Thiết bị đo đếm điện là thiết bị đo công suất, điện năng, dòng điện, điện áp, tần số, hệ số công suất, bao gồm các loại công tơ, các loại đồng hồ đo điện và các thiết bị, phụ kiện kèm theo. Đồng thời, đơn yêu cầu kiểm tra đồng hồ điện cũng chính là căn cứ để cho bên cung cấp điện thực hiện việc kiểm tra.
Mục lục bài viết
1. Đơn yêu cầu kiểm tra đồng hồ điện là gì?
Đơn yêu cầu kiểm tra đồng hồ điện là mẫu đơn do cá nhân, tổ chức sử dụng điện sử dụng để đề nghị công ty cung cấp điện thực hiện việc kiểm tra đồng hồ điện trong trường hợp có căn cứ cho rằng đồng hồ điện đang hoạt động không đúng. Trong đơn yêu cầu kiểm tra đồng hồ điện phải nêu được những thông tin về cá nhân, tổ chức làm đơn nguyên nhân, lý do viết đơn và những yêu cầu về việc kiểm tra đồng hồ điện.
Đơn yêu cầu kiểm tra đồng hồ điện là văn bản chứa đựng những thông tin về cá nhân, tổ chức làm đơn nguyên nhân, lý do viết đơn và những yêu cầu về việc kiểm tra đồng hồ điện. Đồng thời, đơn yêu cầu kiểm tra đồng hồ điện cũng chính là căn cứ để cho bên cung cấp điện thực hiện việc kiểm tra theo đúng như yêu cầu của cá nhân, tổ chức.
2. Mẫu của đơn yêu cầu kiểm tra đồng hồ điện:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–o0o—–
Địa danh, ngày…. tháng…. năm…..
ĐƠN YÊU CẦU KIỂM TRA ĐỒNG HỒ ĐIỆN
(V/v: Kiểm tra đồng hồ điện của hộ gia đình……….)
– Căn cứ Luật điện lực năm 2004 được sửa đổi, bổ sung năm 2012;
– Căn cứ
Kính gửi: – Công ty Điện lực…(Doanh nghiệp bán điện)
– Ông:… – Giám đốc công ty
Thay mặt hộ gia đình Ông/Bà:…
Địa chỉ:….
Tên tôi là: Sinh năm:…
Chứng minh nhân dân số: do CA… cấp ngày…./…./……
Địa chỉ thường trú:
Địa chỉ cư trú hiện nay:
Số điện thoại liên hệ:
Là:………… (tư cách yêu cầu, ví dụ: chủ hộ, người đại diện theo….)
Tôi xin trình bày với Quý cơ quan sự việc sau:
(Trình bày về các sự kiện đã dẫn đến việc bạn làm đơn yêu cầu)
Căn cứ điểm… Khoản…. Điều…… Hợp đồng mua bán điện số……… giữa…………. và………..
(Hoặc:)
Căn cứ Khoản 1 Điều 46 Luật điện lực năm 2004 được sửa đổi, bổ sung năm 2012
“Điều 46. Quyền và nghĩa vụ của khách hàng sử dụng điện
1. Khách hàng sử dụng điện có các quyền sau đây:
a) Được lựa chọn bên bán điện trong thị trường bán lẻ điện cạnh tranh;
b) Được cung cấp đủ số lượng công suất, điện năng, bảo đảm chất lượng điện đã được thoả thuận trong hợp đồng;
c) Yêu cầu bên bán điện kịp thời khôi phục việc cấp điện sau khi mất điện;
d) Được cung cấp hoặc giới thiệu thông tin liên quan đến việc mua bán điện và hướng dẫn về an toàn điện;
đ) Được bồi thường thiệt hại do bên bán điện gây ra theo quy định của pháp luật;
e) Yêu cầu bên bán điện kiểm tra chất lượng dịch vụ điện, tính chính xác của thiết bị đo đếm điện, số tiền điện phải thanh toán;
g) Khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về điện lực của bên bán điện;
h) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
…”
Tôi nhận thấy, bản thân mình có quyền thay mặt tất cả các thành viên trong hộ gia đình…………… yêu cầu Quý công ty xem xét và tổ chức thực hiện việc kiểm tra đồng hồ đo điện của hộ gia đình………… Bởi, trong thời gian gần đây (hoặc nêu rõ từ thời gian nào),… (đưa ra căn cứ mà bạn sử dụng để chứng minh đồng hồ điện của gia đình đã đo không chính xác lượng điện của gia đình/ chứng minh có sự hỏng hóc).
Do đó, tôi làm đơn này để đề nghị Quý công ty giải quyết vấn đề này sớm để việc đo lượng điện tiêu thụ của gia đình…. được chính xác, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cả gia đình…… cùng Quý cơ quan.
Tôi xin cam đoan những thông tin trên là đúng và xin chịu mọi trách nhiệm về tính chính xác của những thông tin này.
Một lần nữa, kính mong Quý cơ quan tổ chức kiểm tra đồng hồ đo điện của hộ gia đình…….. sớm.
Xin trân trọng cảm ơn!
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết đơn yêu cầu kiểm tra đồng hồ điện:
Phần kính gửi của đơn yêu cầu kiểm tra đồng hồ điện thì người làm đơn sẽ điện tên của bên cung cấp điện.
Phần nội dung của đơn yêu cầu kiểm tra đồng hồ điện: yêu cầu người làm đơn cung cấp đầy đủ, chính xác và rõ ràng những thông tin cần thiết như tên, địa chỉ, số điện thoại,….Trình bày về các sự kiện đã dẫn đến việc tại sao làm đơn yêu cầu, đưa ra căn cứ mà bạn sử dụng để chứng minh đồng hồ điện của gia đình đã đo không chính xác lượng điện của gia đình/ chứng minh có sự hỏng hóc. Người làm đơn sẽ làm kết những thông tin trên là hoàn toàn đúng sự thật, nếu sai sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm.
Cuối đơn yêu cầu kiểm tra đồng hồ điện thì người làm đơn sẽ ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu.
4. Một số quy định về hoạt động điện lực:
Hoạt động điện lực là hoạt động của tổ chức, cá nhân trong các lĩnh vực quy hoạch, đầu tư phát triển điện lực, phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, điều độ hệ thống điện, điều hành giao dịch thị trường điện lực, bán buôn điện, bán lẻ điện, tư vấn chuyên ngành điện lực và những hoạt động khác có liên quan.
Các hành vi bị cấm trong hoạt động điện lực và sử dụng điện bao gồm:
+ Phá hoại các trang thiết bị điện, thiết bị đo đếm điện và công trình điện lực.
+ Hoạt động điện lực không có giấy phép theo quy định của Luật Điện lực 2004 sửa đổi bổ sung 2012
+ Đóng, cắt điện trái quy định của pháp luật.
+ Vi phạm các quy định về an toàn trong phát điện, truyền tải điện, phân phối điện và sử dụng điện.
+ Cản trở việc kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện.
+ Trộm cắp điện.
+ Sử dụng điện để bẫy, bắt động vật hoặc làm phương tiện bảo vệ, trừ trường hợp được quy định tại Điều 59 của Luật Điện lực 2004 sửa đổi bổ sung 2012.
+ Vi phạm các quy định về bảo vệ hành lang an toàn lưới điện, khoảng cách an toàn của đường dây và trạm điện.
+ Cung cấp thông tin không trung thực làm tổn hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoạt động điện lực và sử dụng điện.
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để gây sách nhiễu, phiền hà, thu lợi bất chính trong hoạt động điện lực và sử dụng điện.
+ Các hành vi khác vi phạm quy định của pháp luật về điện lực.
Đo đếm điện
+ Đơn vị phát điện, truyền tải điện, phân phối điện có trách nhiệm đầu tư và lắp đặt toàn bộ các thiết bị đo đếm điện và thiết bị phụ trợ cho việc đo đếm điện, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
+ Thiết bị đo đếm điện phải phù hợp với Tiêu chuẩn Việt Nam và được cơ quan quản lý nhà nước về đo lường kiểm chuẩn và niêm phong.
+ Công tơ phải được lắp đặt trong khu vực quản lý của bên mua điện, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Vị trí lắp đặt và việc lắp đặt công tơ phải bảo đảm an toàn, mỹ quan, thuận lợi cho bên mua điện kiểm tra chỉ số công tơ và bên bán điện ghi chỉ số công tơ.
+ Bên mua điện có trách nhiệm bảo vệ công tơ lắp đặt trong khu vực quản lý của mình và
Kiểm định thiết bị đo đếm điện
– Chỉ những tổ chức có thẩm quyền hoặc được ủy quyền theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước về đo lường mới được phép kiểm định thiết bị đo đếm điện.
– Bên bán điện có trách nhiệm tổ chức việc kiểm định thiết bị đo đếm điện theo đúng yêu cầu và thời hạn do cơ quan quản lý nhà nước về đo lường quy định.
– Khi có nghi ngờ thiết bị đo đếm điện không chính xác, bên mua điện có quyền yêu cầu bên bán điện kiểm tra; trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của bên mua điện, bên bán điện phải kiểm tra, sửa chữa hoặc thay thế xong. Trường hợp không đồng ý với kết quả kiểm tra, sửa chữa hoặc thay thế của bên bán điện, bên mua điện có quyền đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động điện lực và sử dụng điện tại địa phương tổ chức kiểm định độc lập. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của bên mua điện, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động điện lực và sử dụng điện tại địa phương có trách nhiệm tổ chức việc kiểm định.
– Chi phí cho việc kiểm định thiết bị đo đếm điện theo quy định tại khoản 3 Điều 25, Luật Điện lực 2004 sửa đổi bổ sung 2012 được thực hiện như sau:
+ Trường hợp tổ chức kiểm định độc lập xác định thiết bị đo đếm điện hoạt động theo đúng Tiêu chuẩn Việt Nam thì bên mua điện phải trả phí kiểm định;
+ Trường hợp tổ chức kiểm định độc lập xác định thiết bị đo đếm điện hoạt động không đúng Tiêu chuẩn Việt Nam thì bên bán điện phải trả phí kiểm định.
– Trường hợp tổ chức kiểm định độc lập xác định chỉ số đo đếm của thiết bị đo đếm điện vượt quá số lượng điện sử dụng thực tế thì bên bán điện phải hoàn trả khoản tiền thu thừa cho bên mua điện.