Thực tế việc chuyển nhượng mua bán nhà đất các bên trong giao dịch thực hiện việc đặt cọc tiền mua bán nhà đất trước với một khoản tiền nhất định. Thực tế, khi tiến hành việc đặt cọc mua bán nhà đất thì nhiều quý bạn đọc còn có băn khoăn, thắc mắc liên quan đến giấy biên nhận tiền đặt cọc mua nhà đất mới nhất theo mẫu nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu giấy biên nhận tiền đặt cọc mua nhà đất mới nhất:
Luật Dương Gia xin gửi đến quý bạn đọc mẫu giấy biên nhận tiền đặt cọc mua nhà đất mới nhất sau đây:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——-***——
GIẤY BIÊN NHẬN TIỀN ĐẶT CỌC MUA NHÀ ĐẤT
Tên tôi là:………
Số chứng minh thư: ……..Ngày cấp:……….Nơi cấp: ……….
Địa chỉ:…..có Bán cho
Ông (Bà):………
Số chứng minh thư: ………..Ngày cấp:……….Nơi cấp: ……….
Đại chỉ: ………
Cổ phiếu của công ty: …………
Số lượng: ……….(Bằng chữ:…………)
Tương đương: ………..mệnh giá
Giá bán:………(Bằng chữ:………)
Tổng giá trị thanh toán: ………
(Bằng chữ: ………)
Ông (Bà):……… đã đặt cọc:… ….(Bằng chữ:… …..) cho Ông (Bà):……..…để mua số cổ phiếu trên.
Ông (Bà): …….. có trách nhiệm hoàn tất mọi thủ tục chuyển nhượng cho Ông (Bà)……..số lượng cổ phiếu nếu trên chậm nhất vào ngày………
Ông (Bà)…….. có trách nhiệm thanh toán số tiền còn lại là:…………(Bằng chữ:………….) cho Ông (Bà)…… chậm nhất vào………
Trong trường hợp Ông (Bà)….không làm thủ tục chuyển nhượng số cổ phần như đã thoả thuận sẽ phải hoàn trả lại số tiền đặt cọc trên và chịu trách nhiệm bồi thường cho Ông (Bà)…………số tiền tương đương với số tiền đặt cọc.
Trong trường hợp Ông (Bà)……… không mua cổ phiếu trên hoặc không thanh toán số tiền còn lại theo đúng thời gian quy định sẽ bị mất số tiền đặt cọc.
Bên bán đảm bảo số cổ phiếu trên là hợp pháp, không có tranh chấp, mọi quyền lợi và nghĩa vụ phát sinh từ…………thuộc về người mua.
Giấy biên nhận được lập thành 02 (hai) bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 01 (một) bản. Hai bên cam kết mua và bán theo đúng thoả thuận đã nêu trên. Nếu bên nào vi phạm sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
….., ngày……tháng….năm….
BÊN MUA | BÊN BÁN |
2. Hướng dẫn cách điền biểu mẫu giấy biên nhận tiền đặt cọc mua nhà đất:
Luật Dương Gia hướng dẫn quý bạn đọc điền các thông tin cần thiết trong giấy biên nhận tiền đặt cọc thì tham khảo và thực hiện theo như hướng dẫn dưới đây:
Thứ nhất, tại phần nội dung bên đặt cọc:
Trong gấy biên nhận tiền cọc mua nhà đất thì bên đặt cọc thực chất chính là bên mua nhà đất. Do đó, quý bạn đọc phải chú ý điền đầy đủ các thông tin bên mua bao gồm:
– Họ và tên, năm sinh;
– Căn cước công dân/chứng minh nhân dân/hộ chiếu,… kèm ngày cấp, nơi cấp;
– Hộ khẩu thường trú.
– Chỗ ở hiện tại,….
Lưu ý: Các thông tin này phải đảm bảo chính xác và các bên nên kiểm tra thông tin của nhau trước khi điền vào biểu mẫu để tránh sai sót xảy ra.
Thứ hai, tại phần nội dung bên nhận đặt cọc:
Trong gấy biên nhận tiền cọc mua nhà đất thì bên nhận đặt cọc thực chất là bên bán đồng thời là chủ sở hữu ngôi nhà trong hợp đồng mua bán nhà đất.
Do đó, quý bạn đọc phải chú ý điền đầy đủ các thông tin bên mua bao gồm:
Đối với cá nhân:
– Họ và tên, năm sinh;
– Căn cước công dân/chứng minh nhân dân/hộ chiếu,… kèm ngày cấp, nơi cấp;
– Hộ khẩu thường trú.
– Chỗ ở hiện tại,….
Đối với tổ chức, doanh nghiệp,..:
– Tên tổ chức, doanh nghiệp;
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
– Mã số thuế;
– Địa chỉ;
– Đại diện theo pháp luật;
Lưu ý: Các thông tin này phải đảm bảo chính xác và các bên nên kiểm tra thông tin của nhau trước khi điền vào biểu mẫu để tránh sai sót xảy ra.
Thứ ba, tại mục nội dung số tiền:
Mục nội dung số tiền trong trong giấy biên nhận tiền mua đất chính mục quan trọng nhất mà hai bên giao dịch cần phải thỏa thuận và tiến hành ghi vào giấy biên nhận tiền mua nhà đất.
Theo đó, số tiền mua nhà đất phải được ghi một cách cụ thể bao gồm bằng số và bằng chữ. Ví dụ, đối với số tiền là 900.000.000 VNĐ (Bằng chữ: chín trăm triệu đồng).
Ngoài ra, quý bạn đọc cũng cần thỏa thuận với bên kia về việc xử lý số tiền đặt cọc mua nhà đất.
– Trong trường hợp nếu một trong hai bên không thực hiện hợp đồng thì xử lý như thế nào. Đây là những điều cần rõ ràng để giải quyết nếu tranh chấp xảy ra.
– Trong trường hợp hai bên thực hiện đúng việc chuyển nhượng đất đai thì tiền cọc sẽ được trừ vào tiền mua bán nhà đất theo duy định.
Thứ ba, tại mục nội dung lý do đặt cọc:
Tại mục nội dung lý do đặt cọc thì giấy biên nhận tiền đặt cọc trong mua bán nhà đất thì cần phải nên rõ lý do đặt cọc mua nhà đất là để nhận chuyển nhượng nhà đất vào ngày, tháng, năm, các địa điểm rõ ràng. Đối với mục nội dung này, quý bạn đọc hoàn toàn có thể nêu những thông tin sơ qua về nhà đất mà hai bên dự định thực hiện hợp đồng mua bán.
Thứ tư, Điền mục thời hạn đặt cọc:
Trong giấy biên nhận tiền đặt cọc mua nhà đất thì thời hạn đặt cọc cũng là mục quan trọng trong giấy biên nhận tiền cọc.
Thời hạn đặt cọc phải là thời gian cụ thể, rõ ràng về ngày, tháng, năm. Thông thường thì thời hạn đặt cọc bao gồm hai thời điểm là thời điểm bắt đầu đặt cọc và thời điểm kết thúc việc đặt cọc. Ví dụ: Thời hạn đặt cọc là 20 ngày kể từ ngày 10/1/2021 đến 30/1/2021.
3. Nội dung giấy biên nhận tiền đặt cọc mua nhà đất:
Tương tự như những mẫu văn bản biên nhận tiền khác, giấy biên nhận tiền mua nhà đất sẽ bản gồm rất nhiều thông tin khác nhau. Do đó, quý bạn đọc cần chú ý một số nội dung cơ bản, quan trọng trong giấy biên nhận tiền đặt cọc mua nhà đất sau đây:
– Quốc hiệu và tiêu ngữ;
– Tên văn bản: Giấy biên nhận tiền đặt cọc mua nhà đất;
– Thông tin của bên giao và nhận tiền, thông tin của bên làm chứng (nếu có): Họ và tên, số căn cước công dân/CMND/hộ chiếu, địa chỉ, SĐT,…
– Thời gian, địa điểm
– Nội dung giao nhận tiền cọc;
– Quyền và nghĩa vụ của các bên;
– Chữ ký của các bên tham gia.
