Trong hoạt động thu bảo hiểm y tế, thì các trường học sẽ thực hiện hoạt động đề nghị chi kinh phí hỗ trợ thu bảo hiểm y tế cho học sinh, sinh viên, để thực hiện hoạt động này, thì nhà trường sẽ có giấy đề nghị chi kinh phí hỗ trợ thu bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên.
Mục lục bài viết
1. Giấy đề nghị chi kinh phí hỗ trợ thu bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên là gì và để làm gì?
Giấy đề nghị chi kinh phí hỗ trợ thu bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên là văn bản do nhà trường viết gửi lên cơ quan có thẩm quyền nhằm đề nghị chi kinh phí hỗ trợ cho hoạt động thu bảo hiểm y tế.
Giấy đề nghị chi kinh phí hỗ trợ thu bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên được dùng để nhà trường đề nghị cơ quan chi kinh phí hỗ trợ thu bảo hiểm y tế đối với học sinh, sinh viên.
2. Mẫu Giấy đề nghị chi kinh phí hỗ trợ thu bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên:
GIẤY ĐỀ NGHỊ CHI KINH PHÍ HỖ TRỢ THU BHYT
Đợt …….. Năm …….
Kính gửi: Giám đốc bảo hiểm xã hội …….
– Căn cứ văn bản hướng dẫn số…/LT-SGD&ĐT-BHXH ngày……tháng..…năm 20…… của Liên tịch Sở Giáo dục và Đào tạo – Bảo hiểm xã hội …….;
– Căn cứ hợp đồng đóng BHYT số.. ngày…..tháng…..năm 20….; (1)
– Căn cứ danh sách HSSV tham gia BHYT năm học 20….. – 20….. (Đợt……..); (2)
– Căn cứ số thực thu BHYT đã nộp cho cơ quan BHXH:
+ Tổng số đối tượng tham gia BHYT HSSV……. người; (3)
+ Tổng số tiền đã nộp cơ quan BHXH là ……..đồng; (4)
+ Số tiền được hỗ trợ: ……x 2%= …….đồng. (5)
(Bằng chữ:…….)
Đề nghị cơ quan Bảo hiểm xã hội ……. chuyển số tiền kinh phí hỗ trợ thu BHYT được nhận như trên vào tài khoản số ….. tại ngân hàng …….. (6)
Ngày……..tháng ……..năm 20….
ĐƠN VỊ SỬ DỤNG KINH PHÍ
HIỆU TRƯỞNG
(ký, đóng dấu)
Cơ quan BHXH duyệt chi số tiền: …….. đồng. (7)
(Bằng chữ:……)
Ngày …….tháng …….năm ….. (8)
GIÁM ĐỐC BHXH
(ký, đóng dấu)
PHỤ TRÁCH KẾ TOÁN
(ký, họ tên)
PHỤ TRÁCH THU
(ký, họ tên)
Lưu ý: Đối với trường hợp nhận kinh phí hỗ trợ thu bằng tiền mặt, đề nghị kèm theo
Hướng dẫn soạn thảo
(1)Ghi theo hợp đồng đóng BHYT
(2) Ghi năm học, đợt đóng BHYT
(3) Ghi tổng số học sinh, sinh viên tham gia
(4) Ghi tổng số tiền đã nộp cơ quan BHXH
(5) Ghi số tiền được hỗ trợ đóng BHXH
(6) Ghi số tài khoản, ngân hàng của nhà trường đề nghị
(7) Ghi số tiền hỗ trợ
(8) Ghi ngày tháng năm hỗ trợ
3. Đóng bảo hiểm y tế đối với học sinh, sinh viên:
Tại
Hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng bảo hiểm y tế đối với đối tượng đối với học sinh, sinh viên. (Điểm c, Khoản 1 Điều 8)
– Phương thức đóng bảo hiểm y tế đối với học sinh, sinh viên
Tại Khoản 5 Điều 9 quy định phương thức đóng bảo hiểm y tế đối với học sinh, sinh viên như sau:
* Định kỳ 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng, học sinh, sinh viên hoặc cha, mẹ, người giám hộ của học sinh, sinh viên có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế phần thuộc trách nhiệm đóng theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này cho cơ quan bảo hiểm xã hội;
* Ngân sách nhà nước hỗ trợ như sau:
– Học sinh, sinh viên đang theo học tại cơ sở giáo dục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc bộ, cơ quan trung ương thì do ngân sách trung ương hỗ trợ. Định kỳ 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng, Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh tổng hợp số thẻ bảo hiểm y tế đã phát hành, số tiền thu của học sinh, sinh viên và số tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng theo Mẫu số 1 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, gửi Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổng hợp, gửi Bộ Tài chính để chuyển kinh phí vào quỹ bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 9 Điều này.
– Học sinh, sinh viên đang theo học tại cơ sở giáo dục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp khác thì ngân sách địa phương, bao gồm cả phần ngân sách trung ương hỗ trợ (nếu có), nơi cơ sở giáo dục đó đặt trụ sở hỗ trợ, không phân biệt hộ khẩu thường trú của học sinh, sinh viên. Định kỳ 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng, cơ quan bảo hiểm xã hội tổng hợp số thẻ bảo hiểm y tế đã phát hành, số tiền thu của học sinh, sinh viên và số tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng theo Mẫu số 1 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, gửi cơ quan tài chính để chuyển kinh phí vào quỹ bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 9 Điều này.
