Việc xác nhận chữ ký được thực hiện theo quy định của pháp luật và được thực hiện khi có giấy đề nghị xác nhận chữ ký của một cá nhân nhất định. Vậy giấy đề nghị xác nhận chữ ký là gì? Khi viết giấy đề nghị xác nhận chữ ký người làm đơn cần lưu ý những vấn đề gì?
Mục lục bài viết
1. Giấy đề nghị xác nhận chữ ký là gì?
Mẫu giấy đề nghị xác nhận chữ ký là mẫu giấy đề nghị được cá nhân lập ra và gửi tới cơ quan bảo hiểm xã hội để đề nghị về việc xác nhận chữ ký. Mẫu giấy đề nghị xác nhận chữ ký phải nêu rõ thông tin người làm đơn, cơ quan bảo hiểm xã hội, chữ ký đăng ký, số thẻ tài khoản…
Mẫu giấy đề nghị xác nhận chữ ký là văn bản ghi chép lại những thông tin người làm đơn, cơ quan bảo hiểm xã hội, chữ ký đăng ký, số thẻ tài khoản…Ngoài ra, giấy đề nghị xác nhận chữ ký là cơ sở pháp lý để Cơ quan Bảo hiểm xã hội xem xét và thực hiện việc xác định chữ ký của người làm đơn.
2. Mẫu giấy đề nghị xác nhận chữ ký:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————-
GIẤY ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN CHỮ KÝ
Kính gửi: Bảo hiểm xã hội quận (huyện) …….
Tên tôi là:……..Năm sinh…..
Số chứng minh nhân dân:……… Ngày cấp: …… Nơi cấp: …
Điện thoại số: ..
Hưởng chế độ BHXH:……Số sổ: …….
Tại BHXH quận (huyện): …..tỉnh (thành phố): ……..
Lĩnh tiền chế độ BHXH qua tài khoản thẻ ATM thuộc ngân hàng………
Số thẻ ATM: ..
Có chữ ký đã đăng ký như sau:
Chữ ký thứ nhất
Chữ ký thứ hai
Hiện tôi đang tạm trú tại: …
Không thể trực tiếp đến ký xác nhận vào danh sách theo kỳ quy định tại nơi đang quản lý chi trả, lý do:…….
Vì vậy, đề nghị cơ quan Bảo hiểm xã hội………. xác nhận chữ ký cho tôi theo quy định./.
.., ngày…tháng…năm…
Xác nhận của Giám đốc BHXH quận (huyện)…
(Ký tên, đóng dấu)
Người đề nghị
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết giấy đề nghị xác nhận chữ ký:
Phần kính gửi của giấy đề nghị xác nhận chữ ký thì người làm đơn sẽ ghi rõ ràng tên của Cơ quan Bảo hiểm xã hội quận/ huyện có thẩm quyền.
Phần nội dung của giấy đề nghị xác nhận chữ ký yêu cầu người làm đơn cung cấp đầy đủ, chính xác, chi tiết những thông tin người làm đơn, cơ quan bảo hiểm xã hội, chữ ký đăng ký, số thẻ tài khoản…Người làm đơn cần cam kết những thông tin mà mình cung cấp là hoàn toàn đúng sự thật, nếu sai sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Cuối giấy đề nghị xác nhận chữ ký thì người làm đơn sẽ ký và ghi rõ họ tên cùng sự xác nhận của Giám đốc BHXH quận (huyện)…
4. Quy định về chứng thực chữ ký:
Chứng thực là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện xác nhận tính chính xác, tính hợp pháp của các loại giấy tờ, văn bản hoặc chữ ký của các cá nhân nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức có liên quan trong các quan hệ dân sự, hành chính, kinh tế,…
“Chứng thực chữ ký” là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực.
4.1. Địa điểm chứng thực:
+ thực hợp đồng, giao dịch, chứng thực chữ ký mà người yêu cầu chứng thực thuộc diện già yếu, không thể đi lại được, đang bị tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác.
+ Khi thực hiện chứng thực phải ghi rõ địa điểm chứng thực; trường hợp chứng thực ngoài trụ sở phải ghi rõ thời gian (giờ, phút) chứng thực.
+ Cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực phải bố trí người tiếp nhận yêu cầu chứng thực các ngày làm việc trong tuần; phải niêm yết công khai lịch làm việc, thẩm quyền, thủ tục, thời gian giải quyết và lệ phí, chi phí chứng thực tại trụ sở của cơ quan, tổ chức.
4.2. Thủ tục chứng thực chữ ký:
Người yêu cầu chứng thực chữ ký phải chịu trách nhiệm về nội dung của giấy tờ, văn bản mà mình ký để yêu cầu chứng thực chữ ký; không được yêu cầu chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản có nội dung quy định tại Khoản 4 Điều 22 và Khoản 4 Điều 25 của
Người yêu cầu chứng thực chữ ký của mình phải xuất trình các giấy tờ sau đây:
– Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng;
– Giấy tờ, văn bản mà mình sẽ ký.
Người thực hiện chứng thực kiểm tra giấy tờ yêu cầu chứng thực, nếu thấy đủ giấy tờ theo quy định, tại thời điểm chứng thực, người yêu cầu chứng thực minh mẫn, nhận thức và làm chủ được hành vi của mình và việc chứng thực không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 25 của
– Ghi đầy đủ lời chứng chứng thực chữ ký theo mẫu quy định;
– Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực.
Đối với giấy tờ, văn bản có từ (02) hai trang trở lên thì ghi lời chứng vào trang cuối, nếu giấy tờ, văn bản có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.
+ Đối với trường hợp chứng thực chữ ký tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông thì công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra các giấy tờ, nếu nhận thấy người yêu cầu chứng thực có đủ điều kiện thì đề nghị người yêu cầu chứng thực ký vào giấy tờ cần chứng thực và chuyển cho người có thẩm quyền ký chứng thực.
+ Thủ tục chứng thực chữ ký cũng được áp dụng đối với các trường hợp sau đây:
– Chứng thực chữ ký của nhiều người trong cùng một giấy tờ, văn bản;
– Chứng thực chữ ký của người khai lý lịch cá nhân;
– Chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập theo quy định của pháp luật;
– Chứng thực chữ ký trong
4.3. Thủ tục chứng thực chữ ký người dịch:
Người dịch là cộng tác viên của Phòng Tư pháp phải đăng ký chữ ký mẫu tại Phòng Tư pháp. Khi đăng ký chữ ký mẫu, người dịch phải nộp Văn bản đề nghị đăng ký chữ ký mẫu và trực tiếp ký trước mặt Trưởng Phòng Tư pháp 03 (ba) chữ ký mẫu trong Văn bản đề nghị đăng ký chữ ký mẫu.
Thủ tục chứng thực chữ ký người dịch được quy định cụ thể tại Điều 31, Nghị định 23/2015/NĐ-CP Về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch
1. Người dịch là cộng tác viên của Phòng Tư pháp yêu cầu chứng thực chữ ký phải xuất trình bản dịch và giấy tờ, văn bản cần dịch.
Khi thực hiện chứng thực, người thực hiện chứng thực phải đối chiếu chữ ký của họ trên bản dịch với chữ ký mẫu trước khi thực hiện chứng thực; trường hợp nghi ngờ chữ ký trên bản dịch so với chữ ký mẫu thì yêu cầu người dịch ký trước mặt.
2. Đối với người không phải là cộng tác viên dịch thuật của Phòng Tư pháp mà tự dịch giấy tờ, văn bản phục vụ mục đích cá nhân và có yêu cầu chứng thực chữ ký trên bản dịch thì phải xuất trình các giấy tờ sau đây:
– Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng;
– Bản chính hoặc bản sao từ sổ gốc, bản sao có chứng thực một trong các giấy tờ quy định tại Khoản 2 Điều 27 của Nghị định này; trừ trường hợp dịch những ngôn ngữ không phổ biến mà người dịch không có bằng cử nhân ngoại ngữ, bằng tốt nghiệp đại học nhưng thông thạo ngôn ngữ cần dịch;
– Bản dịch đính kèm giấy tờ, văn bản cần dịch.
Người yêu cầu chứng thực phải ký trước mặt người thực hiện chứng thực, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 24 của Nghị định này.
3. Người thực hiện chứng thực kiểm tra giấy tờ yêu cầu chứng thực, tùy theo từng trường hợp, nếu thấy đủ giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 hoặc Khoản 2 Điều này và giấy tờ, văn bản được dịch không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 32 của Nghị định này thì thực hiện chứng thực như sau:
– Ghi đầy đủ lời chứng chứng thực chữ ký người dịch theo mẫu quy định;
– Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực.
Đối với bản dịch giấy tờ, văn bản có từ 02 (hai) trang trở lên thì ghi lời chứng vào trang cuối, nếu giấy tờ, văn bản có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.
4. Trường hợp người dịch là viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự đồng thời là người thực hiện chứng thực tại các Cơ quan đại diện thì viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự phải cam đoan về việc đã dịch chính xác nội dung giấy tờ, văn bản; ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của Cơ quan đại diện.