Đơn yêu cầu sửa, gia cố nhà xuống cấp nguy hiểm là căn cứ để Cơ quan, chủ thể có thẩm quyền (Uỷ ban nhân dân phường/ xã, chủ tịch Uỷ ban nhân dân phường/ xã) xem xét thực hiện việc sửa chữa, gia cố căn nhà xuống cấp nguy hiểm của một cá nhân.
Mục lục bài viết
1. Đơn yêu cầu sửa, gia cố nhà xuống cấp nguy hiểm là gì?
Đơn yêu cầu sửa, gia cố nhà xuống cấp nguy hiểm là mẫu đơn do cá nhân gửi cho Cơ quan Nhà nước, chủ thể có thẩm quyền trong trường hợp căn nhà đang sở hữu bị xuống cấp nguy hiểm để được sửa chữa. Trong đơn yêu cầu sửa, gia cố nhà xuống cấp nguy hiểm phải nêu được những nội dung về cá nhân viết đơn, căn nhà bị xuống cấp nguy hiểm, và nội dung đề nghị Cơ quan Nhà nước, chủ thể có thẩm quyền,..
Đơn yêu cầu sửa, gia cố nhà xuống cấp nguy hiểm là văn bản ghi chép lại những thông tin về cá nhân viết đơn, căn nhà bị xuống cấp nguy hiểm, và nội dung đề nghị Cơ quan Nhà nước, chủ thể có thẩm quyền,.. Đồng thời, đơn yêu cầu sửa, gia cố nhà xuống cấp nguy hiểm là căn cứ để Cơ quan, chủ thể có thẩm quyền ( Uỷ ban nhân dân phường/ xã, chủ tịch Uỷ ban nhân dân phường/ xã) xem xét thực hiện việc sửa chữa, gia cố căn nhà xuống cấp nguy hiểm.
2. Mẫu đơn yêu cầu sửa, gia cố nhà xuống cấp nguy hiểm:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
————-o0o————
Địa danh ngày… tháng… năm ……
ĐƠN YÊU CẦU SỬA, GIA CỐ NHÀ XUỐNG CẤP NGUY HIỂM
Căn cứ
Kính gửi: – Uỷ ban nhân dân phường
– Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phường
Tôi là:
Sinh năm:
CMND số: … Cấp ngày: … Nơi cấp:…
HKTT và chỗ ở hiện nay:
Điện thoại liên hệ :
Đại diện cho hộ gia đình đang sinh sống tại ….
Ví dụ
(Gia đình tôi đã sinh sống tại căn nhà số 62 Hàng Quạt, Hoàn Kiếm, Hà Nội được 65 năm nay. Ngôi nhà này được xây dựng từ rất lâu rồi, tôi sinh ra và lớn lên tại ngôi nhà này và vẫn ở đây cho tới tận bây giờ. Năm 1954 thì Nhà nước vào quản lý ngôi nhà này và cho các hộ dân thuê. Hiện nay, gia đình tôi thuê ở phía trong tầng 1, từ năm 2011 nhiều hạng mục tại chỗ gia đình tôi ở đã xuống cấp nghiêm trọng. Cứ để như này mà ở thì rất lo sợ, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng chúng tôi. Có thể nói là “thần chết” đang treo trên đầu chúng tôi.
Chính vì vậy, tôi làm đơn này kính đề nghị Uỷ ban nhân dân phường Hàng Gai; Chủ tịch Uỷ ban nhan dân phường Hàng Gai; Xí nghiệp Quản lý và Phát triển nhà quận Hoàn Kiếm cùng các cơ quan chức năng có liên quan xem xét, đến để sửa chữa, dỡ bỏ hoặc xây lại căn nhà này.)
Kính mong quý cơ quan xem xét, giúp đỡ.
Tôi và gia đình xin chân thành cảm ơn.
Văn bản và hình ảnh kèm theo:
1. Giấy chứng nhận QSDDĐ
2. Hình ảnh ngôi nhà bị xuống cấp trầm trọng
Người làm đơn
( ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết đơn yêu cầu sửa, gia cố nhà xuống cấp nguy hiểm:
Phần kính gửi của đơn yêu cầu sửa, gia cố nhà xuống cấp nguy hiểm thì người làm đơn cần phải ghi cụ thể tên của Cơ quan, chủ thể có thẩm quyền ( Uỷ ban nhân dân phường/ xã, chủ tịch Uỷ ban nhân dân phường/ xã).
Phần nội dung của đơn yêu cầu sửa, gia cố nhà xuống cấp nguy hiểm: Yêu cầu người làm đơn phải cung cấp đầy đủ, chính xác, rõ ràng, và chi tiết những thông tin cá nhân cần thiết, trình bày ngắn gọn về việc xuống cấp của căn nhà và nội dung đề nghị của mình.
Cuối đơn yêu cầu sửa, gia cố nhà xuống cấp nguy hiểm người làm đơn sẽ ký và ghi rõ họ tên để làm bằng chứng.
