Thực tế, hoạt động của chi nhánh đặt dưới sự quản lý của doanh nghiệp nhưng ở một chừng mực nhất định, chi nhánh được thực hiện các hoạt động độc lập mang tính tương đối, việc đăng ký hoạt động giúp cho cơ quan có thẩm quyền dễ dàng quản lý hơn.
Mục lục bài viết
- 1 1. Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh doanh nghiệp đấu giá tài sản là gì?
- 2 2. Mẫu giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh doanh nghiệp đấu giá tài sản mới nhất:
- 3 3. Hướng dẫn mẫu giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh doanh nghiệp đấu giá tài sản:
- 4 4. Các vấn đề pháp lý về hoạt động của chi nhánh doanh nghiệp đấu giá tài sản:
1. Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh doanh nghiệp đấu giá tài sản là gì?
Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh doanh nghiệp đấu giá tài sản là giấy tờ bắt buộc trong hồ sơ đăng ký hoạt động của chi nhánh doanh nghiệp đấu giá tài sản, là văn bản do doanh nghiệp đấu giá tài sản gửi tới cơ quan có thẩm quyền nhằm đề nghị cơ quan này cấp giấy phép hoạt động cho chi nhánh.
Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh doanh nghiệp là căn cứ phát sinh nghĩa vụ của cơ quan có thẩm quyền trong việc tiếp nhận, xem xét, đánh giá và quyết định cấp giấy phép hoạt động của chi nhánh doanh nghiệp đấu giá tài sản. Đây cũng là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền quản lý, nắm bắt tình hình hoạt động, số lượng của doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp đấu giá tài sản.
2. Mẫu giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh doanh nghiệp đấu giá tài sản mới nhất:
DOANH NGHIỆP
ĐẤU GIÁ TÀI SẢN
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
GIẤY ĐỀ NGHỊ
ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH
DOANH NGHIỆP ĐẤU GIÁ TÀI SẢN
Kính gửi: Sở Tư pháp tỉnh (thành phố) ………
Tên gọi đầy đủ của doanh nghiệp đấu giá tài sản: ……….
Địa chỉ trụ sở: ……….
Điện thoại:………… Fax:…..
Giấy đăng ký hoạt động số: …… do Sở Tư pháp tỉnh (thành phố) ……… cấp ngày: ………/……./…………….
Đăng ký hoạt động cho chi nhánh với nội dung sau đây:
1. Tên của chi nhánh: …………..
Địa chỉ trụ sở của chi nhánh: ………….
Điện thoại: ……………. Fax:……………….
Website: …………..
2. Trưởng chi nhánh:
Họ, tên (ghi bằng chữ in hoa): …………….. Nam/Nữ……………
Ngày, tháng, năm sinh: ……./……/……
Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu/Thẻ Căn cước công dân số:…………….
Ngày cấp: ……./……./…… Nơi cấp:………………
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:………….
Chỗ ở hiện nay:………………….
Chứng chỉ hành nghề đấu giá số:…….. ngày cấp: ……/……/…….
Thẻ đấu giá viên số: ……………..do Sở Tư pháp tỉnh/thành phố……………………… cấp ngày ….…./………/
Chúng tôi xin cam đoan nghiêm chỉnh tuân thủ pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ do pháp luật quy định.
Tỉnh (thành phố), ngày… tháng… năm…
Người đại diện theo pháp luật
(ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)
3. Hướng dẫn mẫu giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh doanh nghiệp đấu giá tài sản:
Đầu tiên, thông tin về doanh nghiệp phải được người viết giấy đề nghị điền đầy đủ bao gồm tên, địa chỉ, phương thức liên hệ, giấy đăng ký kinh doanh số. Thông tin này nhằm giúp cơ quan nhà nước xác định nhanh chóng doanh nghiệp cần đăng ký hoạt động cho chi nhánh.
Nội dung thứ hai phải đảm bảo là thông tin về chi nhánh, bao gồm tên chi nhánh, địa chỉ chi nhánh, phương thức liên hệ.
Nội dung thứ ba là các thông tin về người đại diện của chi nhánh mà cụ thể là trưởng chi nhánh bao gồm tên, ngày sinh, số chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, chứng chỉ hành nghề đấu giá số, ngày cấp,…
Cuối đơn, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký và ghi rõ tên, đóng dấu, ghi địa danh, ngày tháng năm làm giấy đề nghị.
4. Các vấn đề pháp lý về hoạt động của chi nhánh doanh nghiệp đấu giá tài sản:
4.1. Doanh nghiệp đấu giá tài sản:
– Doanh nghiệp đấu giá tài sản được thành lập, tổ chức và hoạt động dưới hình thức doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
– Tên của doanh nghiệp đấu giá tư nhân do chủ doanh nghiệp lựa chọn, tên của công ty đấu giá hợp danh do các thành viên thỏa thuận lựa chọn và theo quy định của
– Điều kiện đăng ký hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản:
+ Doanh nghiệp đấu giá tư nhân có chủ doanh nghiệp là đấu giá viên, đồng thời là Giám đốc doanh nghiệp; Công ty đấu giá hợp danh có ít nhất một thành viên hợp danh là đấu giá viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc của công ty đấu giá hợp danh là đấu giá viên;
+ Có trụ sở, cơ sở vật chất, các trang thiết bị cần thiết bảo đảm cho hoạt động đấu giá tài sản.
– Những nội dung liên quan đến thành lập, tổ chức, hoạt động và chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản không quy định tại Luật này thì thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
4.2. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức đấu giá tài sản:
– Tổ chức đấu giá tài sản có các quyền sau đây:
+ Cung cấp dịch vụ đấu giá tài sản theo quy định của Luật này;
+ Tuyển dụng đấu giá viên làm việc cho tổ chức theo quy định của pháp luật;
+ Yêu cầu người có tài sản đấu giá cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin, giấy tờ có liên quan đến tài sản đấu giá;
+ Nhận thù lao dịch vụ đấu giá, chi phí đấu giá tài sản theo hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản;
+ Cử đấu giá viên điều hành cuộc đấu giá;
+ Thực hiện dịch vụ làm thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, quản lý tài sản và dịch vụ khác liên quan đến tài sản đấu giá theo thỏa thuận;
+ Xác định giá khởi điểm khi bán đấu giá tài sản quy định tại khoản 2 Điều 4 của Luật này theo ủy quyền của người có tài sản đấu giá;
+ Phân công đấu giá viên hướng dẫn người tập sự hành nghề đấu giá;
+ Đơn phương chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản hoặc yêu cầu
+ Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
– Tổ chức đấu giá tài sản có các nghĩa vụ sau đây:
+ Thực hiện việc đấu giá tài sản theo nguyên tắc, trình tự, thủ tục quy định tại Luật này và chịu trách nhiệm về kết quả đấu giá tài sản;
+ Ban hành Quy chế cuộc đấu giá theo quy định tại Điều 34 của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
+ Tổ chức cuộc đấu giá liên tục theo đúng thời gian, địa điểm đã
+ Yêu cầu người có tài sản đấu giá giao tài sản và các giấy tờ liên quan đến tài sản đấu giá cho người mua được tài sản đấu giá; trường hợp được người có tài sản đấu giá giao bảo quản hoặc quản lý thì giao tài sản và các giấy tờ liên quan đến tài sản đấu giá cho người mua được tài sản đấu giá;
+ Bồi thường thiệt hại khi thực hiện đấu giá theo quy định của pháp luật;
+ Thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản;
+ Lập Sổ theo dõi tài sản đấu giá, Sổ đăng ký đấu giá;
+ Đề nghị Sở Tư pháp nơi tổ chức có trụ sở cấp, thu hồi Thẻ đấu giá viên;
+ Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho đấu giá viên của tổ chức theo quy định tại Điều 20 của Luật này;
+ Báo cáo Sở Tư pháp nơi tổ chức có trụ sở danh sách đấu giá viên đang hành nghề, người tập sự hành nghề đấu giá tại tổ chức;
+ Báo cáo Sở Tư pháp nơi tổ chức có trụ sở về tổ chức, hoạt động hàng năm hoặc trong trường hợp đột xuất theo yêu cầu; đối với doanh nghiệp có chi nhánh thì còn phải báo cáo Sở Tư pháp nơi chi nhánh của doanh nghiệp đăng ký hoạt động;
+ Chấp hành các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc kiểm tra, thanh tra;
+ Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
4.3. Chi nhánh của doanh nghiệp đấu giá tài sản:
– Chi nhánh của doanh nghiệp đấu giá tài sản được thành lập ở trong hoặc ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đấu giá tài sản đăng ký hoạt động. Doanh nghiệp đấu giá tài sản chịu trách nhiệm về hoạt động của chi nhánh. Doanh nghiệp đấu giá tài sản cử một đấu giá viên của doanh nghiệp làm Trưởng chi nhánh.
– Doanh nghiệp đấu giá tài sản nộp một bộ hồ sơ đăng ký hoạt động của chi nhánh doanh nghiệp đến Sở Tư pháp nơi đặt chi nhánh. Hồ sơ bao gồm:
+ Giấy đề nghị đăng ký hoạt động của chi nhánh;
+ Quyết định thành lập chi nhánh;
+ Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu Giấy đăng ký hoạt động của doanh nghiệp;
+ Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu Chứng chỉ hành nghề đấu giá của Trưởng chi nhánh;
+ Giấy tờ chứng minh về trụ sở của chi nhánh.
– Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho chi nhánh; trường hợp từ chối thì phải thông báo lý do bằng văn bản. Doanh nghiệp bị từ chối có quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật.
– Chi nhánh hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh cho Sở Tư pháp nơi doanh nghiệp đăng ký hoạt động.
Thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đăng ký hoạt động của chi nhánh doanh nghiệp đấu giá tài sản: Sở Tư pháp