Khiếu nại là một hình thức đặc biệt để nhân dân lao động trực tiếp tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước và quản lý xã hội. Khi có khiếu nại gửi lên các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì cần phải có giấy báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại.
Mục lục bài viết
1. Giấy báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại là gì?
Khiếu nại giúp bảo vệ quyền và lợi ích bị xâm hại của người dân vì khiếu nại chứa đựng thông tin về sự vi phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Ngoài ra, khiếu nại còn là phương tiện cho công dân tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, thể hiện tính dân chủ trong hoạt động tố tụng hình sự của các cơ quan tiến hành tố tụng, thể hiện bản chất dân chủ của Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Giấy báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền lập ra để kết luận nội dung khiếu nại được giao xác minh và đưa ra các kiến nghị về việc ban hành quyết định giải quyết khiếu nại.
Giấy báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại được lập ra để các cơ quan có thẩm quyền báo cáo về kết quả xác minh nội dung khiếu nại. Thông qua đó, tóm tắt nội dung được giao xác minh và kết quả xác minh đối với từng nội dung được giao xác minh, đưa ra kết luận nội dung khiếu nại là đúng toàn bộ, sai toàn bộ hoặc đúng một phần. Từ đó có những kiến nghị về việc ban hành quyết định giải quyết khiếu nại. Mẫu biên bản sau khi hoàn thành thì người có trách nhiệm xác minh, trưởng Đoàn hoặc tổ trưởng Tổ xác minh cần ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu để biên bản có giá trị trong thực tiễn.
2. Mẫu giấy báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại:
……….(1)………..
……….(2)………..
——–
Số: …/BC-……
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
….., ngày … tháng … năm …
Báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại
Kính gửi: ……………….(3)………
Thực hiện Quyết định số …….(4)……
Từ ngày …/…/… đến ngày …/…/…, …(5)… đã tiến hành xác minh nội dung khiếu nại của ….(6)….đối với ….(7)….
Căn cứ vào thông tin, tài liệu, bằng chứng được thu thập trong quá trình xác minh nội dung khiếu nại, kết quả làm việc với cơ quan, tổ chức đơn vị, cá nhân có liên quan, …..(5)…… báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại như sau:
1. Yêu cầu của người khiếu nại, căn cứ để khiếu nại và kết quả giải quyết khiếu nại trước đó (nếu có)…………..
2. Tóm tắt nội dung được giao xác minh và kết quả xác minh đối với từng nội dung được giao xác minh:………..
3. Kết luận nội dung khiếu nại được giao xác minh là đúng toàn bộ, sai toàn bộ hoặc đúng một phần:………….
4. Kiến nghị về việc ban hành quyết định giải quyết khiếu nại:…………
Trên đây là báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại, kính trình …(3)… xem xét, cho ý kiến chỉ đạo./.
Nơi nhận:
– Như trên;
– Lưu: VT, hồ sơ.
Người có trách nhiệm xác minh/Trưởng Đoàn/Tổ trưởng Tổ xác minh
(ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu – nếu có)
3. Hướng dẫn soạn thảo giấy báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại:
(1) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp (nếu có).
(2) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc Đoàn/Tổ xác minh báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại.
(3) Người giao nhiệm vụ xác minh.
(4) Quyết định giao nhiệm vụ xác minh hoặc quyết định xác minh nội dung khiếu nại.
(5) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có trách nhiệm xác minh, Đoàn/Tổ xác minh nội dung khiếu nại.
(6) Họ tên của người khiếu nại (hoặc tên cơ quan; tổ chức khiếu nại).
(7) Quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức bị khiếu nại.
4. Một số quy định về xác minh nội dung khiếu nại:
Căn cứ pháp lý: Nghị định số 124/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại.
4.1.Đối tượng khiếu nại:
Theo quy định của pháp luật, người khiếu nại có thể tự mình khiếu nại hoặc ủy quyền cho luật sư, trợ giúp viên pháp lý hoặc ủy quyền cho người khác có đầy đủ năng lực hành vi dân sự thực hiện việc khiếu nại.
Trong trường hợp người khiếu nại là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự thì người đại diện theo pháp luật của họ thực hiện việc khiếu nại. Việc xác định người đại diện được thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự.
Cơ quan, tổ chức thực hiện việc khiếu nại thông qua người đại diện theo pháp luật. Người đại diện của cơ quan, tổ chức được ủy quyền cho luật sư hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thực hiện việc khiếu nại.
Người ủy quyền được ủy quyền khiếu nại cho một người hoặc nhiều người về các nội dung ủy quyền khác nhau nhưng không được ủy quyền một nội dung cho nhiều người thực hiện.
