Sau khi xây dựng xong các bến xe, trạm dừng nghỉ và đạt đủ điều kiện quy định, thì các chủ sở hữu, chủ đầu tư cần có giấy đề nghị đưa bến xe, trạm dừng nghỉ vào khai thác gửi lên cơ quan có thẩm quyền.
Mục lục bài viết
1. Bến xe, trạm dừng nghỉ là gì?
Tại Nghị định số 10/2020/NĐ- CP của Chính phủ quy định quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô quy định về bến xe, trạm dừng nghỉ như sau:
– Bến xe ô tô khách (bến xe khách) là công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, thực hiện chức năng phục vụ xe ô tô đón, trả hành khách và các dịch vụ hỗ trợ vận tải hành khách.
– Bến xe ô tô hàng (bến xe hàng) là công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, thực hiện chức năng phục vụ xe ô tô vận tải hàng hóa xếp, dỡ hàng hóa và các dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động vận tải hàng hóa.
– Trạm dừng nghỉ là công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, thực hiện chức năng phục vụ người và phương tiện dừng, nghỉ trong quá trình tham gia giao thông trên đường bộ. (Khoản 12, Khoản 13, Khoản 14 Điều 3)
Giấy đề nghị đưa bến xe, trạm dừng nghỉ vào khai thác là văn bản do cá nhân, tổ chức lập ra và gửi tới cơ quan có thẩm quyền để đề nghị về việc đưa bến xe, trạm dừng nghỉ vào khai thác.
Giấy đề nghị đưa bến xe, trạm dừng nghỉ vào khai thác được sử dụng để cá nhân, tổ chức thể hiện ý chí muốn đưa trạm dừng nghỉ, bến xe vào khai thác, và đây cũng là một trong các căn cứ để cơ quan có thẩm quyền quyết định đưa trạm dừng nghỉ, bến xe vào hoạt động, khai thác.
2. Mẫu giấy đề nghị đưa bến xe, trạm dừng nghỉ vào khai thác và hướng dẫn soạn thảo:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———-
TÊN ĐƠN VỊ
Số: …….. /……….
……, ngày….. tháng….năm……….
GIẤY ĐỀ NGHỊ CÔNG BỐ ĐƯA (2)…… VÀO KHAI THÁC
Kính gửi (1):……
1. Tên đơn vị:……..
2. Tên giao dịch quốc tế (nếu có):……..
3. Trụ sở: …….
4. Số điện thoại……… (Fax):……
5. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số……. do………. cấp ngày….tháng…….. năm ………..
6 ……. (tên đơn vị) đề nghị kiểm tra, xác nhận (2)…….. thuộc tỉnh (3): vào khai thác. Cụ thể như sau:
– Tên: (2)……..
– Địa chỉ:(4)……
– Tổng diện tích đất: (5)………
7. Phương án cơ cấu tổ chức, nhân sự và quy trình thủ tục giải quyết cho xe ra vào bến của bến xe (mục này chỉ áp dụng cho bến xe).
…….
Sau khi xem xét và đối chiếu với các tiêu chí quy định tại ………, chúng tôi đề nghị (1)……. công bố đạt quy chuẩn (6):…..
………. (tên đơn vị) cam kết những nội dung trên là đúng thực tế.
Nơi nhận:
– Như trên;
– Lưu…
Đại diện đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)
Hướng dẫn soạn thảo :
(1) Gửi Sở Giao thông vận tải, Tổng cục Đường bộ Việt Nam (đối với Trạm dừng nghỉ trên quốc lộ)
(2) Ghi tên Bến xe/Trạm dừng nghỉ
(3) Ghi tên tỉnh
(4) Ghi tên vị trí, lý trình, địa chỉ của Bến xe/Trạm dừng nghỉ
(5) Ghi theo Giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất
(6) Đối với bến xe ghi loại bến, đối với trạm dừng nghỉ không ghi.
3. Thủ tục công bố bến xe, trạm dừng nghỉ:
3.1. Thủ tục công bố trạm dừng nghỉ:
Thông tư số 48/2012/TT-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về về trạm dừng nghỉ đường bộ quy định về thủ tục công bố đưa trạm dừng nghỉ vào khai thác như sau đối với thủ tục công bố lần đầu
Gồm 2 bước:
Bước 1: Trước khi xây dựng.
– Đối với các trạm dừng nghỉ trên các tuyến quốc lộ: Để đảm bảo phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt, đơn vị đầu tư, xây dựng trạm dừng nghỉ phải gửi văn bản đề nghị chấp thuận vị trí xây dựng đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam. Chậm nhất trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị chấp thuận vị trí xây dựng, Tổng cục Đường bộ Việt Nam có văn bản chấp thuận. Trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
– Đối với các trạm dừng nghỉ trên các tuyến đường địa phương; việc chấp thuận vị trí xây dựng được thực hiện qua việc cho phép đầu tư xây dựng của cơ quan có thẩm quyền tại địa phương.
– Riêng đối với các trạm dừng nghỉ được coi là một hạng mục công trình nằm trong dự án xây dựng đường cao tốc đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì không phải thực hiện bước này.
Chú thích:
1) Văn bản chấp thuận vị trí xây dựng trạm dừng nghỉ chỉ xác định vị trí dự kiến xây dựng trạm là phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt, không thay thế cho văn bản chấp thuận đấu nối đường ra, vào trạm dừng nghỉ với đường giao thông.
2) Đối với các trạm dừng nghỉ đã được xây dựng trước thời điểm cơ quan có thẩm quyền công bố quy hoạch hệ thống trạm dừng nghỉ thì vẫn được xem xét công bố hợp quy theo thủ tục quy định tại bước 2, nếu có sự chấp thuận bằng văn bản của Sở Giao thông vận tải địa phương nơi có trạm dừng nghỉ.
Bước 2: Sau khi hoàn thành việc xây dựng.
Đơn vị kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ nộp hồ sơ đề nghị công bố đưa trạm dừng nghỉ vào khai thác đến cơ quan có thẩm quyền.
*) Hồ sơ đề nghị công bố gồm:
– Giấy đề nghị công bố đưa trạm dừng nghỉ vào khai thác (theo mẫu quy định tại Phụ lục 2).
– Văn bản chấp thuận đấu nối đường ra, vào trạm dừng nghỉ với đường giao thông của cơ quan có thẩm quyền.
– Sơ đồ mặt bằng tổng thể, thiết kế kỹ thuật trạm dừng nghỉ.
– Quyết định cho phép đầu tư xây dựng của cơ quan có thẩm quyền.
–
– Bản đối chiếu các quy định kỹ thuật của Quy chuẩn này với các công trình của trạm dừng nghỉ (theo mẫu quy định tại Phụ lục 3).
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của đơn vị kinh doanh khai thác trạm dừng nghỉ.
– Quy chế quản lý khai thác do trạm dừng nghỉ ban hành.
*) Quy trình xử lý hồ sơ đề nghị công bố.
– Chậm nhất trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng quy định, cơ quan có thẩm quyền tổ chức kiểm tra và lập biên bản kiểm tra. Trường hợp sau khi kiểm tra, nếu trạm dừng nghỉ không đáp ứng đúng các quy định kỹ thuật của loại trạm dừng nghỉ, mà đơn vị khai thác trạm dừng nghỉ đề nghị, thì các tiêu chí không đạt yêu cầu, phải được ghi rõ trong biên bản kiểm tra và được
– Sau khi kiểm tra, nếu trạm dừng nghỉ đáp ứng đúng các quy định kỹ thuật của loại trạm dừng nghỉ, mà đơn vị khai thác trạm dừng nghỉ đề nghị, thì chậm nhất trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định công bố đưa trạm dừng nghỉ vào khai thác (theo mẫu quy định tại Phụ lục 4). Quyết định công bố đưa trạm dừng nghỉ vào khai thác có giá trị trong thời hạn 3 năm kể từ ngày ký.
3.2. Thủ tục công bố bến xe:
Thông tư số 73/2015/TT-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Bến xe khách sửa đổi lần 1 năm 2015 quy định về thủ tục công bố đưa bến xe khách vào khai thác quy định về thủ tục công bố lần đầu như sau:
* Đơn vị khai thác bến xe khách nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị công bố đưa bến xe khách vào khai thác đến Sở Giao thông vận tải địa phương nơi bến xe khách được xây dựng (nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu chính);
* Hồ sơ đề nghị công bố gồm:
– Văn bản đề nghị công bố đưa bến xe khách vào khai thác theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 của QCVN 45:2012/BGTVT;
– Văn bản chấp thuận đấu nối đường ra, vào bến xe khách với đường bộ của cơ quan có thẩm quyền;
– Bản vẽ bố trí mặt bằng tổng thể bến xe khách;
– Quyết định cho phép đầu tư xây dựng của cơ quan có thẩm quyền và biên bản nghiệm thu xây dựng;
– Bản đối chiếu các quy định kỹ thuật của bến xe khách theo Phụ lục 2 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Bến xe khách sửa đổi lần 1 năm 2015.
– Quy chế quản lý khai thác bến xe khách do đơn vị quản lý, khai thác bến xe khách ban hành.
* Quy trình xử lý hồ sơ đề nghị công bố:
– Chậm nhất trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng quy định, Sở Giao thông vận tải tổ chức kiểm tra theo các tiêu chí phân loại bến xe khách và lập biên bản kiểm tra.
– Trường hợp sau khi kiểm tra, nếu bến xe khách không đáp ứng đúng các tiêu chí thì phải ghi rõ các nội dung không đạt trong biên bản kiểm tra và phải thông báo ngay cho đơn vị khai thác bến xe; nếu bến xe khách đáp ứng đúng các quy định kỹ thuật của loại bến xe khách mà đơn vị khai thác bến xe đề nghị thì chậm nhất trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Sở Giao thông vận tải quyết định công bố đưa bến xe khách vào khai thác theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 của QCVN 45:2012/BGTVT.
– Quyết định công bố đưa bến xe khách vào khai thác có giá trị trong thời hạn 5 năm kể từ ngày ký.