Hiện nay ở một số công ty vẫn đang còn tình trạng nợ lương, chậm lương. Dưới đây chúng tôi xin cung cấp một số thông tin để tìm ra giải pháp cho việc yêu cầu thanh toán lương trả chậm.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn yêu cầu thanh toán lương trả chậm là gì?
Đơn yêu cầu thanh toán lương trả chậm là văn bản của người lao động trong công ty yêu cầu công ty thực hiện việc thanh toán tiền lương trả chậm đúng theo thỏa thuận được ghi nhận trong
Mẫu đơn yêu cầu thanh toán lương trả chậm là mẫu đơn được lập ra để yêu cầu về việc thanh toán lương do trả chậm
2. Mẫu đơn yêu cầu thanh toán lương trả chậm:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———-
Hà Nội, ngày……tháng…..năm…..
ĐƠN YÊU CẦU THANH TOÁN LƯƠNG TRẢ CHẬM
(V/v thanh toán lương trả chậm)
Kính gửi:
– Ban giám đốc Công ty cổ phần A
– Trưởng phòng tài vụ Công ty cổ phần A
Căn cứ
Căn cứ Hợp đồng lao động số …. ký ngày …./…./…..;
Tôi tên là: Nguyễn Thị A Sinh năm: 1991
Giấy chứng minh dân dân số…cấp ngày …/…/… tại Công an Thành phố Hà Nội
Trú tại: số nhà …., đường ……, phường……., quận……, thành phố Hà Nội
Số điện thoại liên hệ: 0123456789
Hiện đang là nhân viên Kinh doanh theo hợp đồng phòng Kinh Doanh của Công ty
Tôi làm đơn này xin trình bày một sự việc như sau:
Điều ….. Hợp đồng lao động số …. /HĐLĐ kí giữa tôi và Công ty có quy định về thời hạn trả lương như sau: “tiền lương sẽ được trả vào ngày 28 dương lịch hàng tháng”. Nếu công ty chậm trả lương cho nhân viên, công ty sẽ có thông báo cụ thể cũng như ấn định ngày trả lương khác nhưng không quá 10 ngày kể từ ngày trả lương theo quy định. Tuy nhiên, đã quá hạn trả lương 10 ngày mà bên phía công ty không đưa ra bất kì thông báo nào về việc chậm trả lương. Việc chậm trả lương này gây tổn hại nghiêm trọng đến quyền và lợi ích chính đáng của tôi.
Dựa vào các căn cứ pháp lý sau: điều 94 BLLĐ 2019 quy định về nguyên tắc trả lương “
Do đó, tôi kính Điều 94. Nguyên tắc trả lương
1. Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.
2. Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.”
đề nghị quý công ty, phòng tài vụ của công ty xem xét, thực hiện việc trả lương đúng thời hạn theo hợp đồng lao động đã kí kết giữa tôi và Công ty.
(Trong trường hợp công ty chậm trả lương nhiều tháng: người gửi đơn có thể đưa ra biện pháp xử lý nếu không được giải quyết: Nếu trong 07 ngày kể từ khi nhận đơn này mà tôi không được giải quyết về việc trả lương đúng hạn thì tôi sẽ làm thủ tục khởi kiện ra Tòa án theo đúng quy định của pháp luật. )
Kính mong Quý Công ty nhanh chóng xem xét giải quyết.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người làm đơn
(Kí và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn làm đơn:
– Ghi đầy đủ các thông tin cá nhân
– Lí do làm dơn
– Trình bày nội dung yêu cầu
– Không viết tắt, viết kí hiệu tránh việc hiểu sai nội dung.
– Nêu và trình bày rõ về nội dung HĐLĐ đã kí trước đó
– Yêu cầu thanh toán toàn bộ số tiền lương đúng hạn
4. Các thông tin pháp lý liên quan:
Căn cứ dựa trên BLLĐ năm 2019 quy định về Kỳ hạn trả lương như sau:
– Người lao động hưởng lương theo giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thỏa thuận nhưng không quá 15 ngày phải được trả gộp một lần.
– Người lao động hưởng lương theo tháng được trả một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và phải được ấn định vào một thời điểm có tính chu kỳ.
– Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thỏa thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.
– Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.
So với BLLĐ năm 2012
khoản 2 Điều 24 Nghị 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn BLLĐ năm 2012 quy định:
– Trường hợp đặc biệt do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng thời hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động thì không được trả chậm quá 01 tháng.
Như vậy, từ năm 2021, BLLĐ năm 2019 đã gộp lại chỉ còn 01 trường hợp người sử dụng lao động được phép chậm lương của người lao động đó là vì lý do bất khả kháng mà đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn.
– Hiện tại, BLLĐ năm 2019 và các văn bản hướng dẫn vẫn chưa có quy định cụ thể giải thích về lý do bất khả kháng, nhưng theo tinh thần của quy định trước đây, doanh nghiệp được chậm lương nếu do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Theo đó, để xác định chính xác lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động được phép chậm lương từ năm 2021 cần chờ văn bản hướng dẫn của Chính phủ.
Chậm lương 15 ngày, được tính thêm lãi ngân hàng như sau:
– Khoản 4 Điều 97 BLLĐ năm 2019 ghi nhận
Nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.
Theo đó, nếu công ty trả lương cho người lao động chậm từ 15 ngày trở lên phải có trách nhiệm trả thêm tiền lãi cho người lao động cho số tiền chậm trả. Khi đó, mức lãi suất được áp dụng là lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng tại thời điểm trả lương của ngân hàng mà doanh nghiệp mở tài khoản trả lương người lao động.
Trước đây, theo Điều 24 Nghị định 05/2020, mức lãi suất được tính theo lãi suất trần huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương. Khi không quy định mức trần lãi suất, thì được tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng của ngân hàng thương mại, nơi doanh nghiệp mở tài khoản.
Như vậy, từ năm 2021, việc tính lãi chậm lương toàn bộ sẽ được áp dụng theo mức lãi của ngân hàng mà doanh nghiệp mở tài khoản trả lương cho người lao động. Quy định này sẽ đem lại cho người lao động thêm một khoản lợi bởi lãi suất của các ngân hàng mà người lao động chọn mở tài khoản trả lương thường cao hơn so với Ngân hàng nhà nước.
Chậm trả lương, doanh nghiệp bị phạt đến 100 triệu đồng?
Căn cứ khoản 2 Điều 16
– Từ 05 – 10 triệu đồng: Vi phạm từ 01 – 10 người lao động;
– Từ 10 – 20 triệu đồng: Vi phạm từ 11 – 50 người lao động;
– Từ 20 – 30 triệu đồng: Vi phạm từ 51 – 100 người lao động;
– Từ 30 – 40 triệu đồng: Vi phạm từ 101 – 300 người lao động;
– Từ 40 – 50 triệu đồng: Vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Ngoài ra, người sử dụng lao động còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc phải trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.
Mức phạt này được áp dụng cho người sử dụng lao động là cá nhân. Với người sử dụng lao động là tổ chức thì phạt gấp đôi mức trên theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 28. Như vậy, doanh nghiệp có thể bị phạt lên đến 100 triệu đồng nếu chậm lương của người lao động.
Trên đây là các thông tin cần thiết để làm dơn yêu cầu thanh toán tiền lương trả chậm theo quy định của pháp luật, giúp cho người sử dụng lao động có thêm thông tin để giải quyết vấn đề quyền lợi cho mình.
Căn cứ pháp lý:
– BLLĐ năm 2019