4. Một số quy định về sở hữu nhà ở:
4.1. Quyền của chủ sở hữu nhà ở và người sử dụng nhà ở:
+ Đối với chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì có các quyền sau đây:
– Có quyền bất khả xâm phạm về nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của mình;
– Sử dụng nhà ở vào mục đích để ở và các mục đích khác mà luật không cấm;
– Được cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình theo quy định của Luật Nhà ở 2014 và pháp luật về đất đai;
– Bán, chuyển nhượng
– Sử dụng chung các công trình tiện ích công cộng trong khu nhà ở đó theo quy định của Luật Nhà ở 2014 và pháp luật có liên quan.
Trường hợp là chủ sở hữu nhà chung cư thì có quyền sở hữu, sử dụng chung đối với phần sở hữu chung của nhà chung cư và các công trình hạ tầng sử dụng chung của khu nhà chung cư đó, trừ các công trình được xây dựng để kinh doanh hoặc phải bàn giao cho Nhà nước theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua nhà ở;
– Bảo trì, cải tạo, phá dỡ, xây dựng lại nhà ở theo quy định của Luật này và pháp luật về xây dựng;
– Được bồi thường theo quy định của luật khi Nhà nước phá dỡ, trưng mua, trưng dụng nhà ở hoặc được Nhà nước thanh toán theo giá thị trường khi Nhà nước mua trước nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của mình vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai;
– Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với các hành vi vi phạm quyền sở hữu hợp pháp của mình và các hành vi khác vi phạm pháp luật về nhà ở.
+ Trường hợp thuộc diện sở hữu nhà ở có thời hạn theo quy định tại khoản 1 Điều 123 của Luật Nhà ở 2014 thì trong thời hạn sở hữu nhà ở, chủ sở hữu được thực hiện các quyền quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác; khi hết thời hạn sở hữu nhà ở theo thỏa thuận thì chủ sở hữu đang quản lý, sử dụng nhà ở phải bàn giao lại nhà ở này cho chủ sở hữu nhà ở lần đầu.
+ Đối với chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân nước ngoài thì có các quyền theo quy định tại Điều 161 của Luật Nhà ở 2014.
+ Người sử dụng nhà ở không phải là chủ sở hữu nhà ở được thực hiện các quyền trong việc quản lý, sử dụng nhà ở theo thỏa thuận với chủ sở hữu nhà ở.
4.2. Nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở và người sử dụng nhà ở:
+ Đối với chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì có các nghĩa vụ sau đây:
– Sử dụng nhà ở đúng mục đích quy định; lập và lưu trữ hồ sơ về nhà ở thuộc sở hữu của mình;
– Thực hiện việc phòng cháy, chữa cháy, bảo đảm vệ sinh, môi trường, trật tự an toàn xã hội theo quy định của pháp luật;
– Thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật khi bán, chuyển nhượng hợp đồng mua bán, cho thuê, cho thuê mua, tặng cho, đổi, để thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở; đối với giao dịch nhà ở là tài sản chung của vợ chồng thì còn phải thực hiện theo các quy định của
– Thực hiện đúng quy định của pháp luật và không được làm ảnh hưởng hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác khi bảo trì, cải tạo, phá dỡ, xây dựng lại nhà ở; trường hợp thuộc diện sở hữu nhà ở có thời hạn theo quy định tại khoản 1 Điều 123 của Luật Nhà ở 2014 thì việc cải tạo, phá dỡ nhà ở được thực hiện theo thỏa thuận giữa các bên;
– Đóng bảo hiểm cháy, nổ đối với nhà ở thuộc diện bắt buộc phải tham gia bảo hiểm cháy, nổ theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và pháp luật về kinh doanh bảo hiểm;
– Chấp hành quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật về việc xử lý vi phạm, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về nhà ở, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, phá dỡ nhà ở khi Nhà nước thu hồi đất, giải tỏa nhà ở, trưng mua, trưng dụng, mua trước nhà ở;
– Có trách nhiệm để các bên có liên quan và người có thẩm quyền thực hiện việc kiểm tra, theo dõi, bảo trì hệ thống trang thiết bị, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, phần diện tích thuộc sở hữu chung, sử dụng chung;
– Thực hiện nghĩa vụ tài chính cho Nhà nước khi được công nhận quyền sở hữu nhà ở, khi thực hiện các giao dịch và trong quá trình sử dụng nhà ở theo quy định của pháp luật.
+ Đối với chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân nước ngoài thì ngoài các nghĩa vụ còn phải thực hiện nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 162 của Luật Nhà ở 2014.
+ Người sử dụng nhà ở không phải là chủ sở hữu phải thực hiện các nghĩa vụ trong việc quản lý, sử dụng nhà ở theo thỏa thuận với chủ sở hữu nhà ở và theo quy định của Luật Nhà ở 2014.