Ngoại tệ là đồng tiền của quốc gia, vùng lãnh thổ khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực. Khi cần chi đồng ngoại tệ, kế toán của kho bạc nhà nước sẽ làm giấy đề nghị chi ngoại tệ nộp lên ngân hàng nơi đề nghị chi ngoại tệ.
Mục lục bài viết
1. Giấy đề nghị chi ngoại tệ là gì?
Ngoại tệ được hiểu đơn giản là đồng tiền nước ngoài được trao đổi để lấy đồng tiền trong nước phục vụ cho việc thanh toán các hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế. Như chúng ta đã biết thì mỗi quốc gia đều sử dụng một đồng tiền khác nhau, chỉ ngoại trừ những nước nằm trong khối Liên minh Châu Âu EU thì sử dụng đồng tiền chung EUR. Việc chi ngoại tệ có những chính sách cụ thể được Nhà nước ta quy định trong các văn bản pháp luật. Giấy đề nghị chi ngoại tệ có ý nghĩa và vai trò quan trọng trong thực tế.
Giấy đề nghị chi ngoại tệ được lập ra để yêu cầu ngân hàng nhà nước chi đồng ngoại tệ. Mẫu nêu rõ thông tin ngân hàng, nội dung đề nghị, nội dung chi,… Mẫu số C2-07/NS – Giấy đề nghị chi ngoại tệ được ban hành kèm theo thông tư 77/2017/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán Ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành. Sau khi hoàn thành việc lập biên bản, kế toán, kế toán trưởng và chủ tài khoản cần ký và ghi rõ họ tên để biên bản có giá trị trong thực tiễn.
2. Mẫu giấy đề nghị chi ngoại tệ:
KBNN ……….
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Giấy đề nghị chi ngoại tệ
Kính gửi: Ngân hàng……………
Đề nghị Ngân hàng…………….
Trích tài khoản số của KBNN………….
Tổng số tiền ghi bằng số:………………..Ký hiệu ngoại tệ:…………….
Tổng số tiền ghi bằng chữ:…………….
Theo chi tiết dưới đây:………………
1. Chuyển khoản vào tài khoản số…………….của…………….
Tại Ngân hàng:……………SWIFT CODE:…………..
Số tiền:……………………
2. Tiền mặt:……………..3. Phí tiền mặt:…………..
Nội dung chi:………….
Ngày …….. tháng …… năm ……….
Kế toán
Kế toán trưởng
Chủ tài khoản
3. Hướng dẫn soạn thảo giấy đề nghị chi ngoại tệ:
– Phần mở đầu:
+ Thông tin kho bạc nhà nước.
+ Ghi đầy đủ các thông tin bao gồm Quốc hiệu, tiêu ngữ.
+ Tên biên bản cụ thể là giấy đề nghị chi ngoại tệ.
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Thông tin ngân hàng.
+ Đề nghị chi ngoại tệ.
+ Thông tin số tiền.
+ Thông tin tài khoản chuyển tiền.
+ Nội dung chi ngoại tệ.
– Phần cuối biên bản:
+ Thời gian và địa điểm lập giấy đề nghị.
+ Ký và ghi rõ họ tên của kế toán.
+ Ký và ghi rõ họ tên của kế toán trưởng.
+ Ký và ghi rõ họ tên của chủ tài khoản.
4. Một số quy định của pháp luật về giao dịch ngoại tệ:
Căn cứ pháp lý: Thông tư 02/2021/TT-NHNN hướng dẫn giao dịch ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối.
Theo Điều 3 Thông tư 02/2021/TT-NHNN quy định về: Nguyên tắc thực hiện giao dịch có nội dung như sau:
“1. Việc thực hiện giao dịch ngoại tệ phải phù hợp với quy định tại Thông tư này, phạm vi hoạt động ngoại hối của từng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo Giấy phép. Đối với các giao dịch ngoại tệ mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cho phép kinh doanh, cung ứng thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó chỉ được thực hiện các giao dịch ngoại tệ với tổ chức tín dụng được phép với vai trò là tổ chức kinh tế theo quy định tại Thông tư này.
2. Các bên tham gia giao dịch ngoại tệ phải xác lập và thực hiện giao dịch trên nguyên tắc trung thực, rõ ràng và tự chịu trách nhiệm về quyết định giao dịch của mình.
3. Giao dịch ngoại tệ với tổ chức tín dụng được phép khác chỉ do trụ sở chính của ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng hoặc trụ sở tại Việt Nam của chi nhánh ngân hàng nước ngoài được kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối thực hiện. Quy định này không áp dụng đối với giao dịch đồng tiền của các nước có chung biên giới với Việt Nam tại vùng biên giới, khu kinh tế cửa khẩu.”
Theo Điều 4 Thông tư 02/2021/TT-NHNN quy định về: Loại hình và phạm vi giao dịch được phép có nội dung như sau:
“1. Tổ chức tín dụng được phép được thực hiện giao dịch giao ngay, giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi, giao dịch quyền chọn với tổ chức tín dụng được phép khác.
2. Tổ chức tín dụng được phép được thực hiện giao dịch giao ngay, giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi, giao dịch bán quyền chọn với tổ chức kinh tế.
3. Tổ chức tín dụng được phép được thực hiện giao dịch giao ngay, giao dịch kỳ hạn với người cư trú là tổ chức khác và cá nhân.
4. Tổ chức tín dụng được phép được thực hiện giao dịch giao ngay với người không cư trú là tổ chức, cá nhân và giao dịch bán ngoại tệ kỳ hạn với người không cư trú quy định tại khoản 5 Điều này.
5. Tổ chức tín dụng được phép được thực hiện giao dịch bán ngoại tệ kỳ hạn với người không cư trú là nhà đầu tư nước ngoài sở hữu trái phiếu Chính phủ phát hành bằng Đồng Việt Nam tại thị trường trong nước để phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho trái phiếu đầu tư của nhà đầu tư.”
Theo Điều 6 Thông tư 02/2021/TT-NHNN quy định về: Kỳ hạn của giao dịch có nội dung như sau:
“1. Kỳ hạn của giao dịch kỳ hạn, giao dịch kỳ hạn trong giao dịch hoán đổi, giao dịch quyền chọn do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Kỳ hạn của giao dịch kỳ hạn, giao dịch kỳ hạn trong giao dịch hoán đổi giữa Đồng Việt Nam với ngoại tệ tối đa là 365 (ba trăm sáu mươi lăm) ngày kể từ ngày giao dịch.”
Như vậy, theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này quy định, kỳ hạn của giao dịch kỳ hạn, giao dịch kỳ hạn trong giao dịch hoán đổi giữa Đồng Việt Nam với ngoại tệ tối đa là 365 (ba trăm sáu mươi lăm) ngày kể từ ngày giao dịch.
Trong khi đó, theo quy định cũ tại Thông tư 15/2015/TT-NHNN, kỳ hạn của giao dịch kỳ hạn, giao dịch kỳ hạn trong giao dịch hoán đổi giữa Đồng Việt Nam với ngoại tệ tối thiểu từ 03 (ba) – 365 (ba trăm sáu mươi lăm) ngày kể từ ngày giao dịch.
Như vậy, từ ngày 17/5/2021 – ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, Ngân hàng Nhà nước không còn quy định thời hạn tối thiểu của kỳ hạn của các loại giao dịch trên mà chỉ quy định thời hạn tối đa.
Đồng thời, khoản 1 Điều 6 Thông tư này cũng quy định, kỳ hạn của giao dịch kỳ hạn, giao dịch kỳ hạn trong giao dịch hoán đổi, giao dịch quyền chọn do các bên thỏa thuận (quy định cũ đang nêu kỳ hạn của các giao dịch ngoại tệ).
Kỳ hạn của giao dịch là một trong những cơ sở để xác định mức tỷ giá kỳ hạn giữa Đồng Việt Nam với Đô la Mỹ trong giao dịch kỳ hạn, giao dịch kỳ hạn trong giao dịch hoán đổi.
Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 02/2021/TT-NHNN hướng dẫn giao dịch ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối.
Thông tư quy định, tổ chức tín dụng được phép được thực hiện giao dịch giao ngay, giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi, giao dịch quyền chọn với tổ chức tín dụng được phép khác.
Tổ chức tín dụng được phép được thực hiện giao dịch giao ngay, giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi, giao dịch bán quyền chọn với tổ chức kinh tế.
Tổ chức tín dụng được phép được thực hiện giao dịch giao ngay, giao dịch kỳ hạn với người cư trú là tổ chức khác và cá nhân.
Tổ chức tín dụng được phép được thực hiện giao dịch giao ngay với người không cư trú là tổ chức, cá nhân và giao dịch bán ngoại tệ kỳ hạn với người không cư trú quy định.
Ngoài ra, tổ chức tín dụng được phép được thực hiện giao dịch bán ngoại tệ kỳ hạn với người không cư trú là nhà đầu tư nước ngoài sở hữu trái phiếu Chính phủ phát hành bằng Đồng Việt Nam tại thị trường trong nước để phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho trái phiếu đầu tư của nhà đầu tư.
Phương thức giao dịch:
Giao dịch ngoại tệ được thực hiện thông qua giao dịch trực tiếp hoặc giao dịch qua các phương tiện giao dịch, bao gồm điện thoại và phương tiện điện tử.
Giao dịch ngoại tệ thực hiện qua phương tiện điện tử, điện thoại do các bên tự thỏa thuận và tự chịu trách nhiệm, đảm bảo an ninh, an toàn, bảo vệ thông điệp dữ liệu và bảo mật thông tin phù hợp với quy định của pháp luật. Thông điệp dữ liệu có giá trị như văn bản nếu đáp ứng quy định tại Điều 12 Luật giao dịch điện tử. Giao dịch ngoại tệ thực hiện thông qua phương tiện điện tử phải tuân thủ quy định của Luật giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn có liên quan.
Trường hợp giao dịch qua điện thoại, tổ chức tín dụng được phép phải quy định và
Giao dịch ngoại tệ thực hiện qua phương tiện điện tử, điện thoại do các bên tự thỏa thuận và tự chịu trách nhiệm, đảm bảo an ninh, an toàn, bảo vệ thông điệp dữ liệu và bảo mật thông tin phù hợp với quy định của pháp luật. Thông điệp dữ liệu có giá trị như văn bản nếu đáp ứng quy định tại Điều 12 Luật giao dịch điện tử. Giao dịch ngoại tệ thực hiện thông qua phương tiện điện tử phải tuân thủ quy định của Luật giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn có liên quan
Trường hợp giao dịch qua điện thoại, tổ chức tín dụng được phép phải quy định và thông báo với đối tác các số điện thoại được phép sử dụng để giao dịch. Điện thoại phải có chức năng ghi âm và đảm bảo truy xuất được nội dung thỏa thuận giao dịch với đối tác để sử dụng cho mục đích lập xác nhận giao dịch, kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng và xử lý tranh chấp (nếu có).
Các tổ chức tín dụng được phép không được thu phí giao dịch đối với giao dịch ngoại tệ.