Trường hợp không thực hiện đúng cam kết tự phá dỡ công trình khi xây dựng trái phép hoặc công trình nằm trong diện phải giải tỏa thì cơ quan chính quyền sẽ áp dụng biện pháp cưỡng chế. Vậy mẫu đơn cam kết tự phá dỡ công trình làm như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu giấy cam kết tự phá dỡ công trình là gì?
Mẫu giấy cam kết tự phá dỡ công trình là mẫu giấy với các thông tin về cá nhân, thông tin về công trình, và cam kết thực hiện tự phá dỡ gửi lên cơ quan có thẩm quyền xem xét
Mẫu giấy cam kết tự phá dỡ công trình là mẫu giấy để gửi lên các cơ quan có thẩm quyền quản lý xem xét quyết định việc tự tháo dỡ công trình cho người dân
2. Mẫu giấy cam kết tự phá dỡ công trình:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—o0o—
GIẤY CAM KẾT TỰ PHÁ DỠ CÔNG TRÌNH
KHI NHÀ NƯỚC THỰC HIỆN QUY HOẠCH XÂY DỰNG
Kính gửi:
– Ủy ban nh ân dân phường (xã, thị trấn):
– Tôi tên:…… CMND số:……….
do:…….. cấp ngày……………. tháng……………. năm……
– Địa chỉ thường trú:……. đường:……….
Phường (xã, thị trấn):….. huyện (thị xã):…..
Xin cam kết tự phá dỡ và chịu mọi chi phí cho việc phá dỡ khi nhà nước thực hiện quy hoạch xây dựng.
Lý do xin cam kết: để xin phép xây dựng công trình tạm:5…..
Tại địa chỉ:2……….. đường:…..
(Thuộc lô, thửa đất số:3…..
Tờ bản đồ số:4……….
………….., ngày …… tháng …… năm ……
Người làm đơn
(ký tên)
Xác nhận của UBND phường (xã, thị trấn):6
……, ngày …… tháng …… năm ……
UBND PHƯỜNG (XÃ, THỊ TRẤN)
CHỦ TỊCH
(ký tên – đóng dấu)
3. Hướng dẫn viết đơn:
– Ghi đầy đủ các thông tin:
Tôi tên:.. CMND số:……
do:……. cấp ngày……………. tháng……. năm…….
– Địa chỉ thường trú:….. đường:…..
Phường (xã, thị trấn):…… huyện (thị xã):……
Xin cam kết tự phá dỡ và chịu mọi chi phí cho việc phá dỡ khi nhà nước thực hiện quy hoạch xây dựng.
Lý do xin cam kết: để xin phép xây dựng công trình tạm:5………
Tại địa chỉ:2………. đường:…..
Phường (xã, thị trấn):….. huyện (thị xã):…….
(Thuộc lô, thửa đất số:3..
Tờ bản đồ số:4……
– Gửi lên UBND phường
4. Thủ tục tự tháo dỡ công trình:
Căn cứ theo Điều 118
1. Việc phá dỡ công trình xây dựng được thực hiện trong các trường hợp sau:
– Để giải phóng mặt bằng xây dựng công trình mới hoặc công trình xây dựng tạm;
– Công trình có nguy cơ sụp đổ ảnh hưởng đến cộng đồng và công trình lân cận; công trình phải phá dỡ khẩn cấp nhằm kịp thời phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, các nhiệm vụ cấp bách để bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Công trình xây dựng trong khu vực cấm xây dựng theo quy định tại khoản 3 Điều 12 của Luật này;
– Công trình xây dựng sai quy hoạch xây dựng, công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng đối với công trình theo quy định phải có giấy phép hoặc xây dựng sai với nội dung quy định trong giấy phép xây dựng;
– Công trình xây dựng lấn chiếm đất công, đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân; công trình xây dựng sai với thiết kế xây dựng được phê duyệt đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng;
– Nhà ở riêng lẻ có nhu cầu phá dỡ để xây dựng mới.