4. Giấy biên nhận tiền đặt cọc mua nhà đất được hiểu như thế nào?
Hiện nay, mẫu giấy biên nhận tiền viết tay vẫn đảm bảo giá trị pháp lý, là căn cứ xác định, chứng minh việc giao dịch tiền giữa hai bên và dùng để xử lý khi xảy ra tranh chấp.
Với mục đích nhằm đảm bảo việc thực hiện hợp đồng, nghĩa là người mua chắc chắn mua nhà đất, theo đó mọi giấy tờ đều được lập thành văn bản và có công chứng, chứng thực. Một trong các giấy tờ chính giấy biên nhận tiền đặt cọc mua nhà đất. Giấy biên nhận tiền đặt cọc mua nhà đất chính là một biểu mẫu quan trọng khi các bên thực hiện hợp đồng mua bán nhà, mua bán đất đai.
Giấy biên nhận tiền được hiểu là văn bản thể hiện việc giao tiền cọc và nhận tiền cọc mua nhà đất giữa hai bên giao dịch, có chữ ký xác nhận đầy đủ của các bên tham gia giao dịch. Trong một số trường hợp, giấy biên nhận tiền đặt cọc sẽ có thêm nội dung bên thứ 3 làm chứng nhằm có thể đảm bảo độ tin cậy.
Giấy biên nhận tiền thường được sử dụng trong giao dịch mua bán, dân sự,
Nội dung của giấy biên nhận tiền đặt cọc thông thường gồm những nội dung cơ bản sau:
– Thời gian, địa điểm thiết lập biên nhận;
– Thông tin của 02 bên giao dịch;
– Nội dung giao nhận tiền,…
Lưu ý: Sau khi quý bạn đọc đã thỏa thuận và hoàn thành đầy đủ thông tin, các bên kiểm tra tiền và ký vào 02 bản biên nhận, mỗi bên giữ 01 bản.
5. Đặt cọc được hiểu thế nào?
Hiện nay, căn cứ theo quy định tại Điều 328 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì việc đặt cọc được hiểu là việc bên đặt cọc giao cho bên nhận đặt cọc một tài sản đặt cọc trong một thời hạn nhất định để bảo đảm việc ký kết và thực hiện hợp đồng. Theo đó, tài sản đặt cọc bao gồm: Tiền, kim khí quý, đá quý, vật có giá trị khác,…
Việc đặt cọc mua nhà đất mới nhất sẽ được thực hiện như sau:
– Đối với các trường hợp đặt cọc mua nhà đất thành công thì kết quả đạt được sẽ là hợp đồng chuyển nhượng mua bán nhà đất được ký kết và thực hiện. Theo đó, các tài sản đặt cọc sẽ được xử lý theo thỏa thuận trong Hợp đồng đặt cọc:
i) Trả lại cho bên đặt cọc;
ii) Trừ vào số tiền mua nhà đất nhằm thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền mua bán nhà đất.
Do đó, bên nhận đặt cọc sẽ thực hiện việc chuyển Sổ đỏ, sổ hồng sang tên mình và trở thành chủ sử dụng, sở hữu hợp pháp của nhà đất đó.
– Đối với trường hợp mà việc đặt cọc không thành công thì hợp đồng đặt cọc mua nhà đất mà các bên đã thỏa thuận với nhau trong hợp đồng cọc, nghĩa là khi không thực hiện được đồng nghĩa với hợp đồng mua bán nhà đất không thể thực hiện được và tài sản đặt cọc sẽ được xử lý theo thỏa thuận ban đầu mà hai bên đã thỏa thuận, cụ thể:
i) Trường hợp bên đặt cọc có lỗi trong việc thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc sẽ thuộc về bên nhận đặt cọc
ii) Trường hợp mà lỗi thuộc về bên nhận đặt cọc thì bên này phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền phạt cọc tương đương với tài sản đặt cọc ngoại trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết: Bộ luật Dân sự năm 2015