Hiện nay, việc nuôi trồng, sản xuất thủy sản ở nước ta đã rất phổ biến, có rất nhiều cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản cấp ra thị trường tiêu dùng. Tuy nhiên để được đi vào hoạt động thì cơ sở này phải được cấp chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ương dưỡng giống thủy sản là gì?
- 2 2. Mẫu giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất giống thủy sản:
- 3 3. Hướng dẫn lập mẫu giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản:
- 4 4. Các liên quan đến tiêu chuẩn cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản:
1. Mẫu giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ương dưỡng giống thủy sản là gì?
Theo quy định của pháp luật tại khoản 11 Điều 2 Luật thủy sản năm 2017 đã quy định về khái niệm ương dưỡng giống thủy sản được hiểu là việc nuôi ấu trùng thủy sản qua các giai đoạn phát triển, hoàn thiện thành con giống tức là cơ sở sản xuất giống thủy sản sẽ thực hiện bắt đầu từ giai đoạn nuôi từ khi thủy sản còn là ấu trùng sẽ chăm sóc, cho ăn cho đến khi hoàn thiện từ ấu trùng thành con giống có để mang ra nuôi trồng, tiêu thụ.
Theo đó, đối với những cá nhân kinh doanh theo lĩnh vực này muốn mở cơ sở sản xuất giống ra thị trường thì cần đảm bảo theo điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản và đăng ký với cơ quan có thẩm quyền để được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản. Đây là giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền chứng nhận cơ sở đủ điều kiện có thể kinh doanh.
Mục đích của giấy chứng nhận là chứng nhận cho cơ sở đã đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống cây trồng ra thị trường không trái với quy định pháp luật, đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện sản xuất cần thiết cho quá trình sản xuất, bảo đảm vệ sinh an toàn. Căn cứ vào đó cơ sở có thể trực tiếp hoạt động kinh doanh.
2. Mẫu giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất giống thủy sản:
Giấy chứng nhận về việc cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
CƠ QUAN CẤP TRÊN
CƠ QUAN CẤP GIẤY (*)
——-
GIẤY CHỨNG NHẬN
Cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản
Số: GTSAABBBB (***)
Tên cơ sở: ………
Địa chỉ trụ sở chính: ………
Số điện thoại: ……… Số fax: ………… Email: ………
Địa chỉ nơi sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản: ………
Được chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản (**)………
Hiệu lực Giấy chứng nhận đủ điều kiện: Không thời hạn
…..,ngày …. tháng…. năm….
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn lập mẫu giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản:
Cơ quan cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản khi cấp giấy cần đảm bảo các nội dung như sau:
Tổng cục Thủy sản nếu là cơ sở sản xuất giống thủy sản bố mẹ; cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh nếu là cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản (ngoại trừ giống thủy sản bố mẹ).
Được chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản:
Ghi cụ thể từng trường hợp
– Sản xuất giống thủy sản bố mẹ (ghi rõ đối tượng, kèm theo tên khoa học);
– Sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản (ghi rõ đối tượng, kèm theo tên khoa học);
– Ương dưỡng giống thủy sản (ghi rõ đối tượng, kèm theo tên khoa học).
*** Quy định cấp số Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản:
– Mỗi số chỉ cấp duy nhất cho một cơ sở và cấp liên tiếp, lần lượt.
– Trường hợp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất được thu hồi, số Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất không sử dụng để cấp cho cơ sở khác. Chỉ cấp lại cho cơ sở trước đó đã được cấp khi đủ điều kiện.
– Số Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất có cấu trúc như sau: GTSAABBBB
+ “GTS” thể hiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản.
