để phiên họp được diễn ra thuận lợi, pháp luật quy định các đối tượng phải tham gia phiên họp này và thủ tục bắt buộc thực hiện là gửi giấy mời tham gia tới các chủ thể đó.
Mục lục bài viết
1. Giấy mời tham gia phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải là gì?
Phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải là thủ tục được tiến hành khi các bên đạt được sự thỏa thuận, thống nhất với nhau về việc giải quyết toàn bộ hoặc một phần vụ việc dân sự với thời gian, địa điểm do Hòa giải viên ấn định. Phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải có thể được tổ chức ngay sau phiên hòa giải hoặc vào thời gian phù hợp khác. Địa điểm tổ chức tiến hành phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải tại trụ sở
Phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải bao gồm sự tham gia của các chủ thể sau:
– Hòa giải viên: là người có đủ điều kiện, được Chánh án
– Các bên, người đại diện, người phiên dịch: bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người đại diện, người phiên dịch.
Các bên có thể ủy quyền của người đại diện tham gia phiên họp, việc ủy quyền được tiến hành trên nguyên tắc phải
– Thẩm phán phụ trách hòa giải hoặc Thẩm phán khác do Chánh án Tòa án phân công (sau đây gọi chung là Thẩm phán tham gia phiên họp).
Như vậy, giấy mời tham gia phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải là văn bản do
Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án yêu cầu Hòa giải viên phải
Mỗi phiên họp nhất định đều phải trải qua các trình tự nhất định và phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải cũng không ngoại lệ, trước hết, Hòa giải viên trình bày tóm tắt diễn biến quá trình hòa giải, đối thoại và nội dung các bên đã thỏa thuận, thống nhất. Tiếp đến, các bên, người đại diện phát biểu ý kiến về nội dung đã thỏa thuận, thống nhất, nếu nội dung thỏa thuận, thống nhất của các bên chưa rõ thì Thẩm phán yêu cầu các bên trình bày bổ sung.
Trong quá trình diễn ra phiên họp, hòa giải viên phải tiến hành lập biên bản ghi nhận kết quả hòa giải. Các bên, người đại diện, người phiên dịch ký hoặc điểm chỉ, Hòa giải viên ký vào biên bản ghi nhận kết quả hòa giải. Thẩm phán tham gia phiên họp ký xác nhận biên bản ghi nhận kết quả hòa giải, biên bản ghi nhận kết quả đối thoại và phải giữ bí mật thông tin về nội dung hòa giải do các bên cung cấp tại phiên họp theo yêu cầu của họ.
Nội dung phải được ghi nhận trong biên bản bao gồm:
– Ngày, tháng, năm, địa điểm tiến hành phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải;
– Thành phần tham gia phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải;
– Diễn biến quá trình hòa giải, đối thoại; kết quả hòa giải thành.
Trường hợp có những nội dung mà các bên không thỏa thuận, thống nhất thì cũng được ghi trong biên bản;
– Trường hợp các bên thuận tình ly hôn thì thỏa thuận của các bên phải có đầy đủ nội dung về việc ly hôn, việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con chưa thành niên, còn đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ, chồng, con theo quy định của
– Trường hợp nội dung thỏa thuận hòa giải, thống nhất của các bên liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người khác nhưng người đó không có mặt tại phiên hòa giải thì phải ghi rõ trong biên bản. Trường hợp này, Hòa giải viên phải gửi biên bản cho họ để họ có ý kiến.
– Ý kiến của các bên về việc yêu cầu hoặc không yêu cầu Tòa án ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, ;
– Chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên, người đại diện, người phiên dịch;
– Chữ ký của Hòa giải viên;
– Chữ ký xác nhận của Thẩm phán tham gia phiên họp.
Biên bản này được lưu vào hồ sơ hòa giải, đối thoại và giao cho các bên có mặt.
Hòa giải viên hoàn toàn có quyền từ chối lập biên bản ghi nhận kết quả hòa giải nếu nếu có đủ căn cứ xác định thỏa thuận, thống nhất đó vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội, trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
2. Mẫu Giấy mời tham gia phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải chi tiết:
TÒA ÁN NHÂN DÂN …… (1)
TÒA ÁN NHÂN DÂN …… (2)
————
Số: ……/20…../GM-HG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
……, ngày …… tháng ….. năm ……
GIẤY MỜI
THAM GIA PHIÊN HỌP GHI NHẬN KẾT QUẢ HÒA GIẢI
Kính gửi:(3) …
Địa chỉ: (4) ……
Số điện thoại: …….. ; số fax: ……. (nếu có).
Địa chỉ thư điện tử: …… (nếu có).
Tòa án nhân dân (5) …… kính mời Ông/Bà đúng …. giờ …. phút, ngày …. tháng …. năm ….., có mặt tại Tòa án nhân dân …. (địa chỉ …….) để tham gia phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải về việc(6) ……….giữa:
Người khởi kiện/người yêu cầu: ……
Người bị kiện: ………
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: ……
Nội dung khởi kiện/yêu cầu: (7)
1. …
2. ……
Sự có mặt của Ông/Bà với thiện chí và nỗ lực sẽ giúp việc giải quyết tranh chấp/yêu cầu nhanh chóng và hiệu quả.
Nếu Ông/Bà có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng liên hệ với Hòa giải viên (8) ….., số điện thoại ……. để được giải đáp./.
Nơi nhận:
– Như kính gửi;
– Lưu hồ sơ vụ việc.
HÒA GIẢI VIÊN
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn mẫu giấy mời tham gia phiên họp ghi nhận kết hòa giải:
(1) Ghi tên Tòa án nhân dân cấp tỉnh của tỉnh đó nếu Tòa án nhân dân gửi giấy mời là Tòa án nhân dân cấp huyện (ví dụ: Tòa án nhân dân gửi giấy mời là Tòa án nhân dân quận Đống Đa, thành phố Hà Nội thì ghi “TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI”; Ghi “TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO” nếu Tòa án nhân dân gửi giấy mời là Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
(2) và (5) Ghi tên Tòa án nhân dân gửi giấy mời, nếu là Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì ghi rõ tên Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN THƯỜNG TÍN); nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM).
(3) và (4) Nếu là cá nhân thì ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú và nơi làm việc; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cần lưu ý đối với cá nhân, thì tùy theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên (ví dụ: Anh Trần Văn B).
(6) Ghi quan hệ tranh chấp/yêu cầu mà người khởi kiện/người yêu cầu đề nghị giải quyết.
(7) Ghi tóm tắt nội dung các yêu cầu của người khởi kiện/ người yêu cầu.
(8) Ghi tên Hòa giải viên được chỉ định hòa giải vụ việc.
Cơ sở pháp lý:
Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án năm 2020.
Thông tư 02/2020/TT-TANDTC quy định chi tiết về trách nhiệm của Tòa án nhân dân trong hoạt động đối thoại, hòa giải tại Tòa án