Trong trường hợp, người khiếu nại đang thực hiện việc khiếu nại bị chết mà quyền, nghĩa vụ của người đó được thừa kế theo quy định của pháp luật thì người thừa kế có quyền khiếu nại, người thừa kế khi khiếu nại phải xuất trình với cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại giấy tờ để chứng minh quyền thừa kế của mình. Người thừa kế có thể tự mình khiếu nại hoặc cũng có thể ủy quyền cho luật sư, trợ giúp viên pháp lý hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thực hiện việc khiếu nại. Khi có nhiều người thừa kế thì những người đó có quyền ủy quyền cho một trong nhưng người thừa kế hoặc luật sư, trợ giúp viên pháp lý hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thực hiện việc khiếu nại.
Hình thức: việc ủy quyền phải bằng văn bản và được chứng thực hoặc công chứng.
4.2. Xác minh nội dung khiếu nại:
– Việc xác minh nội dung phải được thể hiện bằng văn bản theo các hình thức được quy định tại các Điều thuộc Mục 2 quy định về tiến hành xác minh nội dung khiếu nại Chương IV Nghị định số 124/2020/NĐ-CP cụ thể như sau:
+ Làm việc trực tiếp với người khiếu nại, người đại diện, người được ủy quyền, luật sư, trợ giúp viên pháp lý của người khiếu nại:
Người giải quyết khiếu nại hoặc người được giao nhiệm vụ xác minh nội dung khiếu nại làm việc trực tiếp và yêu cầu người khiếu nại hoặc người đại diện, người được ủy quyền, luật sư, trợ giúp viên pháp lý của người khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng có liên quan đến nhân thân, nội dung khiếu nại.
+ Làm việc trực tiếp với người có quyền, lợi ích liên quan và người bị khiếu nại:
Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần đầu, người giải quyết khiếu nại hoặc người được giao nhiệm vụ xác minh làm việc trực tiếp với người có quyền, lợi ích liên quan và yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung khiếu nại. Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần hai, người giải quyết khiếu nại hoặc người được giao nhiệm vụ xác minh làm việc trực tiếp với người bị khiếu nại, người có quyền, lợi ích liên quan và yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung khiếu nại, giải trình về quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại.
+ Yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng:
Trong quá trình xác minh nội dung khiếu nại, người giải quyết khiếu nại hoặc người được giao nhiệm vụ xác minh gửi văn bản yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung khiếu nại. Trường hợp làm việc trực tiếp với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan để yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng thì lập
+ Tiếp nhận, xử lý thông tin, tài liệu, bằng chứng:
Người giải quyết khiếu nại hoặc người được giao nhiệm vụ xác minh khi tiếp nhận thông tin, tài liệu, bằng chứng do người khiếu nại hoặc người đại diện, người được ủy quyền, luật sư, trợ giúp viên pháp lý của người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân cung cấp trực tiếp phải lập biên bản giao nhận. Biên bản giao nhận được thực hiện theo quy định của Nghị định.
+ Xác minh thực tế:
Khi nhận thấy cần thiết, người giải quyết khiếu nại hoặc người được giao nhiệm vụ xác minh tiến hành xác minh thực tế để thu thập, kiểm tra, xác định tính chính xác, hợp pháp, đầy đủ của các thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung vụ việc khiếu nại.
Việc xác minh thực tế phải lập thành biên bản, trong đó ghi rõ thời gian, địa điểm, thành phần làm việc, nội dung, kết quả xác minh, ý kiến của những người tham gia xác minh và những người khác có liên quan.
+ Trưng cầu giám định:
Người giải quyết khiếu nại quyết định việc trưng cầu giám định khi xét thấy cần có sự đánh giá về nội dung liên quan đến chuyên môn, kỹ thuật làm căn cứ cho việc kết luận nội dung khiếu nại. Người khiếu nại, người bị khiếu nại và cơ quan, tổ chức có liên quan có thể đề nghị người giải quyết khiếu nại trưng cầu giám định. Khi xét thấy đề nghị của người khiếu nại, người bị khiếu nại và cơ quan, tổ chức có liên quan có cơ sở thì người giải quyết khiếu nại quyết định trưng cầu giám định. Việc trưng cầu giám định thực hiện bàng văn bản trong đó nêu rõ tên cơ quan, tổ chức giám định, thông tin, tài liệu cần giám định, nội dung yêu cầu giám định, thời hạn có kết luận giám định.
+ Cuối cùng là làm việc với các bên có liên quan trong quá trình xác minh nội dung khiếu nại:
Đối với trường hợp kết quả xác minh khác với thông tin, tài liệu, bằng chứng do người khiếu nại, người bị khiếu nại cung cấp thì người giải quyết khiếu nại hoặc người được giao nhiệm vụ xác minh phải tổ chức làm việc với người khiếu nại, người bị khiếu nại; trường hợp cần thiết thì mời cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan tham gia làm việc.
Nội dung làm việc phải được lập thành biên bản, ghi rõ thời gian, địa điểm, thành phần tham gia, nội dung, ý kiến của những người tham gia, những nội dung đã được thống nhất, những vấn đề còn ý kiến khác nhau và có chữ ký của các bên.