+ “AA” gồm 2 chữ số la tinh thể hiện mã của cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản, cụ thể như sau:
++ Tổng cục Thủy sản có mã số 00
++ Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có mã như sau:
STT | Tên đơn vị hành chính | Mã số | STT | Tên đơn vị hành chính | Mã số |
1 | Thành phố Hà Nội | 01 | 33 | Tỉnh Quảng Nam | 49 |
2 | Tỉnh Hà Giang | 02 | 34 | Tỉnh Quảng Ngãi | 51 |
3 | Tỉnh Cao Bằng | 04 | 35 | Tỉnh Bình Định | 52 |
4 | Tỉnh Bắc Kạn | 06 | 36 | Tỉnh Phú Yên | 54 |
5 | Tỉnh Tuyên Quang | 08 | 37 | Tỉnh Khánh Hòa | 56 |
6 | Tỉnh Lào Cai | 10 | 38 | Tỉnh Ninh Thuận | 58 |
7 | Tỉnh Điện Biên | 11 | 39 | Tỉnh Bình Thuận | 60 |
8 | Tỉnh Lai châu | 12 | 40 | Tỉnh Kon Tum | 62 |
9 | Tỉnh Sơn La | 14 | 41 | Tỉnh Gia Lai | 64 |
10 | Tỉnh Yên Bái | 15 | 42 | Tỉnh Đắk Lắk | 66 |
11 | Tỉnh Hoà Bình | 17 | 43 | Tỉnh Đắk Nông | 67 |
12 | Tỉnh Thái Nguyên | 19 | 44 | Tỉnh Lâm Đồng | 68 |
13 | Tỉnh Lạng Sơn | 20 | 45 | Tỉnh Bình Phước | 70 |
14 | Tỉnh Quảng Ninh | 22 | 46 | Tỉnh Tây Ninh | 72 |
15 | Tỉnh Bắc Giang | 24 | 47 | Tỉnh Bình Dương | 74 |
16 | Tỉnh Phú Thọ | 25 | 48 | Tỉnh Đồng Nai | 75 |
17 | Tỉnh Vĩnh Phúc | 26 | 49 | Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu | 77 |
18 | Tỉnh Bắc Ninh | 27 | 50 | Thành phố Hồ Chí Minh | 79 |
19 | Tỉnh Hải Dương | 30 | 51 | Tỉnh Long An | 80 |
20 | Thành phố Hải Phòng | 31 | 52 | Tỉnh Tiền Giang | 82 |
21 | Tỉnh Hưng Yên | 33 | 53 | Tỉnh Bến Tre | 83 |
22 | Tỉnh Thái Bình | 34 | 54 | Tỉnh Trà Vinh | 84 |
23 | Tỉnh Hà Nam | 35 | 55 | Tỉnh Vĩnh Long | 86 |
24 | Tỉnh Nam Định | 36 | 56 | Tỉnh Đồng Tháp | 87 |
25 | Tỉnh Ninh Bình | 37 | 57 | Tỉnh An Giang | 89 |
26 | Tỉnh Thanh Hóa | 38 | 58 | Tỉnh Kiên Giang | 91 |
27 | Tỉnh Nghệ An | 40 | 59 | Thành phố Cần Thơ | 92 |
28 | Tỉnh Hà Tĩnh | 42 | 60 | Tỉnh Hậu Giang | 93 |
29 | Tỉnh Quảng Bình | 44 | 61 | Tỉnh Sóc Trăng | 94 |
30 | Tỉnh Quảng Trị | 45 | 62 | Tỉnh Bạc Liêu | 95 |
31 | Tỉnh Thừa Thiên Huế | 46 | 63 | Tỉnh Cà Mau | 96 |
32 | Thành phố Đà Nẵng | 48 |
+ “BBBB” gồm 4 chữ số từ 0001 đến 9999, là số thứ tự cơ sở được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản.
4. Các liên quan đến tiêu chuẩn cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản:
Để đảm bảo trong hoạt động kinh doanh thủy sản ở nước ta thì Quốc hội đã ban hành Luật thủy sản năm 2017, Chính phủ ban hành Nghị định số 26/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã ban hành Thông tư số 26/2018/TT-BNN quy định về quản lý giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản. Trong đó quy định chi tiết về điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản yêu cầu đối với các tổ chức, cá nhân tham gia trong lĩnh vực này, cụ thể tại Điều 24 Luật thủy sản và được hướng dẫn bởi Nghị định số 26/2019/NĐ-CP là:
– Thứ nhất, đối với điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ sản xuất phù hợp với loài thủy sản gồm các hệ thông sau:
+ Hệ thống xử lý nước cấp, nước thải bảo đảm yêu cầu kiểm soát chất lượng và an toàn sinh học có hệ thống xử lý nước cấp riêng biệt với hệ thống thoát nước và hệ thống xử lý nước thải; được xây đảm bảo chắc chắn, thoát nước nhanh, không ứ đọng, không gây mùi, ô nhiễm làm ảnh hưởng vào khu vực sản xuất, ương dưỡng.
+ Hệ thống ao, bể, lồng bè bảo đảm yêu cầu kiểm soát chất lượng và an toàn sinh học bảo đảm diện tích, thể tích thích hợp, phù hợp với quy trình sản xuất giống của từng đối tượng; không làm bằng vật liệu dễ bị gỉ sét, gây ảnh hưởng xấu đến giống thủy sản.
+ Khu chứa trang thiết bị, nguyên vật liệu bảo đảm yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất, nhà cung cấp: phải đáp ứng yêu cầu của nhà sản xuất, nhà cung cấp như nhiệt độ bảo quản, độ ẩm, ánh sáng,… Khu chứa thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, ương dưỡng như máy sục khí, máy phát điện, chất tẩy rửa, dầu mỡ bôi trơn, xăng dầu, hóa chất dễ bay hơi,.. phải được ngăn cách vật lý để tránh việc nhiễm chéo vào thức ăn thủy sản, thuốc, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản.
+ Khu sinh hoạt bảo đảm không ảnh hưởng xấu đến khu vực sản xuất, ương dưỡng phải bảo đảm có tường hoặc vách ngăn cánh để không ảnh hưởng xấu tới hoạt động sản xuất, ương dưỡng. Đối với nhà vệ sinh không bị rò rỉ ảnh hưởng đến môi trường.
+ Trang thiết bị bảo đảm yêu cầu về kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học làm bằng vật liệu phù hợp, chống thấm, không gỉ sét, không bị ăn mòn, không có khả năng thôi nhiễm ra các chất độc hại ảnh hưởng đến giống thủy sản. Có thể thuận tiện trong việc vệ sinh sạch sẽ.
+ Trang thiết bị thu gom và xử lý chất thải không ảnh hưởng xấu đến khu vực sản xuất, ương dưỡng: có đủ loại thùng rác phù hợp để phân loại rác như rác thải sinh hoạt, tái chế, thùng chứa rác thải nguy hại cần có nắp đậy kín. Nơi chứa rác thải tách biệt với khu vực sản xuất, phải được để riêng, kín và có khóa.
– Thứ hai, khu cách ly thủy sản mới nhập: Cơ sở nhập khẩu giống thủy sản phải có khu cách ly phải tách biệt với khu vực sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản. Nước thải, chất thải của khu nuôi cách ly phải đảm bảo không ảnh hưởng tới khu sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản.
– Thứ ba, có nhân viên kỹ thuật được đào tạo về nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản hoặc sinh học là có bằng cấp liên quan về nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản, sinh học hoặc được đào tạo các khóa học liên quan đến lĩnh về nuôi trồng giống thủy sản
– Thứ tư, xây dựng và áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng, kiểm soát an toàn sinh học:
+ Nguồn nước phục vụ cho sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản phải phù hợp với từng loại giống, đảm bảo chất lượng nước phục vụ sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.
+ Giống thủy sản trong quá trình sản xuất: Cơ sở phải xây dựng và kiểm soát chất lượng giống và an toàn sinh học trong từng công đoạn của quá trình sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản theo trình tự kiểm tra giống thủy sản bố mẹ phải kiểm tra các loại bệnh nguy hiểm trước khi đưa vào sản xuất, sau đó kiểm soát đến các quy trình chăm sóc, quy trình kiểm soát các loại bệnh nguy hiểm. Đối với nguồn thức ăn, thuốc, hoá chất, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản không sử dụng các đồ bị cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản; giống thủy sản trước khi xuất bán phải kiểm tra chất lượng và kiểm dịch theo quy định.
+ Vệ sinh, thu gom và xử lý nước thải, chất thải: quy định khu vực chuyên để thu gom rác; tần suất di chuyển về khu tập kết rác ra khỏi khu vực sản xuất, kho tối thiểu phải thu theo ngày. Cơ sở xử lý chất thải thì thuê nơi có năng lực theo yêu cầu của pháp luật.
+ Tiêu hủy xác động vật thủy sản chết hoặc nhiễm các bệnh phải tiêu hủy được thu gom, xử lý bằng các biện pháp thích hợp để không ảnh hưởng đến môi trường và lây lan dịch bệnh.
+ Kiểm soát giống thủy sản thoát ra môi trường bên ngoài, động vật gây hại xâm nhập vào cơ sở có thể thực hiện bằng cách dùng lưới chắn tại các hệ thống thoát nước, có ao chứa để kiểm soát giống thủy sản thoát ra ngoài môi trường tự nhiên. Cơ sở phải đề ra các biện pháp ngăn chặn động vật gây hại xâm nhập vào cơ sở.
+ Thức ăn, thuốc, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản cơ sở chỉ nên sử dụng thức ăn, thuốc, hoá chất, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản được phép sử dụng dưới quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
– Thứ năm, trường hợp sản xuất giống thủy sản bố mẹ thì cơ sở phải có giống thủy sản thuần chủng hoặc giống thủy sản được công nhận thông qua khảo nghiệm hoặc kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã được công nhận hoặc được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
Như vậy, đối với việc cơ sở ương dưỡng giống thủy sản để được cấp giấy chứng nhận sản xuất thì cơ sở trước tiên nhất phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện hoạt động cần phải có mà chúng tôi trình bày trên sau đó sẽ được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra xem xét và cấp Giấy chứng nhận với nội dung theo quy định pháp luật.