– Xác định số tiền đóng, hỗ trợ đối với một số đối tượng khi nhà nước điều chỉnh mức đóng bảo hiểm y tế, điều chỉnh mức lương cơ sở (Điều 10)
Đối với học sinh, sinh viên được nhà nước hỗ trợ thì:
– Số tiền đóng của người tham gia và hỗ trợ của ngân sách nhà nước hằng tháng được xác định theo mức đóng bảo hiểm y tế nhân (x) với mức lương cơ sở tại thời điểm người tham gia đóng bảo hiểm y tế;
– Khi Nhà nước điều chỉnh mức đóng bảo hiểm y tế, điều chỉnh mức lương cơ sở, người tham gia và ngân sách nhà nước không phải đóng bổ sung hoặc không được hoàn trả phần chênh lệch do điều chỉnh mức đóng bảo hiểm y tế, mức lương cơ sở đối với thời gian còn lại mà người tham gia đã đóng bảo hiểm y tế.
Thông tư số 143/2020/TT-BQP của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế đối với các đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng quy định về hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế đối với học sinh, sinh viên thuộc quản lý của Bộ quốc phòng
– Đối tượng được hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế đó là Học sinh, sinh viên hệ dân sự trong các học viện, nhà trường Quân đội và Cơ yếu (Khoản 3 Điều 1)
– Mức đóng bảo hiểm y tế đối với học sinh, sinh viên đó là mức đóng hàng tháng bằng 4,5% mức lương cơ sở. (Khoản 3 Điều 3)
– Mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho học sinh, sinh viên
+ Hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế đối với học sinh, sinh viên thuộc hộ gia đình cận nghèo đang sinh sống tại các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo và các huyện được áp dụng cơ chế chính sách theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP.
+ Hỗ trợ tối thiểu 70% mức đóng bảo hiểm y tế đối với học sinh, sinh viên thuộc hộ cận nghèo và hộ gia đình nghèo đa chiều theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 4 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP.
+ Hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng bảo hiểm y tế đối với học sinh, sinh viên khác.
+ Phần còn lại của mức đóng quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này do học sinh, sinh viên tự đóng.
+ Trường hợp học sinh, sinh viên thuộc nhiều đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng trên thì được hưởng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng có mức hỗ trợ cao nhất.
– Phương thức đóng bảo hiểm y tế
– Hằng năm, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng ký hợp đồng đóng bảo hiểm y tế và cấp thẻ bảo hiểm y tế với các đơn vị trực tiếp quản lý đối tượng.
– Ngay sau khi hợp đồng có hiệu lực, đơn vị thu tiền đóng bảo hiểm y tế. Phần trách nhiệm đóng của học sinh, sinh viên theo mức đóng quy định tại khoản 3 Điều 3 và mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước quy định tại Điều 4 Thông tư này theo thời hạn năm học nếu học dài hạn trên 1 năm hoặc theo khóa học nếu học từ đủ 12 tháng trở xuống, nộp vào tài khoản chuyên thu bảo hiểm y tế của Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng.
– Sau quyết toán hàng năm, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng tổng hợp số thẻ bảo hiểm y tế đã cấp, số tiền thực thu của học sinh, sinh viên và số tiền được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng theo quy định tại Điều 4 Thông tư này, báo cáo Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổng hợp, gửi Bộ Tài chính để chuyển kinh phí đóng bảo hiểm y tế phần ngân sách hỗ trợ mức đóng cho Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng.
– Đối với đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế, khi nhà nước điều chỉnh mức đóng bảo hiểm y tế, điều chỉnh mức lương cơ sở, thì số tiền ngân sách nhà nước đóng hỗ trợ được điều chỉnh kể từ ngày áp dụng mức đóng bảo hiểm y tế mới, mức lương cơ sở mới.
– Đối với đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng bảo hiểm y tế, khi nhà nước điều chỉnh mức đóng bảo hiểm y tế, điều chỉnh mức lương cơ sở thì học sinh, sinh viên và ngân sách nhà nước không phải đóng bổ sung phần chênh lệch do điều chỉnh mức đóng bảo hiểm y tế, mức lương cơ sở đối với thời gian còn lại mà học sinh, sinh viên đã đóng bảo hiểm y tế.
Như vậy, dù đối với học sinh sinh viên bình thường, hay sinh viên thuộc quản lý của Bộ Quốc phòng đều có sự hỗ trợ kinh phí đóng bảo hiểm y tế. Sự hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế dành cho học sinh, sinh viên thể hiện sự quan tâm của nhà nước dành cho thế hệ trẻ cũng như nhằm đảm bảo chính sách an sinh xã hội, vì cơ bản thì học sinh, sinh viên đều là những đối tượng chưa có thu nhập, khác với đối tượng tham gia bảo hiểm y tế là người lao động. Sự hỗ trợ của nhà nước được thể hiện thông qua hoạt động khi các học sinh, sinh viên đã đóng tiền bảo hiểm y tế tại Nhà trường, thì giữa nhà trường và cơ quan bảo hiểm xã hội có hoạt động chi kinh phí hỗ trợ thu bảo hiểm y tế.
* Cơ sở pháp lý
– Nghị định số 146/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế;
– Thông tư số 143/2020/TT-BQP của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế đối với các đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng.