Theo quy định của Luật thủy sản năm 2017 thì tàu cá nếu đáp ứng đủ các điều kiện thì phải được đăng ký vào sổ đăng ký tàu cá quốc gia và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá. Dưới đây là mẫu giấy chứng nhận đăng ký tàu cá mới nhất.
Mục lục bài viết
1. Mẫu giấy chứng nhận đăng ký tàu cá mới nhất:
Mẫu số 05.ĐKT
MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ TÀU CÁ/TÀU CÔNG VỤ THỦY SẢN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
—————
GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ
TÀU CÁ/TÀU CÔNG VỤ THỦY SẢN(*)
REGISTRATION CERTIFICATE OF FISHING VESSEL/SHIPS DUTY FISHERIES(*)
……(**)…..
Chứng nhận tàu cá/tàu công vụ thủy sản(*) có các thông số dưới đây đã được đăng ký vào Sổ Đăng ký tàu cá Việt Nam:
Hereby certifies that the fishing vessel/ship duty fisheries(*) with the following specifications has been registered into The Vietnam National Vessel Registration Book:
Tên tàu: Name of Vessel |
| Hô hiệu: Signal Letters |
|
Chủ tàu: Vessel owner |
| Nơi thường trú: Residential Address |
|
Kiểu tàu: Type of Vessel |
| Công dụng (nghề): Used for (fishing gear) |
|
Tổng dung tích, GT: Gross Tonnage |
| Trọng tải toàn phần: tấn Dead weight
|
|
Chiều dài Lmax, m: Length overal |
| Chiều rộng Bmax, m: Breadth overal |
|
Chiều dài thiết kế Ltk, m: Length |
| Chiều rộng thiết kế Btk, m: Breadth |
|
Chiều cao mạn D, m: Draught |
| Chiều chìm d, m: Depth |
|
Vật liệu vỏ: Materials |
| Tốc độ tự do hl/h: Speed |
|
Năm và nơi đóng: Year and Place of Build |
|
|
|
Số lượng máy: Number of Engines |
| Tổng công suất (kW): Total power |
|
Ký hiệu máy Type of machine ……………………….. | Số máy Number engines ……………………….. | Công suất (kW) Power ……………………….. | Năm và nơi chế tạo Year and place of manufacture ……………………….. |
Cảng đăng ký: Port Registry |
| Cơ sở đăng kiểm tàu cá: Register of Vessels |
|
Số đăng ký: Number or registry |
|
|
|
Giấy chứng nhận này có hiệu lực đến(***): ……… This certificate is valid until | Cấp tại …, ngày ….tháng…năm……. Issued at… Date | ||
| THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN ĐĂNG KÝ TÀU |
THÔNG TIN VỀ CHỦ SỞ HỮU TÀU(***)
TTT | Họ và tên | Địa chỉ | Chứng minh nhân dân/căn cước công dân | Tỷ lệ cổ phần (%) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú (note):
(*) Xóa bỏ chỗ không phù hợp (Remove the wrong place).
(**) Cơ quan quản lý thủy sản của tỉnh là Chi cục Thủy sản (the provincial fisheries management agency is the Sub-department of Fisheries);Cơ quan quản lý thủy sản trung ương là Tổng cục Thủy sản (the central fisheries management agency is the Directorate of Fisheries).
(***) Ghi thời hạn theo thời hạn thuê tàu trần đối với trường hợp thuê tàu trần, không thời hạn đối với các trường hợp khác.
(****) Đối với trường hợp tàu thuộc sở hữu nhiều chủ.
2. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá:
Căn cứ Điều 71 Luật thủy sản năm 2017 quy định điều kiện để đăng ký tàu cá gồm có:
Thứ nhất, điều kiện về tàu cá:
Đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản được hiểu là việc Nhà nước thực hiện quản lý đối với tàu cá, tàu công vụ với mục đích để xác định quyền sở hữu và nghĩa vụ của chủ tàu đó.
+ Chiều dài lớn nhất từ 06 mét trở lên.
+ Tàu cá phải được đăng ký vào sổ đăng ký tàu cá quốc gia và cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá theo quy định.
+ Đối với trường hợp tàu cá chiều dài lớn nhất dưới 06 mét do Ủy ban nhân dân cấp xã thống kê phục vụ công tác quản lý.
Thứ hai, phải có giấy tờ chứng minh về sở hữu hợp pháp tàu cá.
Thứ ba, phải có Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá đối với tàu cá quy định phải đăng kiểm.
Thứ tư, đối với trường hợp thuê tàu trần phải có giấy chứng nhận tạm ngừng đăng ký tàu cá; còn đối với trường hợp nhập khẩu, mua bán, tặng cho hoặc chuyển tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì cần giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu cá.
