Trong trường hợp người lao động không có lỗi, người lao động hoàn toàn có quyền yêu cầu được xử lý chế độ tai nạn lao động. Để bảo đảm quyền trên thực tế, người lao động cần phải viết và gửi đơn yêu cầu được xử lý chế độ tai nạn lao động.
Mục lục bài viết
1. Đơn yêu cầu được xử lý chế độ tai nạn lao động là gì?
Đơn yêu cầu được xử lý chế độ tai nạn lao động là văn bản do cá nhân người lao động (người bị tai nạn lao động) hoặc cá nhân khác (người giám hộ) gửi tới người sử dụng lao động nhằm yêu cầu giải quyết các chế độ được hưởng theo quy định của pháp luật áp dụng đối với người bị tai nạn lao động.
Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
Chế độ tai nạn lao động là chế độ được áp dụng đối với người lao động về tiền hoặc tinh thần khi người lao động bị tai nạn lao động trong quá trình lao đồng.
Đơn yêu cầu được xử lý chế độ tai nạn lao động được dùng làm căn cứ để cá nhân bảo vệ quyền lợi của mình, là cơ sở để người sử dụng lao động nắm bắt được thông tin về tình trạng sức khỏe, xem xét đánh giá khách quan về lỗi, xác định trách nhiệm của bản thân trong việc cho người lao động hưởng các chế độ nhất định.
2. Mẫu đơn yêu cầu được xử lý chế độ tai nạn lao động mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–o0o—–
…………., ngày… tháng…. năm…..
ĐƠN YÊU CẦU ĐƯỢC XỬ LÝ CHẾ ĐỘ TAI NẠN LAO ĐỘNG
Căn cứ
Căn cứ
Căn cứ
Kính gửi: – Tổng giám đốc Công ty TNHH Cơ khí X
– Trưởng phòng Hành chính – nhân sự Công ty TNHH Cơ khí X
Tôi tên là: Nguyễn Văn A
Sinh ngày:………
CMND số: ……..… Cấp ngày: ……. Nơi cấp:………
HKTT: …………
Chỗ ở hiện tại:…………
Số điện thoại:…………
Chức vụ: Nhân viên cơ khí, hàn xì
Ngày 20 tháng 7 năm 2019, trong lúc đang làm việc, không may thanh thép ở máy hàn bị gãy đã bắn thẳng vào mắt tôi khiến mắt tôi bị thương rất nặng. Ngay sau đó, tôi đã được đồng nghiệp là anh Lê Quang Long( Chức vụ: Nhân viên cơ khí, hàn xì; Sinh năm:….; Địa chỉ:….; HKTT:…;Chỗ ở hiện tại:…..; Số điện thoại:…) đưa đến Bệnh viện Đa khoa Đống Đa để chữa trị kịp thời. Tiền viện phí, tiền điều trị, thuốc thang tổng cộng hết 50.000.000 đồng, tôi có đính kèm theo hóa đơn, sổ vào viện, hình ảnh,… cùng với đơn yêu cầu này. Tuy nhiên, sau 1 tháng điều trị tôi không nhận được bất kỳ khoản chi phí, hỗ trợ, đền bù nào từ phía Công ty. Dựa theo quy định tại Điều 38
“Điều 38. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động:
Người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:
1.Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;
2.Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau: a) Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế; b) Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa;”
Xét thấy yêu cầu của tôi là chính đáng và hợp pháp theo quy định của pháp luật. Tôi làm đơn này yêu cầu Tổng giám đốc Công ty TNHH Cơ khí X Trưởng phòng nhân sự Công ty TNHH Cơ khí X:
– Chi trả toàn bộ tiền viện phí và tiền thuốc điều trị chậm nhất trong vòng 15 ngày tới.
– Bồi thường khoản tiền hợp lý trong khoảng thời gian tôi phải điều trị trong bệnh viện.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Người làm đơn
(ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết đơn yêu cầu được xử lý chế độ tai nạn lao động chi tiết nhất:
Tùy thuộc vào sự kiện khách quan mà người lao động sẽ trình bày sự việc một cách chi tiết, cụ thể, chính xác, trên đây chỉ là mẫu đơn ví dụ, không áp đặt đối với mọi trường hợp. Về cơ bản, mẫu đơn này không mang tính chất bắt buộc về mặt pháp lý, nên không quá khắt khe và chặt chẽ về mặt hình thức cũng như nội dung, nhưng suy đến cùng, để một tờ đơn dễ dàng được chấp nhận thì ít nhất phải rõ ràng về hình thức, ngắn gọn có trọng tâm về nội dung, và đặc biệt phải đầy sức thuyết phục.
Tương tự như các đơn khác, đơn yêu cầu được xử lý chế độ tai nạn lao động phải đảm bảo về việc phải ghi địa danh, ngày tháng năm làm đơn, kính gửi (tên doanh nghiệp ký hợp động lao động), các thông tin cá nhân và ký cuối đơn.
4. Các vấn đề pháp lý về chế độ tai nạn lao động:
Chế độ tai nạn lao động gắn liền với quyền của người lao động và nghĩa cụ của người sử dụng lao động, căn cứ để xác định quyền và nghĩa vụ là
Người lao động làm việc theo
Được thực hiện chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; được người sử dụng lao động đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; được hưởng đầy đủ chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; được trả phí khám giám định thương tật, bệnh tật do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; được chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động và được trả phí khám giám định trong trường hợp kết quả khám giám định đủ điều kiện để điều chỉnh tăng mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
Yêu cầu người sử dụng lao động bố trí công việc phù hợp sau khi điều trị ổn định do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
Tại điều 7, quy định: Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
– Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;
– Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau:
+ Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;
+ Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa;
+ Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;
– Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;
– Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau:
+ Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
+ Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
– Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều này với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng;
– Giới thiệu để người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động theo quy định pháp luật;
– Thực hiện bồi thường, trợ cấp đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về mức suy giảm khả năng lao động hoặc kể từ ngày Đoàn điều tra tai nạn lao động công bố
– Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc;
– Lập hồ sơ hưởng chế độ về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Mục 3 Chương này;
– Tiền lương để làm cơ sở thực hiện các chế độ bồi thường, trợ cấp, tiền lương trả cho người lao động nghỉ việc do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này là tiền lương bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động.
Đây là hai cơ sở pháp lý quan trọng để người lao động bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, cũng là căn cứ đế gắn trách nhiệm đối với người sử dụng lao động- người quản lý và sử dụng trực tiếp nguồn nhân công.