2. Việc phá dỡ công trình xây dựng phải bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường và thực hiện theo trình tự như sau:
– Lập phương án, giải pháp phá dỡ công trình xây dựng. Trường hợp công trình thuộc diện phải có quyết định phá dỡ, cưỡng chế phá dỡ thì phải có quyết định phá dỡ hoặc quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng;
– Thẩm tra, phê duyệt thiết kế phương án, giải pháp phá dỡ công trình xây dựng đối với công trình xây dựng ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng;
– Tổ chức thi công phá dỡ công trình xây dựng;
– Tổ chức giám sát, nghiệm thu công tác phá dỡ công trình xây dựng.
3. Trách nhiệm của các bên trong việc phá dỡ công trình xây dựng được quy định như sau:
– Chủ đầu tư, chủ sở hữu, người quản lý, sử dụng công trình hoặc người được giao nhiệm vụ chủ trì phá dỡ công trình có trách nhiệm tổ chức thực hiện theo trình tự quy định tại khoản 2 Điều này; tự thực hiện nếu có đủ điều kiện năng lực hoặc thuê tổ chức tư vấn có năng lực, kinh nghiệm để thực hiện lập, thẩm tra thiết kế phương án, giải pháp phá dỡ công trình xây dựng và thực hiện thi công phá dỡ công trình xây dựng; chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra;
– Nhà thầu được giao thực hiện việc phá dỡ công trình có trách nhiệm lập biện pháp thi công phá dỡ công trình phù hợp với phương án, giải pháp phá dỡ được phê duyệt; thực hiện thi công phá dỡ công trình theo đúng biện pháp thi công và quyết định phá dỡ hoặc quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng (nếu có); thực hiện theo dõi, quan trắc công trình; bảo đảm an toàn cho con người, tài sản, công trình và các công trình lân cận; chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra;
– Người có thẩm quyền quyết định phá dỡ công trình chịu trách nhiệm trước pháp luật về hậu quả do không ban hành quyết định, ban hành quyết định không kịp thời hoặc ban hành quyết định trái với quy định của pháp luật;
– Tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc đang sử dụng công trình thuộc trường hợp phải phá dỡ phải chấp hành quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; trường hợp không chấp hành thì bị cưỡng chế và chịu mọi chi phí cho việc phá dỡ.
4. Chính phủ quy định chi tiết về phá dỡ công trình xây dựng và phá dỡ công trình xây dựng trong trường hợp khẩn cấp.
5. Các thông tin liên quan:
Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng như sau:
– Các trường hợp được điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước gồm:
+ Do ảnh hưởng của thiên tai, sự cố môi trường, địch họa, hỏa hoạn và các yếu tố bất khả kháng khác;
+ Xuất hiện yếu tố mang lại hiệu quả cao hơn cho dự án khi đã được chủ đầu tư chứng minh về hiệu quả tài chính, kinh tế – xã hội do việc điều chỉnh dự án mang lại;
+ Khi quy hoạch xây dựng thay đổi có ảnh hưởng trực tiếp tới dự án;
+ Khi chỉ số giá xây dựng do Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố trong thời gian thực hiện dự án lớn hơn chỉ số giá xây dựng được sử dụng để tính dự phòng trượt giá trong tổng mức đầu tư dự án được duyệt.
– Việc điều chỉnh dự án sử dụng vốn nhà nước do người quyết định đầu tư quyết định.
– Việc điều chỉnh dự án sử dụng vốn khác do người quyết định đầu tư quyết định trên cơ sở bảo đảm các yêu cầu về quy hoạch, an toàn, bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ, quốc phòng, an ninh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
– Trường hợp điều chỉnh dự án làm thay đổi mục tiêu, quy mô, địa điểm xây dựng thì phải được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Việc điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng phải được thẩm định, phê duyệt.
– Chính phủ quy định chi tiết về lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng.
Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong khảo sát xây dựng như sau:
– Chủ đầu tư có các quyền sau:
+ Thực hiện khảo sát xây dựng khi có đủ điều kiện năng lực;
+ Đàm phán, ký kết hợp đồng khảo sát xây dựng; giám sát, yêu cầu nhà thầu khảo sát xây dựng thực hiện đúng hợp đồng ký kết;
+ Phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng, phương án kỹ thuật khảo sát do tư vấn thiết kế hoặc do nhà thầu khảo sát lập và giao nhiệm vụ khảo sát cho nhà thầu khảo sát xây dựng;
+ Điều chỉnh nhiệm vụ khảo sát xây dựng theo yêu cầu hợp lý của tư vấn thiết kế xây dựng;
+ Đình chỉ thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng khảo sát xây dựng theo quy định của pháp luật;
+ Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
– Chủ đầu tư có các nghĩa vụ sau:
+ Lựa chọn nhà thầu khảo sát xây dựng, giám sát khảo sát xây dựng trong trường hợp không tự thực hiện khảo sát xây dựng, giám sát khảo sát xây dựng;
+ Cung cấp cho nhà thầu khảo sát xây dựng thông tin, tài liệu có liên quan đến công tác khảo sát;
+ Xác định yêu cầu đối với khảo sát xây dựng và bảo đảm điều kiện cho nhà thầu khảo sát xây dựng thực hiện công việc;
+ Thực hiện đúng hợp đồng khảo sát xây dựng đã ký kết;
+ Tổ chức giám sát công tác khảo sát xây dựng; nghiệm thu, phê duyệt kết quả khảo sát theo quy định của pháp luật;
+ Bồi thường thiệt hại khi cung cấp thông tin, tài liệu không phù hợp, vi phạm hợp đồng khảo sát xây dựng;
+ Các nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng và của pháp luật có liên quan.
Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu khảo sát xây dựng:
– Nhà thầu khảo sát xây dựng có các quyền sau:
+ Yêu cầu chủ đầu tư và các bên có liên quan cung cấp số liệu, thông tin liên quan theo quy định của hợp đồng để thực hiện khảo sát xây dựng;
+ Từ chối thực hiện yêu cầu ngoài hợp đồng khảo sát xây dựng;
+ Thuê nhà thầu phụ thực hiện khảo sát xây dựng theo quy định của hợp đồng khảo sát xây dựng;
+ Các quyền khác theo quy định của hợp đồng và của pháp luật có liên quan.
– Nhà thầu khảo sát xây dựng có các nghĩa vụ sau:
+ Thực hiện đúng yêu cầu khảo sát xây dựng theo quy định của Luật này và hợp đồng khảo sát xây dựng;
+ Đề xuất, bổ sung nhiệm vụ khảo sát xây dựng khi phát hiện yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến giải pháp thiết kế;
+ Chịu trách nhiệm về kết quả khảo sát xây dựng và chất lượng khảo sát do mình thực hiện; chịu trách nhiệm về quản lý chất lượng khảo sát của nhà thầu phụ (nếu có) và kết quả khảo sát của nhà thầu phụ. Nhà thầu phụ khi tham gia khảo sát xây dựng phải chịu trách nhiệm về kết quả khảo sát trước nhà thầu chính và trước pháp luật;
+ Bồi thường thiệt hại khi thực hiện không đúng nhiệm vụ khảo sát, sử dụng thông tin, tài liệu, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về khảo sát xây dựng không phù hợp và vi phạm hợp đồng khảo sát xây dựng;
+ Các nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng và của pháp luật có liên quan.
Căn cứ theo trên đây thì việc xây dựng phải tuân thủ theo đúng các quy định mà pháp luật đề ra, Việc phá dỡ công trình cũng cần dược sự xem xét của các cơ quan có thâm quyền xem xét giải quyết.