Trường hợp người lĩnh tiền lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hộimuốn thay đổi nơi lĩnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội sẽ phải viết giấy đề nghị thay đổi nơi lĩnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội. Vậy mẫu giấy đề nghị thay đổi nơi lĩnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội có nội dung ra sao?
Mục lục bài viết
1. Mẫu giấy đề nghị thay đổi nơi lĩnh lương hưu, trợ cấp BHXH là gì, mục đích của mẫu giấy?
Lương hưu là chế độ, khoản phí được chi trả cho những người lao động đã đến độ tuổi về hưu (hết tuổi lao động) theo quy định của pháp luật. Chế độ lương hưu sẽ giúp bảo đảm cho người lao động khi về già sẽ có khoản chi phí cần thiết để chi trả cho nhu cầu sống cơ bản, chăm sóc sức khỏe của bản thân.
Theo Điều 3
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
Mẫu giấy đề nghị thay đổi nơi lĩnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội là văn bản được lập bởi người lĩnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội gửi đến Bảo hiểm xã hội xã, phường với nội dung: thông tin của người đề nghị, nội dung đề nghị thay đổi…
Mục đích của mẫu giấy đề nghị thay đổi nơi lĩnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội: Người lĩnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội muốn thay đổi nơi lĩnh, sẽ lập giấy đề nghị nhằm mục đích xin được thay đổi nơi lĩnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội.
2. Mẫu giấy đề nghị thay đổi nơi lĩnh lương hưu, trợ cấp BHXH:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
GIẤY ĐỀ NGHỊ THAY ĐỔI NƠI LĨNH LƯƠNG HƯU, TRỢ CẤP BHXH
Kính gửi: Bảo hiểm xã hội….
Tôi là:.(1)………..
Năm sinh:…………
Số sổ:………………. Số tiền chế độ bảo hiểm xã hội hàng tháng:………..
Nơi cư trú :………….Số điện thoại…………..
Nơi đang lĩnh chế độ bảo hiểm xã hội (tổ, xã hoặc Ngân hàng nếu lĩnh qua tài khoản thẻ ATM): (2)……………………
Đã lĩnh tiền chế độ bảo hiểm xã hội hết tháng….. năm …..
Nay đề nghị được lĩnh chế độ bảo hiểm xã hội hàng tháng theo phương thức(2)………………. tại:
Đề nghị cơ quan bảo hiểm xã hội giải quyết./.
Xác nhận của Đại diện chi trả xã
…, ngày… tháng … năm…
Người đề nghị
(ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu giấy:
(1) Thông tin của người đề nghị thay đổi: họ và tên, năm sinh, số sổ, số tiền chế độ bảo hiểm xã hội hàng tháng, nơi cư trú, số điện thoại;
(2) Nơi đang lĩnh chế độ bảo hiểm xã hội;
(3) Phương thức lĩnh chế độ bảo hiểm xã hội hàng tháng mà người viết đơn đề nghị.
4. Những quy định liên quan đến lương hưu và trợ cấp xã hội:
4.1. Quy định về Tuổi nghỉ hưu:
Theo quy định tại Điều 169
– Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu.
– Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.
– Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
– Người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Như vậy tuổi nghỉ hưu của người lao động được quy định theo
4.2. Quy định về Mức chuẩn trợ giúp xã hội:
Được quy định tại Điều 4 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội
– Mức chuẩn trợ giúp xã hội là căn cứ xác định mức trợ cấp xã hội, mức hỗ trợ kinh phí nhận chăm sóc, nuôi dưỡng; mức trợ cấp nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội và các mức trợ giúp xã hội khác.
– Mức chuẩn trợ giúp xã hội áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2021 là 360.000 đồng/ tháng.
Tùy theo khả năng cân đối của ngân sách, tốc độ tăng giá tiêu dùng và tình hình đời sống của đối tượng bảo trợ xã hội, cơ quan có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội cho phù hợp; bảo đảm tương quan chính sách đối với các đối tượng khác.
– Tùy thuộc điều kiện kinh tế – xã hội tại địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định:
Mức chuẩn trợ giúp xã hội, mức trợ giúp xã hội áp dụng trên địa bàn bảo đảm không thấp hơn mức chuẩn trợ giúp xã hội và mức trợ giúp xã hội quy định tại Nghị định này;
Đối tượng khó khăn khác chưa quy định tại Nghị định này được hưởng chính sách trợ giúp xã hội.
Theo đó mức chuẩn trợ cấp xã hội được điều chỉnh cho phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách, tốc độ tăng giá tiêu dùng và tình hình đời sống của đối tượng bảo trợ xã hội. Việc xem xét điều chỉnh mức chuẩn trợ cấp xã hội do cơ quan có thẩm quyền xem xét nhưng không thấp hơn mức chuẩn trợ giúp xã hội và mức trợ giúp xã hội quy định.
4.3. Đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng:
Được quy định tại Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội
– Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi;
Mồ côi cả cha và mẹ;
Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật;
Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;
Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành
Cả cha và mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật;
Cả cha và mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;
Cả cha và mẹ đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành
Cha hoặc mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;
Cha hoặc mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
Cha hoặc mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
– Người thuộc diện quy định tại khoản 1 Điều này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng mà đủ 16 tuổi nhưng đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất thì tiếp tục được hưởng chính sách trợ giúp xã hội cho đến khi kết thúc học, nhưng tối đa không quá 22 tuổi.
– Trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ nghèo.
– Người thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa có chồng hoặc chưa có vợ; đã có chồng hoặc vợ nhưng đã chết hoặc mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 đến 22 tuổi và người con đó đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất quy định tại khoản 2 Điều này (sau đây gọi chung là người đơn thân nghèo đang nuôi con).
– Người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định sau đây:
Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng;
Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc diện quy định ở điểm a khoản này đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn;
Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại điểm a khoản này mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng;
Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng.
– Người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định pháp luật về người khuyết tật.
– Trẻ em dưới 3 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc đối tượng quy định tại các khoản 1, 3 và 6 Điều này đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn.
– Người nhiễm HIV/AIDS thuộc diện hộ nghèo không có nguồn thu nhập ổn định hàng tháng như tiền lương, tiền công, lương hưu, trợ cấp bảo bảo hiểm xã hội, trợ cấp xã hội hàng tháng.
Như vậy, những đối tượng thuộc diện hưởng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội sẽ được hưởng các chính sách này. Nếu người nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội muốn thay đổi nơi lĩnh, sẽ lập giấy đề nghị nhằm mục đích xin được thay đổi nơi lĩnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội. Cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét và giải quyết yêu cầu thay đổi nơi lĩnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người có yêu cầu.