Thứ năm, chủ tàu cá phải có trụ sở hoặc nơi đăng ký thường trú ở tại Việt Nam.
3. Hồ sơ, thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận tàu cá:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ cấp Giấy chứng nhận tàu cá gồm có:
(1) Hồ sơ đối với tàu đóng mới:
+ Tờ khai đăng ký tàu cá (theo mẫu số 02.ĐKT Phụ lục XVI ban hành kèm theo Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT)
+ Giấy chứng nhận xuất xưởng do chủ cơ sở đóng tàu cấp (theo mẫu số 03.ĐKT Phụ lục Phụ lục XVI ban hành kèm theo Thông tư số 01/2022/TT- BNNPTNT) – nộp bản chính.
+ Văn bản chấp thuận đóng mới đối với tàu cá (bản chính).
+ Biên lai nộp thuế trước bạ của tàu hoặc bản chính Tờ khai lệ phí trước bạ của tàu có xác nhận của cơ quan thuế (bản chính).
+ Ảnh màu (9 x 12 cm, chụp toàn tàu theo hướng 2 bên mạn tàu).
+ Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật của tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét trở lên (bản sao).
(2) Hồ sơ đối với tàu cải hoán:
+ Tờ khai đăng ký tàu cá (theo mẫu số 02.ĐKT Phụ lục XVI ban hành kèm theo Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT).
+ Biên lai nộp thuế trước bạ của tàu hoặc bản chính Tờ khai lệ phí trước bạ của tàu có xác nhận của cơ quan thuế (bản chính).
+ Ảnh màu (9 x 12 cm, chụp toàn tàu theo hướng 2 bên mạn tàu).
+ Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật của tàu (đối với tàu có chiều dài lớn nhất từ 12 mét trở lên) – bản sao có chứng thực.
+ Giấy chứng nhận cải hoán, sửa chữa tàu (mẫu số 04.ĐKT Phụ lục XVI ban hành kèm theo Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT) – nộp bản chính.
+ Giấy chứng nhận đăng ký cũ (bản chính).
+ Văn bản chấp thuận cải hoán của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
(3) Hồ sơ với tàu nhập khẩu:
+ Tờ khai đăng ký tàu cá (theo Mẫu số 02.ĐKT Phụ lục XVI ban hành kèm theo Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT).
+ Biên lai nộp thuế trước bạ của tàu hoặc bản chính Tờ khai lệ phí trước bạ của tàu có xác nhận của cơ quan thuế (bản chính).
+ Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật của tàu (đối với tàu có chiều dài lớn nhất từ 12 mét trở lên) – bản sao có chứng thực.
+ Ảnh màu (9 x 12 cm, chụp toàn tàu theo hướng 2 bên mạn tàu).
+ Văn bản cho phép nhập khẩu tàu cá của cơ quan có thẩm quyền (bản sao có chứng thực).
+ Giấy chứng nhận xóa đăng ký kèm theo bản sao có chứng thực bản dịch tiếng Việt đối với tàu cá đã qua sử dụng (bản chính).
+ Tờ khai Hải quan có xác nhận đã hoàn thành thủ tục hải quan (bản sao có chứng thực).
+ Biên lai nộp các khoản thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam (bản sao có chứng thực).
Bước 2: Nộp hồ sơ:
Sau khi chuẩn bị đủ hồ sơ như trên, cá nhân, tổ chức sẽ nộp hồ sơ đến Cơ quan quản lý nhà nước về thuỷ sản cấp tỉnh.
Hình thức nộp hồ sơ: nộp trực tiếp hoặc nộp qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp online.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết:
Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp:
+ Cơ quan quản lý nhà nước về thuỷ sản cấp tỉnh kiểm tra thành phần hồ sơ và có trách nhiệm trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ.
Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp onl:
Cơ quan quản lý nhà nước về thuỷ sản cấp tỉnh xem xét tính đầy đủ của hồ sơ trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc:
+ Trường hợp chưa đủ hồ sơ theo quy định thì Cơ quan quản lý nhà nước về thuỷ sản cấp tỉnh có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân bổ sung.
+ Cơ quan quản lý nhà nước về thuỷ sản cấp tỉnh có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký, vào Sổ đăng ký tàu cá và cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá trong vòng 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định.
Về việc trả kết quả: cơ quan quản lý nhà nước sẽ trả kết quả trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (nếu có).
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Luật thủy sản năm 2017.
Quyết định số 1283/QĐ-BNN-TS về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực thuỷ sản thuộc phạm vi chức năng quản lý của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung một số thông tư trong lĩnh vực thủy sản.
THAM KHẢO THÊM: