Khi phát hiện mình bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro lao động trong quá trình thực hiện công việc gây ra thì người lao động nên nhanh chóng chuẩn bị hồ sơ để đề nghị cấp giấy chứng nhận bị nhiễm HIV gây ra do tai nạn rủi ro nghề nghiệp nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của bản thân.
Mục lục bài viết
1. Mẫu giấy chứng nhận bị nhiễm HIV do tai nạn nghề nghiệp:
Mẫu đề nghị cấp giấy chứng nhận bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiêp gây ra đối với người lao động được thực hiện theo Mẫu số 2 của Phụ lục được ban hành kèm Quyết định số 24/2023/QĐ-TTg.
TÊN CQ, TC CHỦ QUẢN 1 | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 123/GCN-XYZ |
|
GIẤY CHỨNG NHẬN
Bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp
Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh A chứng nhận:
Họ, chữ đệm và tên khai sinh: Nguyễn Văn An
Số định danh cá nhân: 0123456789
Nơi thường trú: 123 Đường ABC, Phường XYZ, Quận HLM, Thành phố PQR
Bị phơi nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
Địa danh A, ngày xx tháng xx năm 202x
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ
(Chữ ký của người có thẩm quyền,
dấu/chữ ký số của cơ quan, tổ chức)
Họ và tên
2. Quy định của pháp luật hiện hành về tai nạn nghề nghiệp:
2.1. Thế là tai nạn nghề nghiệp?
Trong quá trình lao động, thực hiện nhiệm vụ công việc được giao, người lao động có thể gặp phải một số bất trắc xảy ra. Điều này xuất phát từ nguyên nhân chính là do một số ngành, nghề có tính chất nguy hiểm, độ khó cao và nhiều rủi ro có thể xảy đến với người lao động bất kể lúc nào. Do đó, dù là trong giây lơ là, bất cẩn, tai nạn có thể đến với người lao động không may và trường hợp này được gọi là “Tai nạn lao động” hay “Tai nạn nghề nghiệp”. Cụ thể, căn cứ theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015, tai nạn lao động hay tai nạn nghề nghiệp được hiểu là tai nạn gây tổn thương đến bất kỳ bộ phận hoặc chức năng nào của cơ thể người lao động. Thậm chí, những tổn thương này có khả năng phương hại nặng nề đến tính mạng của người lao động, dẫn đến tử vong. Thời điểm tai nạn xảy ra được xác định là tai nạn lao động (tai nạn nghề nghiệp) khi đang trong quá trình lao động và những tổn thương trên phải gắn liền với việc thực hiện công việc hay nhiệm vụ mà người lao động được giao khi làm việc.
2.2. “Tai nạn nghề nghiệp” có phải là “bệnh nghề nghiệp” không?
Thuật ngữ “tai nạn lao động” hay “tai nạn nghề nghiệp” rất dễ bị nhầm lẫn với “bệnh nghề nghiệp” nên bên cạnh hai thuật ngữ trên, ta cũng cần hiểu “bệnh nghề nghiệp” là gì. Cụ thể, căn cứ theo quy định tại khoản 9 Điều 3 Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015, “bệnh nghề nghiệp” được hiểu là những bệnh mà người lao động mắc phải do điều kiện lao động không đạt tiêu chuẩn hoặc môi trường lao động độc hại tác động trực tiếp và là một trong những nguyên nhân khiến người lao động mắc bệnh.
Như vậy, tai nạn lao động hay tai nạn nghề nghiệp khác bệnh nghề nghiệp ở phương thức gây tổn hại đến người lao động. Cụ thể, tai nạn nghề nghiệp là do tác động trực tiếp từ những yếu tố ngoại lực trong quá trình làm việc khiến người lao động bị thương, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng; còn bệnh nghề nghiệp là một quá trình ảnh hưởng của những tác nhân xuất phát từ môi trường làm việc độc hại khiến người lao động nhiễm bệnh.
2.3. Chế độ tai nạn lao động (tai nạn nghề nghiệp) và bệnh nghề nghiệp được áp dụng với những đối tượng nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015 và khoản 9 Điều 3 Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015, những đối tượng được liệt kê dưới đây sẽ thuộc trường hợp được áp dụng các chế độ tai nạn lao động (tai nạn nghề nghiệp) và bệnh nghề nghiệp bao gồm:
– Người lao động làm việc theo
– Người lao động theo hợp đồng nhưng không xác định thời hạn làm việc hoặc theo hợp đồng có xác định thời hạn làm việc. Bên cạnh đó, người lao động làm việc theo hợp đồng mùa vụ hoặc làm việc không hợp đồng nhưng thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên đến dưới 12 tháng cũng được áp dụng chế độ này;
– Người làm việc là các cán bộ, viên chức và công chức;
– Người làm việc là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đang phục vụ trong hàng ngũ Quân đội Nhân dân Việt Nam; người làm việc là sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an hoặc người làm những công tác cơ yếu hưởng lương theo chế độ quân nhân;
– Chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn hoặc các đối tượng là học viên công an, quân đội đang theo học tại các trường Công an, Quân đội và được hưởng sinh hoạt phí;
– Đối tượng là những người quản lý hay điều hành các hợp tác xã và có hưởng tiền lương.
3. Điều kiện xác định một người bị nhiễm HIV là do tai nạn nghề nghiệp ?
Trong quá trình lao động hay làm việc, người lao động có khẳ năng gặp phải các tai nạn lao động (tai nạn nghề nghiệp) đa cấp độ từ nặng đến nhẹ. Đặc biệt, một trong những tai nạn vô cùng nghiêm trọng phải kể đến là người lao động bị nhiễm HIV khi thực hiện công việc. Việc này không chỉ khiến người lao động suy sụp tinh thần mà còn ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến sức khỏe. Do đó, chế độ hỗ trợ người bị nhiễm HIV do tai nạn nghề nghiệp (tai nạn lao động) là vô cùng cần thiết.
Cụ thể, trong trường hợp này, người lao động ngoài việc là đối tượng được hưởng chế độ tai nạn lao động (tai nạn nghề nghiệp) và bệnh nghề nghiệp theo quy định tại khoản 8 Điều 3 và khoản 9 Điều 3 Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015 thì vẫn cần phải đáp ứng thêm một số điều kiện được quy định tại Điều 3 Quyết định số 24/2023/QĐ-TTg như sau:
Thứ nhất, người bị nhiễm HIV do tai nạn nghề nghiệp (tai nạn lao động) phải bị phơi nhiễm với HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp gây ra;
Thứ hai, người này phải có kết quả xét nghiệm HIV dương tính và được thực hiện tại cơ sở xét nghiệm HIV đủ tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Y tế. Mẫu máy được sử dụng để xét nghiệm HIV phải được lấy trực tiếp từ người lao động bị phơi nhiễm bới HIV tính từ khi đủ 30 ngày đến trước 180 kể từ thời điểm người đó bị tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
Như vậy, có ba điều kiện chính mà người lao động bị nhiễm HIV cần phải đáp ứng để đủ điều kiện hưởng các chế độ, ưu tiên và hỗ trợ theo diện tai nạn nghề nghiệp (tai nạn lao động) theo quy định về Pháp luật An toàn vệ sinh lao động.
4. Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận bị nhiễm HIV do tai nạn nghề nghiệp ?
Khi xác định được mình là đối tượng bị nhiễm HIV do tai nạn nghề nghiệp (tai nạn lao động) gây ra trong quá trình thực hiện công việc thì người lao động cần chuẩn bị hồ sơ để đề nghị được cấp giấy chứng nhận bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp gây ra. Cụ thể, căn cứ theo quy định tại Điều 5 Quyết định số 24/2023/QĐ-TTg thì các giấy tờ trong bộ hồ sơ gồm:
– Bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp lệ của: Phiếu kết quả xét nghiệm HIV dương tính, Bản tóm tắt hồ sơ bệnh án của người lao động bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp gây ra;
– Công văn đề nghị cấp giất chứng nhận bị nhiễm HIV do tai nạn nghề nghiệp gây ra và phải thực hiện theo đúng Mẫu số 02 của Phụ lục được ban hành kèm theo Quyết định số 24/2023/QĐ-TTg.
Bên cạnh đó, nếu người lao động bị phơi nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp gây ra trong quá trình thực hiện công việc mà muốn đề nghị cấp Giấy chứng nhận bị phơi nhiễm với HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp gây ra thì cần chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy được quy định tại khoản 1 Điều 5 Quyết định số 24/2023/QĐ-TTg như sau:
– Biên bản bị tai nạn rủi ro nghề nghiệp;
– Bản chính hoặc bản sao có sao y, chứng thực hợp lệ các giấy tờ sau: Phiếu kết quả xét nghiệp HIV âm tính hoặc Phiếu kết quả xét nghiệm HIV dương tính của nguồn gây phươi nhiễm HIV;
– Công văn đề nghị cấp giấy chứng nhận bị phơi nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp gây ra và phải được thực hiện theo đúng Mẫu số 01 của Phụ lục được ban hành kèm theo Quyết đính số 24/2023/QĐ-TTg.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015;
Quyết định số 24/2023.QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định điều kiện xác định người bị phơi nhiễm với HIV, người bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
THAM KHẢO THÊM: