Pháp luật quy định việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Vậy mẫu đơn yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng nuôi con được soạn thảo như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng nuôi con:
Khoản 2 Điều 116
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…..,ngày…tháng…năm…
ĐƠN KHỞI KIỆN
(V/v: thay đổi mức cấp dưỡng đối với con)
Kính gửi: Toà án nhân dân…
Người khởi kiện:…
Địa chỉ:…
Số điện thoại:…..; Số fax:….(nếu có)
Địa chỉ thư điện tử:…. (nếu có)
Người bị kiện:….
Địa chỉ:….
Số điện thoại:….; Số fa:….(nếu có)
Địa chỉ thư điện tử:….(nếu có)
Yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề sau đây:…
Danh mục tài liệu, chứng kèm theo đơn khởi kiện gồm có:…
Người khởi kiện
2. Hướng dẫn cách viết đơn yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng nuôi con:
Khi viết đơn yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng nuôi con (đơn khởi kiện về việc thay đổi mức cấp dưỡng đối với con), người viết đơn cần lưu ý những vấn đề sau:
– Thứ nhất: đơn yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng nuôi con (đơn khởi kiện về việc thay đổi mức cấp dưỡng đối với con) phải có Quốc hiệu – tiêu ngữ.
– Thứ hai: trong đơn phải có địa điểm làm đơn khởi kiện về việc thay đổi mức cấp dưỡng đối với con.
– Thứ ba: Tên văn bản (Đơn khởi kiện về việc thay đổi mức cấp dưỡng đối với con).
– Thứ tư: Phần kính gửi, ở phần này, người viết đơn khởi kiện yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng đối với con phải điền đúng nơi Tòa án có thẩm quyền thụ lý và giải quyết yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng đối với con của người khởi kiện. Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành thì Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú hoặc bị đơn làm việc có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm tranh chấp về hôn nhân và gia đình. Chính vì thế, nơi mà Tòa án có thẩm quyền thụ lý và giải quyết vụ án yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng đối với con là nơi bị đơn cư trú, làm việc. Khi viết tên tòa án, nếu là Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì người khởi kiện yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng đối với con phải ghi rõ tên Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nào, còn trong trường hợp là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì phải ghi Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó.
– Thứ năm: Phần thông tin của người khởi kiện và người bị kiện về yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng đối với con: Ghi rõ họ tên, ngày, tháng, năm sinh, số điện thoại liên hệ, địa chỉ cư trú (nơi thường trú, nơi ở hiện tại) của cả người khởi kiện và người bị kiện yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng đối với con và ghi rõ số chứng minh nhân dân/số thẻ căn cước công dân/hộ chiếu của người khởi kiện và của người bị kiện yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng đối với con (nếu có).
– Thứ sáu: trình bày rõ lý do yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng nuôi con và yêu cầu Tòa án giải quyết về thay đổi mức cấp dưỡng nuôi con; phương thức cấp dưỡng (nếu có yêu cầu này). Ví dụ, “Tại bản án số…ngày…tháng…năm…,Tòa án nhân dân….đã quyết định cho tôi và….được ly hôn. Theo phán quyết của Tòa án được ghi rõ trong bản án, tôi phải có trách nhiệm cấp dưỡng nuôi con chung là cháu…, sinh ngày….tháng…năm… mỗi tháng là….đồng, kể từ ngày…cho đến khi cháu…..đủ 18 tuổi. Từ khi bản án số…có hiệu lực đến nay, tôi đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ cấp dưỡng của mình đối với con. Nhưng nay do tôi gặp vấn đề về làm ăn vì bị ảnh hưởng từ đại dịch Covid 19, thu nhập bị giảm sút nặng nề nên không thể cấp dưỡng cho cháu…với mức cấp dưỡng…./tháng như bản án số….đã được tuyên. Nay, tôi yêu cầu Tòa án….xem xét những chứng cứ chứng minh về việc kinh tế của tôi bị sụt giảm dẫn đến không thể đáp ứng được mức cấp dưỡng như trước và thay đổi mức cấp dưỡng nuôi con từ…./tháng giảm xuống là…./tháng”.
– Thứ bảy: liệt kê tất cả các tài liệu, chứng kèm theo đơn khởi kiện về việc thay đổi mức cấp dưỡng nuôi con.
3. Hồ sơ yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng nuôi con:
Sau khi người có yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng nuôi con soạn thảo xong đơn khởi kiện về việc thay đổi mức cấp dưỡng nuôi con theo hướng dẫn ở mục trên thì sẽ nộp đơn khởi kiện về việc thay đổi mức cấp dưỡng nuôi con lên Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc kèm theo là những giấy tờ sau:
– Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/hộ chiếu của người khởi kiện yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng nuôi con và người bị kiện (Bản sao có chứng thực);
– Bản sao chứng thực giấy khai sinh của con;
– Bản án/quyết định ly hôn (bản sao có chứng thực);
– Các tài liệu, chứng cứ chứng minh về yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng nuôi con (ví dụ như bản lương; giấy xác nhận lương,…).
Sau khi Tòa án nhận đơn khởi kiện về việc thay đổi mức cấp dưỡng nuôi con và các giấy tờ kèm theo và xử lý đơn khởi kiện theo quy định của pháp luật thì Tòa án tiến hành thụ lý vụ án thay đổi mức cấp dưỡng nuôi con. Quy trình thụ lý vụ án thay đổi mức cấp dưỡng nuôi con như sau:
– Sau khi nhận được đơn khởi kiện về việc thay đổi mức cấp dưỡng nuôi con, Tòa án phải xem xét những tài liệu, chứng cứ cần thiết mà bên khởi kiện đã cung cấp.
– Nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền của mình thì Tòa án sẽ thông báo cho người khởi kiện về việc thay đổi mức cấp dưỡng nuôi con biết để để người đó nộp tiền tạm ứng án phí.
– Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo nộp tiền tạm ứng án phí của Tòa án, người khởi kiện về việc thay đổi mức cấp dưỡng nuôi con phải nộp tiền tạm ứng án phí theo số tiền mà tòa án đã thông báo trong giấy thông báo.
– Sau khi người khởi kiện về việc thay đổi mức cấp dưỡng nuôi con đã nộp tiền tạm ứng án phí tại cơ quan thi hành án thì người khởi kiện về việc thay đổi mức cấp dưỡng nuôi con phải nộp lại biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án.
– Tòa án thụ lý đơn khởi kiện về việc thay đổi mức cấp dưỡng nuôi con kể từ khi nhận được biên lai tạm ứng án phí do người khởi kiện nộp lại.
Cuối cùng, Tòa án quyết định việc đưa vụ án thay đổi mức cấp dưỡng nuôi con ra xét xử sơ thẩm trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án thay đổi mức cấp dưỡng nuôi con (Chánh án Tòa án nơi thụ lý vụ án thay đổi mức cấp dưỡng nuôi con có thể ra quyết định để gia hạn thêm thời hạn đưa vụ án thay đổi mức cấp dưỡng nuôi con ra xét xử sơ thẩm một lần nhưng không quá 02 tháng, nếu vụ án phức tạp hoặc có trở ngại khách quan). Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án thay đổi mức cấp dưỡng nuôi con ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa để giải quyết yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng nuôi con.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết: